Người Chăm Nam bộ ở An Giang sống tập trung tại các huyện An Phú, Tân Châu và Phú Tân, có tháng Thánh lễ rất thiêng liêng, gọi Ramadan hay tháng ăn chay mà thực ra là nhịn ăn ban ngày diễn ra từ ngày 1 đến 30-9 theo lịch Hồi giáo.
Với lịch sử 1.000 năm, trải qua bao sóng gió, thăng trầm, nghề khảm trai Chuôn Ngọ được người dân xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đời này qua đời khác, tiếp tục lưu truyền và phát triển, tạo nên sức sống bền bỉ cho cho một làng nghề cổ.
Tọa lạc tại địa chỉ 58, Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Hà Nội (nằm ở phía
Đường vào Lung Ngọc Hoàng rợp bóng cây, chỉ đây đó có một vài ngôi nhà đơn sơ. Ngay với cả người dân Hậu Giang, cái tên khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng có lẽ chưa phải là thân thuộc, bởi dự án khai thác du lịch sinh thái ở đây vẫn còn là một cánh cửa mở.
Là một xã đảo khó khăn cận kề Hội An với một đơn vị hành chính là xã đảo Tân Hiệp có hơn 3.000 dân thuộc 600 hộ, phần lớn làm nghề đánh cá và buôn bán nhỏ, tập trung ở khu vực Bãi Làng thuộc đảo Hòn La.
Qua ngã ba Dầu Giây, theo Quốc lộ 20, lên đỉnh đèo Prenn, trước khi vào Đà Lạt, rẽ trái, băng qua những rừng thông ngút ngàn, du khách sẽ bắt gặp một hồ nước mênh mông, xanh biếc, đầy vẻ quyến rũ - đó là hồ Tuyền Lâm. Nơi gặp gỡ giữa sông, suối, cây rừng và du khách muốn tìm những phút giây thư giãn, một chút tịnh tâm giữa ồn ào phố thị.
Vườn du lịch Mỹ Khánh – một trong những vườn du lịch nổi tiếng ở Cần Thơ nói riêng và ở vùng miệt vườn Nam Bộ nói chung. Nằm trên lộ Vòng cung của ấp Mỹ Ái, đồng thời sát bên sông Cần Thơ, bởi vậy để đến vườn Mỹ Khánh, du khách có 2 lựa chọn đó là đi xe theo đường bộ và xuôi thuyền theo đường sông.
Nhà rông được xây dựng rất lớn, bề thế, được trang trí đẹp là nơi gặp gỡ bàn bạc của các đại diện gia đình (là đàn ông) với già làng để giải quyết những công việc liên quan đến mọi thành viên trong buôn làng, là nơi tổ chức các lễ (lễ đâm trâu, lễ sửa nguồn nước, lễ bỏ mả, lễ chiến thắng…).
Người dân Gia Lai vẫn quen gọi với cái tên “Đèo cổng trời”, quãng đường đèo không dài nhưng độ dốc đứng tạo cho ta cảm giác như lên với trời xanh, có lẽ vì đặc điểm này mà nó thích hợp với tên gọi đó. Nếu ai từng lên phố núi Pleiku theo quốc lộ 19 và lại vào 2 mùa mưa-nắng rất đặc trưng của Cao nguyên này chắc hẳn sẽ không ngỡ ngàng trước 2 vẻ đẹp rất riêng, rất nên thơ của phong cảnh nơi đây. Nếu bạn đến vào mùa nắng sẽ như lạc vào rừng cúc quỳ vàng rực rỡ dọc theo đoạn đường lên đến đỉnh trời, và nếu là mùa mưa bạn càng không khõi ngỡ ngàng trước làn sóng nhấp nhô của cỏ tranh đuổi nhau trên sườn núi. Cảnh quan của “Đèo cổng trời” vừa hùng vĩ vừa nên thơ đã để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng du khách.
Cuộc khởi nghĩa nông dân vĩ đại do anh em nhà họ Nguyễn lãnh đạo bùng nổ năm 1771. Vùng núi rừng An Khê, Kbang của Gia Lai trở thành căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa. Chính từ căn cứ Tây Sơn Thượng đạo này, đại quân của cuộc khởi nghĩa đã tràn xuống đồng bằng cùng nhân dân cả nước làm nên chiến thắng Đống Đa lẫy lừng, quét sạch 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh, giành lại độc lập cho tổ quốc. Đây là một trong những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử truyền thống đấu tranh yêu nước của nhân dân các dân tộc Gia Lai.
Rất nhiều nẻo đường du lịch mở ra cho du khách khi đến một địa chỉ nào đó trong kế hoạch. Dù là du lịch theo kiểu “ta-balô” hay mua tour của các công ty du lịch, du khách đến Gia Lai đều “phải lòng” mảnh đất này.
Chỉ mất khoảng một tiếng đồng hồ để đi tàu cao tốc từ cảng Sa Kỳ, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi ra đảo Lý Sơn. Đảo nằm cách đất liền chỉ khoảng 15 hải lý (gần 28 ki lô mét), chưa bằng khoảng cách đường bộ Sài Gòn - Biên Hòa, nhưng với người không quen đi biển vẫn có cảm giác thật xa, trong khi dân Lý Sơn, với những con thuyền gỗ mong manh, vượt khoảng cách gấp mười lần để ra khơi đánh cá.
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com