Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nghề làm đầu Lân, Sư ở Hà Thành

Bên cạnh những mẫu Lân sư truyền thống của Bắc Bộ, để đa dạng hóa sản phẩm các hộ sản xuất tại Hà Nội còn nhập đầu Lân, Sư tử từ Trung Quốc. Ngoài ra một số kiểu Lân từ miền Trung, miền Nam cũng được nhập về bán

Nhiều năm trở lại đây ở Hà Nội, việc múa Lân Sư vào dịp Trung Thu, Lễ, Tết diễn ra nhiều hơn, ngay cả tại các buổi lễ khai trương, động thổ… cũng được các đội múa lân đến góp vui. Nhu cầu mua đầu tăng cao, tuy vậy việc sản xuất ra những chiếc đầu Lân, Sư vẫn chưa nhiều.

Hiện phố Hàng Mã (Hà Nội) còn duy nhất 2 gia đình làm đầu Lân, Sư tử và Rồng đó là gia đình ông Doãn Đại và ông Quang. Hiện ông Doãn Đại đã già yếu nên người con trai của ông là anh Hải kế tục công việc của cha, anh Hải còn mở rộng sản xuất tại xưởng riêng của mình tại phố Thụy Khê. Ông Quang vẫn duy trì làm đầu Lân, Sư tử một mình, các con ông không ai theo nghề này.

Bên cạnh những mẫu Lân sư truyền thống của Bắc Bộ, để đa dạng hóa sản phẩm, 2 gia đình này còn nhập đầu Lân, Sư tử từ Trung Quốc. Ngoài ra, một số kiểu Lân từ miền Trung, miền Nam cũng được nhập về bán.

Nhiều vật liệu mới cũng đã được thay thế vật liệu truyền thống để phù hợp với thời hiện đại. Ví như lông thỏ trang trí được thay thế bằng lông cừu nhân tạo nhập từ Trung Quốc, giấy bồi được thay thế bằng vải kim sa, mắt Lân lên cũng được đặt làm có con ngươi bằng nhựa bên trong khi múa con ngươi cũng chạy theo nên nhìn rât có hồn…

Theo anh Hải, nhu cầu mua đầu Lân, Sư tử, Rồng ngày càng lớn, do vậy nếu không thay đổi vật liệu và phương pháp làm thì sẽ không kịp tiến độ cung cấp ra thị trường. Anh kể “ngày xưa nếu bồi bằng tay thì phải theo dõi thời tiết, nếu trời mua thì chả làm được, vào tiết thu trời mát mẻ bồi đến đâu khô đến đấy. Nay cải tiến bọc bằng vải nên rất nhanh.

Ngoài ra một số khâu như làm khung, bồi, thêu hoa tiết… cũng được giao cho các làng nghề gia công để giảm giá thành và giảm thời gian hoàn thành sản phẩm”. Với cách làm kiểu mới này thì thu nhập của người làm đầu lân sư cùng được tăng cao, bên cạnh đó cũng tạo thêm công việc cho các làng nghề gia công.

Ông Quang một người chuyên làm đầu Lân, Sư lâu năm ở Phố Hàng Mã

Đầu Rồng bên cạnh đầu Lân

Đầu Sư tử cỡ lớn đang được hoàn thiện

Đầu Lân cho các em bé

Mặt nạ ông Địa đi luôn đi kèm với đầu lân

Mẫu mã đa dạng

Anh Hải con trai của Nghệ nhân Doãn Đại ở phố hàng Mã

 

Trổ tài múa Lân đêm rằm Trung thu

 Múa Lân, Sư - một tiết mục không thể thiếu trong đêm rằm Trung thu

(Theo Lê Bích // VOV)

  • Sa Pa diễm lệ
  • Mo So kỳ ảo
  • Đàn Tiên Cái Khế - di tích đạo tu tiên xưa ở Cần Thơ
  • Lễ hội Sayangva của người Chơro gắn kết cộng đồng
  • Một điểm du ngoạn cần cho giới trẻ
  • Phát lộ tháp cổ dưới nền chùa Phật Tích
  • Lạ kỳ vùng đất len trâu Kỳ 1: Nụ cười trên “đồng chó ngáp”
  • Sa Pa lộng lẫy đêm hội hoa đăng
  • Chợ phiên Hà Giang
  • Ngắm hoa gạo nở
  • Đám ruộng hình trái tim trên dãy Tây Côn Lĩnh
  • Chùm ảnh "Khám phá cực Đông của Tổ quốc mình"
  • Phố Hoài sống lại thời vang bóng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com