Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tinh thần của lễ hội

Du xuân, lễ hội cũng phải dựa trên thu nhập đến một mức độ nhất định – đối với cả nước là “chiếc bánh GDP” có độ lớn nhất định.

Nhiều lễ hội tại Việt Nam phản ánh những nét đẹp văn hoá truyền thống, ngợi ca lao động, nâng cao đời sống tinh thần, có tác dụng tích cực.

Trong dân gian từ rất lâu rồi đã lưu truyền câu ca “Tháng giêng là tháng ăn chơi”. Câu ca này có lẽ xuất phát từ chỗ Việt Nam là nước thuần nông, độc canh cây lúa, gần như không có công nghiệp, nghề phụ, dịch vụ gì, nên trong thời gian nông nhàn, không biết làm chi, nên du xuân, hội hè; mà “nhàn cư vi bất thiện”, nên tệ nạn “cờ bạc” cũng phát sinh theo.

Nó cũng xuất phát từ chỗ nông thôn chiếm trên dưới 90% tổng dân số cả nước, sau một năm lam lũ hai sương một nắng, bán mặt cho đất, bán lưng cho giời, cũng tranh thủ lúc nông nhàn để “ăn chơi”, “cờ bạc”, “hội hè” cho bớt phần vất vả...

Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, có ba yếu tố làm cho việc “ăn chơi, cờ bạc, hội hè” gia tăng và có những biến tướng mới.

Một yếu tố quan trọng là một bộ phận lớn người dân đã có “bát ăn bát để”, thậm chí có một bộ phận còn “rủng rỉnh” tiền nong, “phú quý sinh lễ nghĩa”, làm cho việc “ăn chơi, cờ bạc, hồi hè” được nâng lên cả ở tầm cao và cả ở bề rộng.

Một yếu tố khác là lễ hội đã được không ít tổ chức, cá nhân “thị trường hoá”, biến thành nơi kinh doanh; một số người còn lợi dụng chặt chém vô tội vạ, đổi tiền lẻ với mức chênh lệch tới 20-30%, cờ bạc, bói toán, mê tín dị đoan.

Có yếu tố do việc tổ chức, quản lý ở nơi này, nơi khác bị buông lỏng... Thực trạng của việc tổ chức và quản lý lễ hội ở nước ta đã được Thủ tướng Chính phủ nêu trong Công điện số 162/CĐ-TTg ngày 9/2/2011: “Thời gian gần đây, việc tổ chức lễ hội đã và đang xuất hiện những biểu hiện tiêu cực, phản cảm như: mở rộng quy mô lễ hội một cách tràn lan; trách nhiệm của người quản lý và ý thức của người tham gia lễ hội còn nhiều hạn chế, bất cập dẫn đến thái độ và hành vi ứng xử chưa văn hóa đối với một số lễ hội; các hiện tượng tiêu cực như: mê tín dị đoan, xâm phạm cảnh quan môi trường, an ninh trật tự không đảm bảo, thương mại hóa lễ hội có chiều hướng phát triển... Thực trạng này đang làm giảm đi giá trị chân thực vốn có và làm sai lệch giá trị bản sắc văn hóa của nhiều lễ hội, gây bức xúc trong dư luận xã hội.”

Nâng cao đời sống tinh thần, tái sản xuất sức lao động

Những hiện tượng như cờ bạc, mê tín dị đoan... tại lễ hội cần sớm được loại bỏ.

Du xuân, lễ hội về thực chất là sự nghỉ ngơi sau một thời gian lao động nặng nhọc nhằm nâng cao đời sống tinh thần, nhằm tái sản xuất sức lao động và sẽ tạo ra của cải nhiều hơn nữa trong chu kỳ làm việc sau.

Việc tổ chức và quản lý lễ hội cần nhằm vào việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá, nâng cao đời sống tính thần của nhân dân, thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ, du lịch.

Du xuân, lễ hội cũng phải dựa trên thu nhập đến một mức độ nhất định – đối với cả nước là “chiếc bánh GDP” có độ lớn nhất định. Năm 2010, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực, vượt được nhiều chỉ tiêu và vị thế quốc gia đã chuyển từ nhóm nước có thu nhập thấp sang nhóm nước có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, một trong những “cái bẫy” của nước có thu nhập trung bình là không có sự phấn đấu quyết liệt, bền bỉ, liên tục và tiết kiệm để dành vốn cho tích luỹ, đầu tư.

Lễ và Hội là văn hoá, là tinh thần, nhưng sẽ không là văn hoá, tinh thần nữa nếu nó được phủ lên một lớp dày “mê tín dị đoan, đốt đề mã, đặt hòm công đức, đặt lễ, đặt tiền giọt dầu” tuỳ tiện, lưu hành văn hoá phẩm trái phép, nâng giá, ép giá dịch vụ,..."

Công điện cũng chỉ rõ phải đặc biệt quan tâm “bảo đảm an ninh trật tự, bảo đảm an toàn cho nhân dân, tuyệt đối không để xảy ra tai nạn cháy nổ, ùn tắc giao thông”. “Các cơ quan thông tấn báo chí đăng tải, đưa tin có thời lượng hợp lý, chủ yếu phản ánh những nét đẹp văn hoá truyền thống trong hoạt động lễ hội, không quảng bá các hoạt động lễ hội có tính thương mại, có hình ảnh phản cảm”.

Năm nay trước Tết rét đậm, rét hại. Thời tiết được dự báo sắp tới sẽ còn rét đậm, rét hại. Tình hình hạn hán kéo dài, nước mặn vào sâu. Thời kỳ giáp hạt ở miền Bắc còn kéo dài, giá lương thực trên thế giới đang ở mức cao. Cần phải tranh thủ những ngày nắng ấm, những ngày có nước để gieo cấy hết diện tích, đẩy mạnh chăm sóc giành vụ đông xuân – vụ có sản lượng cao nhất trong năm. Khôi phục đàn gia súc, gia cầm sau Tết, khắc phục dịch bệnh phát sinh, phát triển,... Đối với các cơ sở công nghiệp, thương mại, cần sớm tập trung vào sản xuất kinh doanh ngay từ đầu năm để đạt những thành tựu cao hơn trong năm mới…

(Theo Minh Ngọc // Tin Chính phủ)

  • Sa Pa diễm lệ
  • Mo So kỳ ảo
  • Đàn Tiên Cái Khế - di tích đạo tu tiên xưa ở Cần Thơ
  • Lễ hội Sayangva của người Chơro gắn kết cộng đồng
  • Một điểm du ngoạn cần cho giới trẻ
  • Mỹ Sơn kỳ diệu
  • Đầu năm viếng chùa Tây Phương
  • Bi hài ở Núi Chúa
  • Đảo Phú Quý - hấp dẫn nhưng vẫn còn xa
  • Du lịch vùng biển Tây Nam Campuchia
  • Cao nguyên đông Trường Sơn
  • Nam Cương - đồi cát ven biển Ninh Thuận
  • Gốm Bát Tràng thách thức gốm châu Âu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com