Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, đồng diham của Ma-rốc không thể mang ra khỏi đất nước cũng không tự do chuyển đổi được. Tuy nhiên, Ma-rốc áp dụng khả năng chuyển đổi tiền trong các hoạt động thông thường.
Các ngân hàng Ma-rốc cũng được Cơ quan hối đoái uỷ quyền tự do thực hiện (dựa trên chứng từ) những thanh toán liên quan đến hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu và vận chuyển quốc tế, bảo hiểm, tái bảo hiểm, trợ giúp kỹ thuật của nước ngoài, du lịch, đi học, chăm sóc y tế, tiết kiệm từ thu nhập cũng như tất cả các hoạt động thông thường khác.
Khả năng chuyển đổi tiền còn mở rộng sang các hoạt động về vốn, nhất là đầu tư nước ngoài tại Ma-rốc (kể cả những khoản đầu tư bằng ngoại tệ do kiều dân Ma-rốc sống ở nước ngoài thực hiện) và những khoản tài trợ mà các doanh nghiệp Ma-rốc huy động.
A. Kiểm soát hối đoái đối với các hoạt động thông thường:
a) Các biện pháp liên quan đến thể nhân cư trú tại Ma-rốc:
- Việc tự do chuyển tiền tiết kiệm từ thu nhập: Những người nước ngoài sống tại Ma-rốc có thể tự do chuyển về nước qua các ngân hàng tiền tiết kiệm từ lương, trợ cấp (thông tri số 1650 ngày 27/10/1997 của Cơ quan Hối đoái) cũng như tiền quyên góp từ các tổ chức bảo hiểm xã hội và lương hưu (thông tri số 1906 của Cơ quan Hối đoái).
- Tiền chi phí du lịch hàng năm lên tới 10.000 Diham đối với mỗi người nước ngoài hoặc kiều dân Ma-rốc (thông tri số 1649 ngày 20/10/1997).
- Quyền chuyển tiền của sinh viên: Mỗi năm, tiền cho sinh viên đi học là 20.000 DH. Việc chuyển tiền hàng tháng tối đa là 7.000 DH đối với những sinh viên không có học bổng và dưới mức học bổng đối với sinh viên có học bổng. Ngoài ra, cũng được phép chuyển tiền học phí, bảo hiểm, tiền đỡ đầu, tiền thuê nhà và các chi phí liên quan, chi phí mua sắm thiết bị tin học và trả tín dụng sinh viên (thông tri số 1693 ngày 1/7/2003).
- Trợ cấp chăm sóc y tế: Những người Ma-rốc phải ra nước ngoài để chăm sóc sức khoẻ có quyền chuyển khoản trợ cấp 30.000 DH (thông tri số 1658 ngày 5/10/1999).
b) Những biện pháp kiểm soát hối đoái liên quan đến các thể nhân không cư trú tại Ma-rốc:
Những khoản thu nhập tại Ma-rốc của các thể nhân không cư trú trong nước này (tiền thuê nhà, các khoản thu nhập khác nhau...) có thể chuyển ra khỏi đất nước (thông tri số 1606 ngày 21/9/1993).
c) Những biện pháp kiểm soát hối đoái liên quan đến doanh nghiệp:
Đối với các hoạt động thông thường, quy định này nhằm tạo điều kiện phát triển ngoại thương:
- Gần như toàn bộ các sản phẩm có thể được nhập khẩu tự do (thông tri số 1606 ngày 21/9/1993).
- Việc mở một tài khoản có thể chuyển đổi nhằm xúc tiến xuất khẩu (CCP EX) cho phép nhà xuất khẩu (vốn dĩ phải hồi hương sản phẩm xuất khẩu) có được một phần các khoản thu bằng ngoại tệ (20%) để giải quyết những khoản chi nghề nghiệp ở nước ngoài (thông tri 1607 và 1626 ngày 2/11/1993 và 12/7/1995).
- Việc thanh toán các hoạt động trợ giúp kỹ thuật nước ngoài được thực hiện một cách tự do thông qua hệ thống ngân hàng (thông tư số 1606 ngày 21/9/1993).
d) Kiểm soát hối đoái đối với các hoạt động đầu tư:
- Khả năng chuyển đổi tiền được bảo đảm đối với đầu tư nước ngoài thực hiện bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng diham có thể chuyển đổi:
Về mặt đầu tư nước ngoài được thực hiện bằng ngoại tệ, Cơ quan hối đoái đã thiết lập một chế độ chuyển đổi tiền đảm bảo cho các nhà đầu tư có thể chuyển thu nhập sinh lợi từ các khoản đầu tư và hồi hương sản phẩm để trả nợ hoặc chuyển nhượng đầu tư bằng ngoại tệ (thông tri số 1589 ngày 15/9/1992). Những quy định này liên quan đến các khoản đầu tư do các thể nhân hoặc pháp nhân có quốc tịch nước ngoài, không cư trú hoặc cư trú tại Ma-rốc và những thể nhân quốc tịch Ma-rốc sống ở nước ngoài thực hiện.
- Các ngân hàng từ nay có thể dành cho các thể nhân không cư trú tại Ma-rốc các khoản tín dụng bằng diham để tài trợ việc mua sắm hoặc xây dựng tài sản trong nhà tại Ma-rốc:
Tuy nhiên, những người được hưởng lợi mà không cư trú tại Ma-rốc phải đóng góp ngoại tệ tối thiểu 30% giá tài sản nhà ở cần mua hoặc cần xây dựng. Việc bồi hoàn tín dụng phải được thực hiện bằng cách chuyển nhượng ngoại tệ hoặc dư nợ của tài khoản nước ngoài bằng diham có thể chuyển đổi được mở với tư cách của cá nhân có liên quan (thông tri số 1691 ngày 3/12/2002).
- Các hoạt động tài trợ từ bên ngoài được tự do hoá:
Các hoạt động vay bên ngoài do các doanh nghiệp Ma-rốc thực hiện hoặc thông qua một ngân hàng Ma-rốc được phép tài trợ các hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu và đầu tư (thông tri số 1605 ngày 4/6/1993).
B. Kiểm soát hối đoái liên quan đến các thể nhân đi khỏi lãnh thổ Ma-rốc:
Đối với người nước ngoài, quyền chuyển tiền tức thì là 25.000 diham/mỗi năm lưu trú tại Ma-rốc và số dư có thể ghi trên một tài khoản có thể chuyển đổi một cách có kỳ hạn (thông tri số 1485 ngày 18/12/1986 và thông tri số 85 ngày 5/3/1965).
Khi đi khỏi Ma-rốc, người nước ngoài có quyền chuyển một khoản tương đương 25.000 DH mỗi năm lưu trú tại Ma-rốc (thông tri số 1485 ngày 18/12/1986 và thông tri số 85 ngày 5/3/1965).
Nếu quyền này không đủ để có thể cho phép rút vốn chuyển tiền, số dư ghi tại ngân hàng trên một tài khoản có thể chuyển đổi có thời hạn, chuyển tiền trong 5 năm với tỷ lệ 20% mỗi năm (thông tri số 1573 ngày 24/1/1992).
Việc chuyển vốn với tư cách chuyển giao quyền thừa kế cho người được thừa hưởng không cư trú tại Ma-rốc được thực hiện theo cùng quy định (thông tư số 1611 ngày 1/12/1993).
Thương vụ Việt Nam giới thiệu về các rào cản thương mại và rào cản kỹ thuật với hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Ma-rốc.
Theo Thương vụ Việt nam tại Ma-rốc, Ma-rốc là một trong những nước có ngành công nghiệp dệt may giữ vai trò hàng đầu.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, Ma-rốc là nước nhập khẩu đứng đầu thế giới về chè xanh với lượng tiêu thụ mỗi năm 30.000 tấn. Dự kiến đến năm 2010, Maroc sẽ nhập khẩu 57.100 tấn, tăng 4,5% mỗi năm.
Ma-rốc đã có những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực mở cửa thương mại. Về mặt hải quan, điều này được thể hiện nhiều nhất qua việc gia nhập Tổ chức Hải quan thế giới (1968), rồi các công ước quan trọng nhất do Tổ chức này soạn thảo (Công ước về hệ thống hài hoà hoá thuế quan, Công ước Kyoto về đơn giản hoá và hài hoà các chế độ hải quan, Công ước về tạm nhập, vv). Việc mở cửa của Ma-rốc còn được thể hiện thông qua việc gia nhập GATT (1987), rồi WTO (1994) cũng như bằng việc thông qua luật ngoại thương (1989) về trao quyền tự do xuất nhập khẩu. Cuối cùng, nước này cũng ký kết nhiều hiệp định tự do mậu dịch trong đó có Hiệp định hợp tác với Liên minh châu Âu.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, đồng diham của Ma-rốc không thể mang ra khỏi đất nước cũng không tự do chuyển đổi được. Tuy nhiên, Ma-rốc áp dụng khả năng chuyển đổi tiền trong các hoạt động thông thường.
Kể từ khi giành độc lập năm 1957, Marốc đã chú trọng triển khai những dự án đầu tư quan trọng nhằm phát triển và trang bị cho đất nước những cơ sở hạ tầng công nghiệp cơ bản. Cho đến nay lĩnh vực công nghiệp chiếm gần 28% GDP của Maroc. Đã từ lâu, các ngành công nghiệp chế biến nông sản, dệt may và da thuộc giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, việc giảm thuế quan đối với mặt hàng bìa các-tông sẽ mở đầu cho một loạt việc cắt giảm thuế khác. Mục tiêu không gì khác ngoài việc đấu tranh chống buôn lậu trên thị trường trong nước mà liên quan chủ yếu đến vấn đề giá cả.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, hệ thống thuế ở Ma-rốc bao gồm các loại thuế trực tiếp và gián tiếp. Thuế Gián tiếp đưa ra nguồn doanh thu thuế cao hơn thuế trực tiếp.
Các doanh nghiệp nước ngoài muốn kinh doanh hoặc xuất khẩu thành công trên thị trường Ma-rốc thường phải có văn phòng đại diện hoặc sử dụng các đại lý, các nhà phân phối bản địa. Các đại lý và các nhà phân phối địa phương thường giúp đỡ DN nước ngoài rất nhiều nhờ kiến thức ngôn ngữ (tiếng A-rập) và hiểu biết về tập quán kinh doanh tại Ma-rốc.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt nam tại Ma-rốc, việc chậm thanh toán là một trong những khó khăn chính mà các doanh nghiệp làm ăn tại Ma-rốc gặp phải. Nếu như thời hạn thanh toán được ghi từ 30 đến 60 ngày thì trên thực tế cần phải đợi từ 4 đến 6 tháng thậm chí lâu hơn trong một số trường hợp. Và dường như không một lĩnh vực kinh doanh nào không gặp phải tình trạng này.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, Ma-rốc đã có những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực mở cửa thương mại, với hàng loạt công ước và hiệp định tự do thương mại được ký kết.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt nam tại Ma-rốc, trong những năm qua, hoạt động nhượng quyền thương hiệu tại Ma-rốc phát triển rất mạnh với tốc độ 15 nhãn hiệu mới mỗi năm liên quan đến nhiều lĩnh vực.
Theo nguồn tin Thương vụ tại Việt Nam, tại thị trường Ma-rốc hiện nay cà phê hoà tan đang ngày càng thắng thế trước cà phê rang xay. Sự thay đổi này buộc các doanh nghiệp phải đa dạng hoá chủng loại để đáp ứng nhu cầu thị trường.