Không chỉ nổi tiếng với “một điểm đến hai di sản”, Quảng Nam còn là mảnh đất chứa đựng biết nhiều điều thú vị, trong đó các làng nghề truyền thống có hàng trăm năm tuổi như làng đúc đồng Phước Kiều là một ví dụ.
Nằm giữa chặng hành trình nối liền hai Di sản văn hóa thế giới: đô thị cổ Hội An và di tích thánh địa Mỹ Sơn, làng Phước Kiều (xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) là làng đúc đồng truyền thống nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam đã hình thành cách đây khoảng 400 năm. Theo tư liệu gia phả của các tộc họ hiện còn lưu giữ, làng được thành lập từ buổi đầu - thời các chúa Nguyễn dựng nghiệp ở xứ Thuận - Quảng. Các vị tiền hiền của tộc Dương Ngọc và Nguyễn Bá đã truyền dạy nghề đúc cho bà con đồng tộc và lập ra làng đúc Phước Kiều cho tới nay.
Từ phố cổ Hội An, du khách đi đến thị trấn Vĩnh Điện, qua chợ Lai Nghi, quẹo trái trên con đường đất đỏ là đến địa phận xã Điện Phương, nơi có làng đúc đồng Phước Kiều nổi tiếng. Đến với làng đúc đồng Phước Kiều, ngoài việc mua sắm các vật dụng, hàng lưu niệm du khách còn có cơ hội được trực tiếp tham gia vào các công đoạn sản xuất của nghề đúc đồng và được xem các nghệ nhân biểu diễn các nhạc cụ cồng chiêng do chính họ làm ra. Từ những khuôn mẫu bằng đất sét và các kim loại có độ nóng chảy trên 10000C, người thợ Phước Kiều đã làm ra hàng loạt các sản phẩm phong phú về mẫu mã và họa tiết để phục vụ cho việc tế lễ, hội hè và cả sinh hoạt của cư dân trong vùng. Tiêu biểu là các nhạc khí như chuông, chiêng, kẻng, mỏ, phèng la, lư hương, lư trầm, chân đèn… đến các sản phẩm trong sinh hoạt hàng ngày như nồi, xoong chảo, mâm, chén, bát đủ loại. Trong đó có cả những mẫu binh khí cổ được thực hiện theo yêu cầu của khách hàng.
Không chỉ có trình độ mỹ thuật cao trong việc chế tác các công cụ bằng đồng, người thợ Phước Kiều còn có tài thẩm âm các nhạc khí được tạo ra. Mỗi nhạc cụ mang một thanh âm riêng, không thể nhầm lẫn. Dựa vào kinh nghiệm và sự nhạy bén của mình, nghề đúc đồng Phước Kiều đã trở thành một bí truyền để tạo nên những hợp âm riêng đáp ứng nhu cầu cao của khách hàng. Một trong những bí quyết đó là kỹ thuật pha hợp kim trong lúc nấu đồng ở một số nhiệt độ mà chỉ có những người trong làng mới được truyền nghề.
Để có được sản phẩm tốt (nhất là các loại nhạc khí) người thợ phải mất khá nhiều thời gian, công sức và sự tỉ mỉ để tạo khuôn. Khuôn được tạo bằng đất sét, qua nhiều công đoạn. Tuy không quá phức tạp, nhưng đòi hỏi sự khéo léo và khiếu thuẩm mỹ cao. Trước hết là khâu nhồi đất, làm bìa, giáp khuôn, thét khuôn, trổ điệu... Tùy vào đặc điểm của mỗi sản phẩm mà người thợ chọn làm khuôn sống (dùng một lần) hay khuôn bền (dùng nhiều lần). Trong nghề đúc truyền thống, làm nguội chính là công đoạn cuối, nhưng quyết định khá nhiều đến chất lượng của sản phẩm. Từ các sản phẩm thô ban đầu, người thợ sẽ tiến hành chỉnh âm theo ý muốn để tạo nên sản phẩm có sắc thái riêng mang thương hiệu Phước Kiều truyền thống.
Gắn liền với quá trình hình thành của vùng đất Quảng Nam, làng nghề đúc đồng Phước Kiều đã trở thành địa chỉ không thể thiếu trong hành trình khám phá vùng đất mệnh danh “điểm đến của hai di sản”. Chính vì sự đặc biệt về lịch sử và nghệ thuật của làng nghề do đó, vào tháng 10/2006 làng đúc đồng Phước Kiều đã được Tổng cục Du lịch chọn làm điểm tham quan của các Bộ trưởng Du lịch tham dự Hội nghị APEC 2006. Hiện nay, sản phẩm của làng nghề đúc đồng Phước Kiều đã phổ biến rộng khắp, không chỉ ở địa phường mà còn được đồng bào các dân tộc Trường Sơn – Tây Nguyên, đặc biệt là du khách quốc tế yêu thích.
Từ bản Tả Phìn đến thị trấn Sa Pa (Lào Cai) là đoạn đường đèo ngoạn mục với cảnh quan diễm lệ. Những thửa ruộng bậc thang xanh xanh với nào lúa nước, su su chạy dài ngút mắt bên dưới lũng sâu.
ừ thị trấn Kiên Lương (Kiên Giang) đi Mo So có một đoạn đường đầu tiên ở nước ta được đổ bê tông xi măng thay vì trải nhựa như thường thấy; rồi thích thú chứng kiến những ngọn núi đá vôi chập chùng chạy ngược bên khung cửa xe. Theo con đường nhựa nổi lên giữa những đồng nước chua phèn lưa thưa cây cỏ vàng hoe màu nắng, Mo So rồi cũng hiện ra trước mắt.
Ở trung tâm thành phố Cần Thơ có những ngôi chùa cổ ra đời hàng trăm năm trước, không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng mà còn chữa bệnh cứu người, tế độ chúng sinh. Hãy cùng chúng tôi ghé thăm chùa Hiệu Minh (Đàn Tiên Cái Khế) - một ngôi chùa như vậy.
Những ngày này, khi lúa, ngô đã “nằm yên” trong nhà, cũng là lúc đồng bào dân tộc thiểu số Chơro ở Đồng Nai tổ chức lễ hội Sayangva (ăn thần lúa).
Cây tre đã gắn bó với người Việt hàng ngàn đời nay. Tre là nguyên liệu được người Việt khai thác tối đa sự hữu dụng tưởng như vô hạn; từ những vật dụng gần gũi, thiết thân trong đời sống thường nhật cho đến khí cụ chiến đấu, bảo vệ quê hương. Hình ảnh lũy tre thanh bình, thơ mộng trong thi ca, trong bao chuyện tình lãng mạn và cả trong huyền sử Thánh Gióng.
Một nơi mà mảnh sành ken dày trên mặt đất và trong lòng đất, nên có tên là Gò Sành, nằm trên đất làng Ðông Phong, thôn Phụ Quang, xã Nhơn Hòa, huyện An Nhơn, Bình Ðịnh, cách thành phố Quy Nhơn 30 km về hướng tây bắc. Ðấy là xứ sở của gốm Chăm. Ngoài gốm Chăm ở Ninh Thuận, gốm Bàu Trúc, dân dã, không men, mịn màng một mầu đất nâu sẫm lấp lánh những hạt vàng li ti từ cát sa huỳnh, ít người biết đến một dòng gốm men sang trọng ở thành Ðồ Bàn xưa, nơi vương triều Vijaỵa tồn tại suốt năm thế kỷ từ XI đến XV.
Với người Việt cổ xưa, trò chơi này thường dành cho giới nữ, con nhà quý phái, xưa kia là các mỵ nương, con gái Lạc hầu, Lạc tướng. Đối với các dân tộc Mường, Tày, H’mông, Thái... ném còn là trò tín ngưỡng hấp dẫn nhất của trai gái trong dịp hội xuân.
Những ngôi nhà gỗ thấp thoáng, hoa đào nở trong sương khói mờ ảo, hình ảnh Tam Đảo do bạn đọc Nguyễn Tiến Thành ghi lại ngày 21/2.
Thuở nhỏ, mỗi lần đọc câu thơ “Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam/Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng” của Tố Hữu, tôi luôn cố gắng mường tượng về những địa danh, những loài hoa đặc trưng miền Tây Bắc, để rồi chỉ mong một ngày nào đó được đi giữa lòng Điện Biên, khám phá vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa này.
Chuyến tàu Super Dong khởi hành lúc 8 giờ từ Rạch Giá đưa chúng tôi ra đảo Phú Quốc sau chưa đầy 3 giờ đồng hồ. Gió nồng nhiệt hất tung mái tóc cô gái đất liền sảng khoái đứng ở boong tàu. Nắng cũng nồng nhiệt... bám lên làn da mặn mòi. Và người xứ đảo, sao mà nồng nhiệt.
Lễ hội đền Ghềnh hằng năm mở từ ngày mồng một tháng Tám âm lịch đến ngày mười hai là chính hội. Đền Ghềnh nằm ở sát bờ sông Hồng cách đầu cầu Long Biên chừng hơn cây số. Ai đi trẩy hội đền Ghềnh nhiều lần hay mới đi lần đầu đều nhận thấy rằng: Hội đền Ghềnh cũng là hội của bánh đa tráng.
Trong khi có nhiều làng nghề đang dần bị mai một bởi sự thay thế của những tiến bộ của công nghệ, thì nghề làm nồi đất ở huyện Hòn Đất - Kiên Giang lại là một ngoại lệ khá thú vị trong việc bảo tồn những giá trị truyền thống mang dấu ấn văn hóa vùng.
Khu du lịch Bà Nà nằm cách thành phố Đà Nẵng 48 km về hướng Tây, ở độ cao 1.487m so với mặt biển, khí hậu quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình từ 17 độ C - 20 độ C. Trên đỉnh núi địa hình bằng phẳng như một cao nguyên nhỏ. Con đường từ chân núi chạy lên đỉnh quanh co hơn 20km, len lỏi giữa cánh rừng đại ngàn đưa du khách đến trung tâm khu du lịch.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”