Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nghề dệt chiếu làng Hới

Câu ca: “Ăn cơm hom, nằm giường hòm, đắp chiếu Hới” cho thấy chiếc chiếu làng Hới thân thuộc như thế nào trong đời sống nhân dân. Sở dĩ có tên là chiếu Hới vì ngày xưa những chiếc chiếu như thế đã được dệt ở làng Hới (nay thuộc xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà). Ngày nay nghề dệt chiếu của làng Hới đã phát triển vượt ra khỏi làng, song những chiếc chiếu vẫn được gọi là chiếu Hới.

Câu ca, Ăn cơm hom, nằm giường hòm, đắp chiếu Hới cho thấy chiếc chiếu làng Hới thân thuộc như thế nào trong đời sống nhân dân. Sở dĩ có tên là chiếu Hới vì ngày xưa những chiếc chiếu như thế đã được dệt ở làng Hới (nay thuộc xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà). Ngày nay nghề dệt chiếu của làng Hới đã phát triển vượt ra khỏi làng, song những chiếc chiếu vẫn được gọi là chiếu Hới.

  

Nghề dệt chiếu ở Hưng Hà đã có từ lâu đời. Sách Danh nhân Thái Bình viết: Nghiên cứu về sự phát triển của kỹ thuật dệt chiếu ở Hải Triều (tức Tân Lễ - Hưng Hà ngày nay), thấy có 2 giai đoạn: giai đoạn 1, bàn dệt đứng, không có ngựa đỡ sợi. Từ giai đoạn 2 chiếu dệt ra đẹp hơn, sợi đan đều hơn, và dĩ nhiên sản phẩm càng được ưa chuộng hơn. Công lao cải tiến này, theo tài liệu văn hóa dân gian, thuộc về Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ. Phạm Đôn Lễ, trong một lần đi sứ Trung Quốc, ông đã tìm hiểu và học được một số bí quyết của nghề đan chiếu ở Quảng Tây Trung Quốc, rồi khi về ông mang dạy lại cho dân làng. Như vậy, dòng họ Phạm từ thế kỷ 10-11 đã có công truyền bá nghề dệt chiếu lại được cải tiến do chính ông Trạng nguyên họ Phạm. Kỹ thuật dệt chiếu từ đó về cơ bản còn được lưu truyền đến ngày nay, tạo nên một truyền thống kỹ thuật của thủ công nghiệp chiếu cổ truyền Bắc Việt.

 Chiếu Hới có nhiều loại khác nhau: cải, đậu, đót, trơn, kẻ dọc màu, ít hoa, cạp điều, sợi xe,,,, với các kích thước khác nhau. Chiếu mới có màu trắng ngà, ưa nhìn, mùi thơm dễ chịu của cói đồng. Chiếu dùng lâu ngả sang màu vàng, trơn nhẵn, độ mềm vừa phải, dễ giặt, thoáng sạch, thoát nước nhanh, phơi mau khô.
  

Nguyên liệu dệt chiếu là cói và sợi đay. Cói và đay là 2 loại cây được trồng rất thích hợp ở các triền sông, bãi bồi nhiều phù sa. Sau khi thu hoạch, các loại cây này được chế biến qua nhiều công đoạn đòi hỏi sự khéo léo, kiên trì, tỉ mỉ để thành nguyên liệu dệt chiếu. Tùy theo những loại chiếu cần dệt mà nguyên liệu được nhuộm màu theo những yêu cầu khác nhau. Thợ chiếu làng Hới thường dệt cải chữ thọ, bông hoa, chân dung, chữ lồng hoặc họa in hay vẽ. Đây cũng chính là phương pháp dệt chiếu khó nhất đòi hỏi phải có những bí quyết, sáng tạo kỹ thuật và cần có kinh nghiệm.

 
 So với chiếu ở các nơi khác, chiếu Hới có kỹ thuật cải điêu luyện. Những hình hài tạo ra đa dạng và sinh động, nhiều nơi chưa làm được. Hơn nữa, biên chiếu bền, đẹp cũng làm tăng thêm giá trị của chiếc chiếu Hới. Từ lâu dân ở đây truyền ngôn: Mua chiếu xem biên, người hiền xem mặt có lẽ là vậy.
 
 Vượt qua chế độ thuế khóa, những cuộc chiến tranh tàn khốc của các triều đại phong kiến, mặc dù có lúc thăng lúc trầm, nhưng nhìn toàn cục, nghề dệt chiếu ở Hưng Hà ngày nay vẫn tồn tại và phát triển. Các cô gái làng Hới vẫn cùng những cuốn chiếu xuôi ngược sông Luộc lên kinh đô, về phố Hiến.
 

 

(Nguồn: Báo Thái Bình)

  • Sa Pa diễm lệ
  • Mo So kỳ ảo
  • Đàn Tiên Cái Khế - di tích đạo tu tiên xưa ở Cần Thơ
  • Lễ hội Sayangva của người Chơro gắn kết cộng đồng
  • Một điểm du ngoạn cần cho giới trẻ
  • Sen Tây Hồ - một góc quyến rũ Hà Nội
  • Tiệc Tết của người Bắc Mỹ
  • Dấu ấn văn hóa Sa Huỳnh
  • Quà bánh trong ẩm thực Việt Nam
  • Làng nghề lu Hòa Lợi
  • Món ăn ngày Tết của người Huế
  • Quà rong giữa chợ
  • Những làng nghề bên phá Tam Giang
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com