Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Làng nghề lu Hòa Lợi

Xã Hòa Lợi, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre vốn có phong trào làm thủy lợi tiêu biểu với mạng lưới chằng chịt những con kênh dẫn nước tưới tiêu cho hàng trăm héc ta ruộng đồng. Bây giờ Hòa Lợi còn có một nghề truyền thống khác, đó là nghề làm lu chứa nước. Tuy không mang lại giá trị kinh tế cao nhưng nghề làm lu cũng góp một phần rất lớn trong công cuộc cải thiện đời sống cho người dân quê biển vốn lam lũ, nghèo túng.

 

 

Đi dọc theo con đường làng quen thuộc dẫn vào ấp Quý Hòa, dưới cái nắng tháng 3 như đổ lửa nhưng trong lòng cảm thấy phấn khởi bởi sự đổi thay của làng quê. Quí Hòa vốn đìu hiu, heo hút của ngày nào bây giờ nhộn nhịp hẳn lên. Làng lu hình thành trên 46 năm qua và trải qua biết bao thăng trầm, giờ đã sôi động. Dường như mỗi nhà, mỗi người dân đều tham gia và làng nghề cũng không ngừng sáng tạo để duy trì, phát triển bền vững.

  

Hòa Lợi có 6 ấp, 1.957 hộ với 8.973 nhân khẩu, trong đó số nhân khẩu trong độ tuổi lao động là 5.433 người. Đa số người dân sống tập trung theo các tuyến đường liên ấp, các khu vực gần chợ. Phần đông đều sống bằng nghề nông và gắn liền với nghề truyền thống làm lu chứa nước. Hiện toàn xã có 175 hộ làm lu với 190 lao động, chủ yếu tập trung ở ấp Quý Hòa với quy mô sản xuất lớn. Hàng năm, làng nghề sản xuất từ 400-480 ngàn cái lu. Nguồn nguyên liệu chính là cát và xi-măng được mua từ tỉnh Trà Vinh. Sản xuất chỉ mang tính thủ công, khuôn gỗ kết hợp với đất dẻo để tạo thành một khuôn chính. Nhờ làm lu nên đời sống người dân ngày một nâng lên. Toàn xã có trên 80% hộ dân sử dụng điện, trong đó 100% hộ ở làng nghề có điện, rất tiện lợi cho phát triển sản xuất và nâng cao đời sống người dân. Nhiều hộ ban ngày đi ra đồng làm nông nghiệp, tối tranh thủ về nhà làm lu, góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình. Tổng doanh thu hàng năm của làng lu Hoà Lợi khoảng 10 tỷ đồng, lợi nhuận 5 tỷ đồng.

  

Theo ông Lê Văn Cưng, Chủ tịch UBND xã Hòa Lợi, trong các năm qua, xã được các cấp, các ngành quan tâm đầu tư vốn để tạo điều kiện cho làng nghề phát triển mạnh, tạo việc làm ổn định cho hàng trăm người dân. Do vậy, phần lớn nhân dân trong làng nghề đều gắn bó với nghề và mỗi năm đều có nâng cao tay nghề, kỹ thuật nên hiệu quả ngày càng cao. Tuy nhiên, làng nghề phát triển chưa ổn định lắm vì chưa tạo được nguồn cung ứng nguyên liệu ổn định, và đa số các hộ đều thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, chưa xây dựng được thương hiệu riêng cho làng nghề.

Quy trình sản xuất chỉ mang tính thủ công truyền thống nên chất lượng sản phẩm chưa cao, năng suất thấp. Buôn bán còn tự phát, nhỏ lẻ nên nguồn thu nhập chưa ổn định. Để làng nghề phát triển mạnh, cần tập trung kêu gọi đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, bưu chính. Mạnh dạn cải tiến quy trình sản xuất theo hướng hiện đại, bền vững. Tiến hành điều chỉnh, rà soát, xúc tiến xây dựng chương trình, dự án có tính khả thi cao. Có kế hoạch đổi mới sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để cạnh tranh. Thực hiện có hiệu quả chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư. Vấn đề hiện nay cần đặc biệt quan tâm là vốn xây dựng và phát triển làng nghề, vốn sản xuất, phát triển hệ thống giao thông nông thôn.

 

(Nguồn: báo Bến Tre)

  • Sa Pa diễm lệ
  • Mo So kỳ ảo
  • Đàn Tiên Cái Khế - di tích đạo tu tiên xưa ở Cần Thơ
  • Lễ hội Sayangva của người Chơro gắn kết cộng đồng
  • Một điểm du ngoạn cần cho giới trẻ
  • Món ăn ngày Tết của người Huế
  • Quà rong giữa chợ
  • Những làng nghề bên phá Tam Giang
  • Rượu mận - hy vọng mới cho vùng mận Sơn La
  • Mâm cỗ cúng ngày Táo quân
  • Chạm bạc Đồng Xâm
  • Những làng nghề "giữa phố"
  • Món ăn ngày Tết - không chỉ để... ăn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com