Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lập câu lạc bộ đón khách Thái Lan

Chùa Thiên Mụ tại Huế, một trong những điểm tham quan của khách Thái Lan tại miền Trung-Ảnh: Đào Loan

22 doanh nghiệp du lịch tại các tỉnh miền Trung và TPHCM đã thành lập Câu lạc bộ doanh nghiệp lữ hành đón khách Thái Lan vào du lịch Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế đường bộ miền Trung. Các thành viên sẽ hợp tác để nâng cao chất lượng dịch vụ, chống cạnh tranh phá giá, hạ chất lượng và hợp tác để quảng bá du lịch.

Ông Cao Trí Dũng, Giám đốc Vitours tại Đà Nẵng, Chủ tịch câu lạc bộ, cho biết các doanh nghiệp đều là những đơn vị đón khách du lịch Thái Lan qua các cửa khẩu quốc tế đường bộ tại miền Trung gồm Cầu Treo (đường 8), Cha Lo (đường 12), Lao Bảo (đường 9) và Nậm Cắn (đường 7).

"Thời gian gần đây lượng khách qua các cửa khẩu này giảm hơn trước và đã xuất hiện sự cạnh tranh không lành mạnh, đưa ra giá tour rất thấp với chất lượng dịch vụ quá kém nên chúng tôi muốn hợp tác để cùng kinh doanh tốt hơn", ông nói.

Các thành viên đã đưa ra mức giá sàn, áp dụng từ 1-1-2011 cho một số tour cho khách Thái Lan tại miền Trung. Theo đó, tour 3 ngày 2 đêm, đưa khách tham quan Đại Nội, Hội An, bảo tàng Chàm có giá 105 đô la Mỹ/khách. Tour 4 ngày 3 đêm, tham quan các điểm Vịnh Mốc, Đại Nội, lăng Khải Định, Hội An, bảo tàng Chàm có giá 130 đô la/khách. Tour 5 ngày 4 đêm, tham quan các điểm Phong Nha, Vịnh Mốc, Đại Nội, lăng Khải Định, Hội An, bảo tàng Chàm có giá 170 đô la/khách.

Mức giá sàn này sẽ được câu lạc bộ điều chỉnh 6 tháng một lần hay khi có biến động về giá dịch vụ và chỉ áp dụng cho đoàn 40 khách trở lên, đón trả khách tại Savanakhet.

Ngoài ra, các thành viên cũng đồng ý sẽ có những biện pháp như rút tên khỏi câu lạc bộ, cấm đưa khách... đối với thành viên vi phạm một số quy định của nhóm.

Theo ông Dũng, cam kết chia sẻ kinh phí và chung tay để tổ chức các chươngt trình quảng bá trực tiếp du lịch miền Trung đến các đối tác Thái Lan cũng là một nội dung quan trọng của câu lạc bộ.

Trong thời gian qua, du lịch đường bộ qua các cửa khẩu miền Trung, đặc biệt là từ vùng Đông Bắc của Thái Lan phát triển khá tốt. Năm cao điểm (2007), lượng khách lên đến khoảng 100.000 lượt, chiếm đa số là khách du lịch thuần túy. Sau khi sụt giảm vào năm 2009, khách bắt đầu quay trở lại.

Danh sách thành viên của câu lạc bộ

1. Công ty CP Du lịch Việt Nam VITOURS, Đà Nẵng

2. Công ty TNHH Du lịch & Thương mại Xuyên Á, Đà Nẵng

3. Công ty TNHH Thương mại & Du lịch Nam Á, Đà Nẵng

4. Công ty TNHH Thương mại & Du lịch Khải Quang, Đà Nẵng

5. Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Du lịch Duyên Dáng Việt, Đà Nẵng

6. Công ty Du lịch Lê Phong, TPHCM

7. Công ty TNHH Một thành viên Du lịch Công đoàn Đà Nẵng

8. Công ty CP Du lịch Đà Nẵng

9. Công ty CP Sơn Trà Đà Nẵng

10. Công ty Du lịch Mai Linh, TPHCM

11. Công ty Du lịch và Thương mại Chánh Trinh, Đà Nẵng

12. Công ty TNHH Lữ hành Hương Giang, Thừa Thiên Huế

13. Công ty CP Du lịch Huế, Thừa Thiên – Huế

14. Công ty TNHH Du lịch Xanh Việt, Thừa Thiên – Huế

15. Công ty CP Du lịch Quảng Trị

16. Công ty CP Lữ hành quốc tế Quảng Trị

17. Công ty CP Du lịch Quảng Bình

18. Công ty CP Du lịch Hà Tĩnh

19. Công ty CP Sài Gòn Kim Liên, Nghệ An

20. Công ty CP Hữu Nghị, Nghệ An

21. Công ty CP Du lịch & Thương mại Văn Hồng, Nghệ An

22. Công ty CP Xuất nhập khẩu lao động và Lữ hành quốc tế Nghệ An

 

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Không tiếp tục gia hạn thẻ hướng dẫn viên du lịch bằng giấy
  • Lữ hành trong cuộc cạnh tranh mới
  • Cần Giờ phát triển khu du lịch sinh thái tại Thạnh An
  • Số du khách Nga đến Bình Thuận gia tăng mạnh
  • Du lịch Việt Nam: Ba đột phá để hội nhập
  • Tàu du lịch Diamond Princess nhập cảng Nha Trang
  • Ai Cập dự kiến đón 15 triệu khách du lịch năm 2010
  • Vân Phong hút nhiều dự án du lịch sinh thái biển
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com