Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tích trò dân gian trong những ngày hội ở Hải Dương

Tích trò dân gian trong những ngày hội có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Từ những tích trò đó, cha ông ta đã nâng lên thành các bộ môn nghệ thuật truyền thống.

Ở Hải Dương, có những tích trò đã  trở thành phổ biến trong các lễ hội như : hát chèo, hát quan họ, đấu vật, kéo co, chọi gà...; có những trò vui chỉ có ở từng hội, như: đánh thó ở hội Cối Xuyên (Gia Lộc), thi quăng chài ở hội Từ Xá( Thanh Miện), thi mâm ngũ quả ở Chùa Minh Khánh(Thanh Hà)...Dưới đây là những trò vui thường thấy trong những ngày hội ở Hải Dương.

Chèo nguyên thuỷ không có sân khấu, người ta giải chiếu ra sân rồi biểu diễn
1-Hát chèo hay còn gọi là chèo sân đình. Nói sân đình là nói tính phổ biến, trong thực tế người ta ta có thể biểu diễn ở sân chùa, sân đền...Chèo nguyên thuỷ không có sân khấu, người ta giải chiếu ra sân rồi biểu diễn, người xem có thể đứng, ngồi xung quanh. Xưa gọi là đi xem hát, vì vừa nghe hát vừa xem biểu diễn, tức là nghe và nhìn. Các tích chèo sân đình hầu hết là tích cổ điển, như: Phạm Tải Ngọc Hoa, Trống Trân Cúc Hoa, Trương Viên, Tấm Cám, Nhị Độ Mai, Lưu Bình Dương Lễ...Khi diễn ở địa phương nào, người ta lại sáng tác một vài đoạn, lấy từ sự tích địa phương vào phần giáo đầu để được lòng chủ và cũng vui lòng khách.

2-Hát catrù hay còn gọi là hát cô đầu, khi biểu diễn chỉ có một cô đào vừa gõ sênh vừa  hát  một làn điệu gọi là ca trù và một nhạc công đánh đàn tam, một người kéo nhị hoặc hồ, bên ngoài có một người cầm chầu, tức là người đánh trống chầu giữ nhịp, hết một câu lại gõ tom, chát. Người đánh trống chầu thường là các vị chức dịch trong các làng xã. Những cô đào tài hoa có thể vừa kéo nhị, vừa gõ sênh vừa hát, không cần nhạc công.

Khi hát người ta chia làm hai phe, nam một bên, nữ một bên, mỗi phe 5-10 người
3- Hát đúm
hình thành do những người đi cấy, đi cày, làm cỏ đồng, những cô cắt cỏ bên sông với những anh lái đò dọc, rồi trở thành trò vui trong các ngày hội làng mùa xuân, mùa thu. Ví dụ:

Lời anh lái đò dọc:

            Hỡi cô cắt cỏ bên sông
            Có muốn lấy chồng thì xuống với anh.

Lời cô cắt cỏ:

            Anh ơi ghé mũi lại đây
            Để em xắn váy bước vào mũi anh.

Ngày nay người ta còn ghi được một số câu hát đúm, lời thơ mộc mạc, chất phác nhưng cũng rất ý nhị, sâu sắc, để từ đó ra đời những câu ca dao bất hủ cùng năm tháng. Quá trình hát đối đáp, người ta có thể lấy các tích trong truyện cổ, truyện nôm, ca dao, rồi sáng tác một vài câu cho phù hợp với hoàn cảnh và tình cảm của từng người, từng bên. Khi hát người ta chia làm hai phe, nam một bên, nữ một bên, mỗi phe 5-10 người, kể cả người xui hát, đứng cách xa nhau chừng 20-30m như ở hai bên sân đình, hồ đình hoặc hai bên bờ sông hẹp để có một khoảng cách cần thiết, nhưng cũng không xa quá để khi hát có thể nghe rõ, nếu ban ngày có thể nhìn rõ mặt nhau. Khi hát con trai thường hát trước.

Khi hát, người ta lấy một đoạn tre dài khoảng 40cm, đánh lên đoạn dây trên mặt mâm, theo nhịp hát, tạo ra một âm thanh trầm ấm đặc biệt.
4-Hát trống Quân là một cách hát theo nhịp một loại trống đặc biệt, lời theo thể thơ lục bát. Theo truyền thuyết hát trống quân có từ thời Hai Bà Trưng và tồn tại đến nay. Trống được tạo ra trên một mảnh đất bằng phẳng, người ta đào một cái hố sâu rộng chừng 50cm, kiểu hàm ếch, trên đặt một mâm gỗ, tương tự như một mặt trống; đóng một cọc cách hố chừng 15m, chăng một dây thừng qua mặt mâm đến đầu cọc. Khi hát, người ta lấy một đoạn tre dài khoảng 40cm, đánh lên đoạn dây trên mặt mâm, theo nhịp hát, tạo ra một âm thanh trầm ấm đặc biệt. Có thể thay mâm gỗ và dây thừng bằng mâm thau và dây thép nhưng âm thanh không trầm ấm như mâm gỗ, thứ âm thanh gợi nhớ về một quá khứ xa xăm của dân tộc. Hát trống quân cũng như hát đúm, chia làm nhiều nhóm, nhiều lứa tuổi khác nhau; nam một bên, nữ một bên; người ta thường đứng cách nhau 20-30m, thường hát hai bên hồ hay bên sông, hát trống quân thường diễn ra vào mùa thu, giữa tuần trăng sáng, từ chập tối đến nửa đêm.

5-Múa rối nước là một loại hình múa rối, sân khấu đặt trên mặt nước, người ta điều khiến con rối ngầm dưới nước, tạo nên sự bất ngờ và sinh động, đây là một loại hình nghệ thuật độc đáo của Việt Nam. Hải Dương có hai phường trò rối nước nổi tiếng là Bồ Dương(Ninh Giang) và An Liệt( Thanh Hà).

Ai di hết cầu, giật được lá cờ thì thắng cuộc.
6-Đi cầu kiều hay còn gọi là cầu thùm. Người ta chọn một cấy tre dài và thẳng, đặt gốc ở bờ, cách mặt nước chừng một mét; đóng hai cọc ở ao hay hồ cách bờ 6-7 mét, buộc dây vào ngọn tre ở tư thế thăng bằng, trên cọc có một cờ nhỏ. Ai di hết cầu, giật được lá cờ thì thắng cuộc. Nhiều người chỉ đi được một đoạn cầu đã rơi xuống nước, cùng vì thế mà gọi là cầu thùm. Trò vui đi cầu thùm nay vẫn còn nhưng không phổ biến như xưa.

Thuyền bơi trải có thể đan bằng tre hoặc đóng bằng gỗ, kiểu thon dài, mũi nhọn
7-Bơi trải
là trò vui khá phổ biến ở vùng sông nước Hải Dương, bắt nguồn từ truyền thống thuỷ chiến xa xưa. ở đền Quát(Gia Lộc) và Chùa Hào Xá( Thanh Hà) bơi trải không chỉ là một trò vui mà như một nghi thức tế thành hoàng. Thuyền bơi trải có thể đan bằng tre hoặc đóng bằng gỗ, kiểu thon dài, mũi nhọn, lướt sóng nhẹ nhàng, dài 8-9m, mỗi thuyền có từ 14-18 người, trong đó có một người cầm lái, một người gõ mõ cầm nhịp, mặc áo dài, thắt lưng đỏ, còn lại là những tay chèo, đóng khố, cởi trần. Khi thi người ta có thể cho từ 3-6 trải bơi cùng một lúc, nếu nhiều hơn phải chia làm nhiều đội đấu loại trước khi vào chung kết.

Quân cờ đóng bằng nam nữ chưa vợ, chưa chồng. Nam một bên, nữ một bên.Đóng tướng, sĩ phải là người có nhan sắc
8-Cờ người cũng là cờ tướng, bắt nguồn từ Trung Quốc, chỉ khác cờ tướng ở chỗ, quân cờ đóng bằng nam nữ chưa vợ, chưa chồng. Nam một bên, nữ một bên. Đóng tướng, sĩ phải là người có nhan sắc. Tướng trang phục như võ tướng, có hai lá cờ đuôi nheo cắm sau lưng rất oai vệ; sĩ đóng vai quan văn, đội mũ cánh chuồn chững chạc. Quân bên nữ mạc áo dài đỏ, chít khăn, thắt lưng xanh, đi hài thêu, môi son, má phấn. Nam mặc áo dài trắng, áo the ngoài, thắt lưng, chít khăn khác mầu bên nữ. Tướng ngồi ghế tựa, quân ngồi ghế đẩu; mỗi người cầm một biển gỗ, sơn son thiếp vàng, viết tên quân cờ hai mặt, có cán chừng một mét. Khi vào chơi cờ các đấu thủ phải qua khảo trịch. Khi đánh, hai đấu thủ vẫn đi trên bàn cờ thông thường; đi quân nào, có thừa sai phất cờ, dóng trống để quân đi đúng vị trí. Quân bị triệt, phải ra ngoài. Như vậy, người đi xem không chỉ xem đánh cờ mà còn được xem những người đóng quân cờ.

9-Cờ Bỏi cũng là một hình thức đánh cờ người, nhưng quân không phải bằng người mà chỉ bằng những thẻ gỗ sơn son thiếp vàng, có cán dài chừng 1m, viết tên quân cờ hai mặt, cắm vào các ô đã định sẵm trên sân. Người đánh phải tự nhấc quân mà đi, trước khi đi phải có hiệu lệnh bằng trống bỏi. Cờ bỏi là một hình thức mở rộng bàn cờ để nhiều người được xem trong ngày hội.

10-Tổ tôm điếm cũng như tổ tôm thường, chỉ khác là mỗi người đánh ngồi một điếm, 5 người ngồi ở 5 điếm cách nhau vài ba mét, trên một đường tròn, tuỳ theo sân rộng hay hẹp mà đặt các điếm cho phù hợp với không gian. Mỗi điếm có một giá cắm bài. Giữa sân có một điếm để chia bài, có giá để bài nọc. Nhưng nơi có điều kiện có thể che rạp cả sân để tránh mưa năng. Đánh bài có trống và thanh la làm hiệu, có người chạy bài giữa các điếm. Khi ăn bài hoặc dậy khàn, dậy thiên khai, hoặc ù đều có hiệu trống riêng, ví dụ: Ăn bài thì đánh một tiếng trống, phỗng thì đánh hai tiếng, dậy thiên khai đánh 4 tiếng, ù thì đánh liền một hồi, không ăn thì đánh một tiếng thanh la, khi còn lưỡng lự, suy nghĩ thì đánh một tiếng tùng, một tiếng cắc. Đánh sai hiệu lệnh thì không những không được ăn mà còn bị phạt.

Trên cọc đặt một cái nia, giữa nia để một cái đĩa cỡ 12cm. Người chơi gọi là con, người đứng ra tổ chức gọi là cái.
11-Đáo đĩa là trò chơi thu hút nhiều người trong ngày hội. Khi đánh người ta cắm ba bốn cộ tre xuống hồ, ao hay sông cách bờ ba bốn mét, cũng có khi đặt trên sân. Trên cọc đặt một cái nia, giữa nia để một cái đĩa cỡ 12cm. Người chơi gọi là con, người đứng ra tổ chức gọi là cái. Người chơi cầm đồng xu cả vào đĩa, đồng xu nằm trong đĩa thì được thường gấp bao nhiêu lần tuỳ quy ước của cái, khoảng cách xa hay gần, đồng nào bật ra ngoài nia thì cái thu, đồng nào  văng ra ngoài nia thì người chơi được nhận lại.

12-Đánh mãng. Nếu đánh đáo là trò chơi của con trai thì đánh mãng chủ yếu của con gái. Trò này phổ biến ở phía bắc Thanh Hà. Khi đánh các em vạch hai vạch thẳng trên sân phẳng, cách nhau khoảng 4m, vạch trên đặt đứng hai nửa viên gạch lục theo đường vạch, cách nhau chừng 1,5m. Mỗi lần có hai người chơi, mỗi người phải tự ghè một viên mãng bằng mảnh ngói mũi, đường kính khoảng 7cm. Khi chơi hai người đứng ở dưới vạch dưới. Động tác thứ nhất, cả hòn mãng vào hòn gạch, nếu đúng là được. Động tác thứ hai, đứng một chân, chân còn lại co lên, đặt hòn mãng trên đầu gối, nhấy lên 3 bước, tay hất hòn mãng xuống gòn gạch, nếu đúng là được. Động tác thứ ba, quặp hòn mãng vào khe ngón chân cái, ngẩy ba bước, văng vào hòn gạch, nếu trúng là được. đây chỉ là một trò chơi trong những ngày hội, chưa thấy ai lấy tiền của nhau nhưng được các cháu gái hướng ứng nhiệt liệt.

Ngoài những tích trò trên, trong nhừng ngày hội tuỳ tập quán từng nơi  ở Hải Dương còn có các trò: Vật cầu, đá cầu, đánh phết, xông hệ, bịt mắt đập niêu, bịt mắt bắt dê, bắt vịt dưới nước, leo cột mỡ, đấu vật, kéo co, nấu cơm thi, thi quăng chài, thi mâm ngũ quả... Những tích trò này góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần cho người dân.

(Theo BaoHaiDuong)

  • Sa Pa diễm lệ
  • Mo So kỳ ảo
  • Đàn Tiên Cái Khế - di tích đạo tu tiên xưa ở Cần Thơ
  • Lễ hội Sayangva của người Chơro gắn kết cộng đồng
  • Một điểm du ngoạn cần cho giới trẻ
  • Thánh địa Mỹ Sơn - Những bí ẩn cần khám phá
  • Nền văn hóa Óc Eo: Kỳ bí còn dưới lòng đất
  • Chùa Dâu và sự tích bụt mọc
  • Tục cưới của người Sán Chí
  • Hồ Ba Bể : “hòn ngọc” xanh giữa vùng núi rừng Tây Bắc
  • “Ta ba lô” cao nguyên
  • Du lịch Lạng Sơn: Cần tháo gỡ nhiều "trăn trở"
  • Đảo ngọc Phú Quốc - Điểm đến hấp dẫn du khách
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com