Kể từ khi giành độc lập năm 1957, Marốc đã chú trọng triển khai những dự án đầu tư quan trọng nhằm phát triển và trang bị cho đất nước những cơ sở hạ tầng công nghiệp cơ bản. Cho đến nay lĩnh vực công nghiệp chiếm gần 28% GDP của Maroc. Đã từ lâu, các ngành công nghiệp chế biến nông sản, dệt may và da thuộc giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Hiện nay, với chính sách mở cửa và đa dạng hoá, nhiều ngành công nghiệp khác được đầu tư phát triển mạnh như công nghiệp hoá chất và hoá mỹ phẩm, giấy, trang thiết bị ôtô và lắp ráp xe hơi, tin học, điện tử, công nghiệp hàng không và các ngành dịch vụ hỗ trợ khác.
Định hướng chiến lược phát triển công nghiệp của Marốc
Mục tiêu của chương trình này là xác định những lĩnh vực chìa khoá, động lực tăng trưởng xuất khẩu (mà Marốc gọi là « Những ngành nghề thế giới») và đưa ra một chính sách công nghiệp dựa trên ý chí của Chính phủ hướng tới những động lực này, đồng thời cải thiện tính cạnh tranh của toàn bộ mạng lưới công nghiệp hiện có.
Việc thực hiện chiến lược sẽ có những tác động đáng kể đến toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là đẩy mạnh tăng trưởng sao cho chiếm 1,6% GDP đóng góp thêm 91 tỷ điham vào GDP cả nước và tạo thêm khoảng 440.000 việc làm trực tiếp và gián tiếp vào năm 2013. Mặt khác, chính sách này có thể giúp giảm trên 50% thâm hụt cán cân thương mại (tức là giảm 34 tỷ điham vào năm 2015).
Ý tưởng chủ đạo của chiến lược này dựa trên việc cần phải thiết lập một lộ trình rõ ràng cho nền kinh tế, xoay quanh 2 trục:
- Tập trung vào những động lực tăng trưởng : Đó là trong bối cảnh các nguồn tài nguyên về con người và tài chính còn hạn chế, cần tránh dàn trải các nguồn lực và phải tập trung vào những động lực tăng trưởng hướng tới xuất khẩu dự tính sẽ chiếm 70% tăng trưởng công nghiệp từ nay đến năm 2015 (« Những ngành nghề thế giới của Marốc »).
- Quản lý mạng lưới công nghiệp hiện có và giữ vững sự cân bằng : Trong bối cảnh toàn cầu hoá và mở cửa các hàng rào thuế quan, cần phải lành mạnh hoá và tăng cường mạng lưới kinh tế hiện nay bằng cách tiến hành hiện đại hoá toàn bộ hệ thống để năng cao sức cạnh tranh.
Chiến lược phát triển dựa trên 4 cột trụ chính sau đây :
a) Phát triển các ngành nghề mới để đón bắt sự dịch chuyển các hoạt động sản xuất và dịch vụ nước ngoài (Offshoring)
Marốc có những thế mạnh về ngôn ngữ (tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha) và chi phí nhân công rẻ (nhất là những lao động tốt nghiệp phổ thông trung học, đại học), biến nước này thành một điểm đến hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài thuộc khối tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha muốn dịch chuyển một phần các hoạt động dịch vụ và sản xuất sang những quốc gia có nguồn nhân công rẻ.
Cùng với xu hướng này, Marốc mong muốn thu hút được nhiều nhất các hoạt động đầu tư có giá trị gia tăng cao của các doanh nghiệp nước ngoài trong khối nước tiếng Pháp và Tây Ban Nha có vị trí địa lý gần gũi nhờ những thế mạnh bên trong và nguồn nhân công lành nghề có thể huy động trong thời gian ngắn nhất. Đến năm 2015, ước tính sẽ có thêm 15 tỷ DH đóng góp vào GDP và tạo thêm được 100.000 việc làm cho người Marốc.
b) Thành lập các khu gia công công nghiệp hướng tới xuất khẩu sang Châu Âu ( MED ZONES )
Trục phát triển thứ hai trong chiến lược Emergence dựa trên việc thành lập « MED ZONES » tức là các khu vực được thiết kế để đẩy nhanh việc phát triển hoạt động gia công công nghiệp tại Marốc hướng tới thị trường châu Âu.
Mục tiêu là cung cấp cho các nhà đầu tư/công nghiệp một khu vực cho phép họ hoạt động trong những điều kiện kinh tế và kỹ thuật tối ưu (những lợi thế riêng, cơ sở hạ tầng, đơn giản hoá thủ tục hành chính, hệ thống thuế ưu đãi, vv).
Mặc dù MED ZONES mở cho tất cả các thành phần trong mọi lĩnh vực, song Marốc chú trọng đến ba lĩnh vực mà nước này có nhiều tiềm năng nhất là công nghiệp ôtô, điện tử và hàng không.
Việc thực hiện chiến lược sẽ giúp ngành sản xuất ôtô đóng góp thêm 7,2 tỷ điham cho GDP và ngành điện tử 4,8 tỷ, đồng thời lần lượt tạo ra khoảng 43.000 và 11.000 việc làm vào năm 2015.
c) Hiện đại hoá và phục hồi các ngành công nghiệp sẵn có
Trục phát triển thứ ba trong chiến lược dựa vào việc hiện đại hoá và phục hồi 3 động lực tăng trưởng có từ trước, đó là :
+Ngành chế biến nông sản :
Dựa trên các lợi thế so sánh thực sự so với một nhóm nước khu vực đồng euro-đối thủ cạnh tranh hiện nay của Marốc và dựa trên việc phân tích những xu hướng của thị trường thế giới, Chương trình Emergence đã xác định 2 ngành có tiềm năng phát triển mạnh là chế biến rau quả và chất béo (dầu ôliu và dầu argan).
Nhìn chung, chiến lược cho 2 ngành này về ngắn hạn là nâng cao hơn nữa giá trị các nguồn tài nguyên nông nghiệp và về trung hạn là gia tăng và đa dạng các mặt hàng có khả năng xuất khẩu thông qua việc cơ cấu lại đầu vào của ngành nông nghiệp, thay thế những cây trồng không mang tính cạnh tranh bằng những cây trồng có giá trị gia tăng cao.
Việc thực hiện chiến lược đối với lĩnh vực này sẽ đóng góp thêm 5 tỷ điham vào GDP cả nước và tạo ra khoảng 12.000 việc làm mới vào năm 2015.
+Ngành công nghiệp chế biến hải sản :
Chế biến hải sản là một lĩnh vực tăng trưởng mạnh từ nhiều năm nay. Chiến lược này chủ trương tạo ra một trung tâm chế biến các sản phẩm đánh bắt mang tính khu vực tại vùng Agadir bằng cách đầu tư vào các cơ sở hạ tầng (cảng/dịch vụ và công nghiệp) và những kỹ năng sẵn có. Thành công của chiến lược này sẽ giúp tiếp cận dễ dàng hơn nguồn nguyên liệu đông lạnh nhập khẩu hoặc của Marốc (mà hiện nay ít được chế biến). Trung tâm này sẽ giúp tập hợp thành một mạng lưới đầy đủ các tác nhân quan trọng (người Marốc và nước ngoài) được hưởng những cơ sở hạ tầng và dịch vụ đi kèm (đóng gói, vận chuyển, thủ tục hành chính, nghiên cứu-phát triển, đào tạo v.v…) có quy mô quốc tế.
Những tiềm năng này một khi được khai thác sẽ mang lại cho GDP thêm 3 tỷ điham và tạo ra hơn 35.000 việc làm trực tiếp vào năm 2015.
+ Ngành dệt may :
Lĩnh vực này đang trong giai đoạn quá độ và ổn định lại vị trí do có những thay đổi lớn về cơ cấu gắn liền với việc toàn cầu hoá và đã có một chiến lược riêng.
d) Đẩy mạnh việc hiện đại hoá công nghiệp để nâng cao tính cạnh tranh
Trục phát triển thứ tư dựa trên việc đẩy nhanh hiện đại hoá mạng lưới công nghiệp hiện có sao cho có tính cạnh tranh hơn. Để thực hiện điều này, cần phải cải thiện môi trường kinh doanh (hành chính, thuế, vv), xây dựng những cơ chế cho phép chuyên nghiệp hoá việc quản lý tác nghiệp và tài chính tại các doanh nghiệp và cấu trúc lại mạng lưới hiện nay bằng cách tăng cường các lĩnh vực đang tăng trưởng, tạo điều kiện củng cố và lành mạnh hoá hệ thống công nghiệp đang gặp khó khăn.
Thương vụ Việt Nam giới thiệu về các rào cản thương mại và rào cản kỹ thuật với hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Ma-rốc.
Theo Thương vụ Việt nam tại Ma-rốc, Ma-rốc là một trong những nước có ngành công nghiệp dệt may giữ vai trò hàng đầu.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, Ma-rốc là nước nhập khẩu đứng đầu thế giới về chè xanh với lượng tiêu thụ mỗi năm 30.000 tấn. Dự kiến đến năm 2010, Maroc sẽ nhập khẩu 57.100 tấn, tăng 4,5% mỗi năm.
Ma-rốc đã có những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực mở cửa thương mại. Về mặt hải quan, điều này được thể hiện nhiều nhất qua việc gia nhập Tổ chức Hải quan thế giới (1968), rồi các công ước quan trọng nhất do Tổ chức này soạn thảo (Công ước về hệ thống hài hoà hoá thuế quan, Công ước Kyoto về đơn giản hoá và hài hoà các chế độ hải quan, Công ước về tạm nhập, vv). Việc mở cửa của Ma-rốc còn được thể hiện thông qua việc gia nhập GATT (1987), rồi WTO (1994) cũng như bằng việc thông qua luật ngoại thương (1989) về trao quyền tự do xuất nhập khẩu. Cuối cùng, nước này cũng ký kết nhiều hiệp định tự do mậu dịch trong đó có Hiệp định hợp tác với Liên minh châu Âu.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, đồng diham của Ma-rốc không thể mang ra khỏi đất nước cũng không tự do chuyển đổi được. Tuy nhiên, Ma-rốc áp dụng khả năng chuyển đổi tiền trong các hoạt động thông thường.
Kể từ khi giành độc lập năm 1957, Marốc đã chú trọng triển khai những dự án đầu tư quan trọng nhằm phát triển và trang bị cho đất nước những cơ sở hạ tầng công nghiệp cơ bản. Cho đến nay lĩnh vực công nghiệp chiếm gần 28% GDP của Maroc. Đã từ lâu, các ngành công nghiệp chế biến nông sản, dệt may và da thuộc giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, việc giảm thuế quan đối với mặt hàng bìa các-tông sẽ mở đầu cho một loạt việc cắt giảm thuế khác. Mục tiêu không gì khác ngoài việc đấu tranh chống buôn lậu trên thị trường trong nước mà liên quan chủ yếu đến vấn đề giá cả.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, hệ thống thuế ở Ma-rốc bao gồm các loại thuế trực tiếp và gián tiếp. Thuế Gián tiếp đưa ra nguồn doanh thu thuế cao hơn thuế trực tiếp.
Các doanh nghiệp nước ngoài muốn kinh doanh hoặc xuất khẩu thành công trên thị trường Ma-rốc thường phải có văn phòng đại diện hoặc sử dụng các đại lý, các nhà phân phối bản địa. Các đại lý và các nhà phân phối địa phương thường giúp đỡ DN nước ngoài rất nhiều nhờ kiến thức ngôn ngữ (tiếng A-rập) và hiểu biết về tập quán kinh doanh tại Ma-rốc.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt nam tại Ma-rốc, việc chậm thanh toán là một trong những khó khăn chính mà các doanh nghiệp làm ăn tại Ma-rốc gặp phải. Nếu như thời hạn thanh toán được ghi từ 30 đến 60 ngày thì trên thực tế cần phải đợi từ 4 đến 6 tháng thậm chí lâu hơn trong một số trường hợp. Và dường như không một lĩnh vực kinh doanh nào không gặp phải tình trạng này.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, Ma-rốc đã có những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực mở cửa thương mại, với hàng loạt công ước và hiệp định tự do thương mại được ký kết.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt nam tại Ma-rốc, trong những năm qua, hoạt động nhượng quyền thương hiệu tại Ma-rốc phát triển rất mạnh với tốc độ 15 nhãn hiệu mới mỗi năm liên quan đến nhiều lĩnh vực.
Theo nguồn tin Thương vụ tại Việt Nam, tại thị trường Ma-rốc hiện nay cà phê hoà tan đang ngày càng thắng thế trước cà phê rang xay. Sự thay đổi này buộc các doanh nghiệp phải đa dạng hoá chủng loại để đáp ứng nhu cầu thị trường.