Singapore sẽ tư vấn cho Việt Nam cách thức vận hành cảng du lịch dành cho tàu biển, cũng như cách thực hiện các thủ tục cho hành khách tại những cảng này nhằm giúp Việt Nam phát triển du lịch tàu biển.
Ngành du lịch Singapore đã đưa ra đề nghị trên trong chuyến làm việc của một số lãnh đạo của Tổng cục Du lịch Việt Nam và doanh nghiệp du lịch tại Singapore từ ngày 23 đến 25-11 vừa qua. Trong chuyến đi này, phía Việt Nam đã làm việc với Tổng cục Du lịch Singapore và một tập đoàn điều hành cảng du lịch tàu biển lớn của đảo quốc này.
Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế của tổng cục, cho biết, khoảng tháng 2 hoặc tháng 3 năm tới, đại diện của Singapore sẽ đến Việt Nam để khảo sát những địa điểm thích hợp cho những cảng du lịch.
Theo ông tổng cục cũng sẽ làm việc với một số địa phương có tiềm năng phát triển du lịch tàu biển để bàn về việc lập đề án xây dựng cảng chuyên dụng cho tàu du lịch. Sau đó, tổng cục sẽ kiến nghị Chính phủ cho phép xây dựng vì muốn phát triển ngành này thì không thể để cho khách tàu biển ghé cảng hàng hoá như hiện nay.
Ý tưởng xây dựng cảng biển cho tàu du lịch đã được ngành du lịch đưa ra từ nhiều năm trước nhưng cho đến nay vẫn chưa có cảng nào được xây dựng.
Đã 5 năm qua, kể từ khi dịch SARS làm giảm lượng khách du lịch tàu biển đến Việt Nam, ngành du lịch vẫn chưa phục hồi được con số khoảng 300.000 lượt khách tàu biển của năm 2003. Vào năm ngoái, có gần 224.400 lượt khách đến, chỉ tăng 1% so với năm 2006. Trong 10 tháng của năm nay, chỉ có khoảng 127.500 lượt, giảm đến 32,4% so với cùng kỳ.
Theo Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5/2013 chỉ đạt 558.800 lượt người, giảm 9% so với tháng trước. Đây đã là tháng thứ ba liên tiếp sụt giảm.
Các chuyên gia của Dự án EU đưa ra con số 10 triệu USD cho kế hoạch quảng bá Du lịch Việt thời gian tới, thu hút nhiều tranh luận nhất của các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch tại hội nghị 30/5.
Trong 5 tháng đầu năm nay, số lượng khách quốc tế đến nước ta đạt khoảng 2,9 triệu lượt người, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2012, theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê.
Tối 9/5, tại Vientiane, Bộ Thông tin -Văn hóa và Du lịch Lào đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu "Điểm đến du lịch tốt nhất thế giới năm 2013" do Ủy ban châu Âu về Du lịch và Thương mại trao tặng.
Dấu hiệu sụt giảm lượng khách quốc tế đến Việt Nam mấy tháng gần đây đang thách thức mục tiêu đón 5 triệu khách trong năm nay và theo nhận định mục tiêu này khó trở thành hiện thực trước tác động chưa có điểm dừng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Tổ chức Du lịch thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO) dự báo tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp du lịch thế giới năm 2009 sẽ bằng 0, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Việt Nam có chi phí tour tương đối thấp nhưng các nước lân cận như Thái Lan, Campuchia cũng có mức giá tương tự thậm chí thấp hơn. Do đó, chất lượng sản phẩm mới là ưu thế cạnh tranh của kế hoạch tiếp thị cho du lịch Việt Nam.
Phó giám đốc Trung tâm Vietsky Travel cho biết, suy thoái kinh tế thế giới khiến du khách giảm chi tiêu, cộng với tỷ giá ngoại tệ trong nước thay đổi liên tục khiến giá tour tăng, gây khó khăn cho nhiều đoàn khách châu Âu. Lượng khách quốc tế của nhiều công ty giảm tới 50%.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”