Theo nguồn tin Thương vụ tại Việt Nam, tại thị trường Ma-rốc hiện nay cà phê hoà tan đang ngày càng thắng thế trước cà phê rang xay. Sự thay đổi này buộc các doanh nghiệp phải đa dạng hoá chủng loại để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Các thống kê cho thấy một người dân Ma-rốc trung bình chỉ tiêu thụ 800 gr cà phê mỗi năm trong khi đó các nước láng giềng như Tuy-ni-di là 1,4 kg, Angiêri 3,5 kg mỗi năm.
Số lượng cà phê các loại bán ra đã tăng nhẹ từ năm 2002 đến 2005, từ 18.064 tấn lên 18.588 tấn với nhịp độ tăng trưởng trung bình mỗi năm khoảng 1%. Tình hình này là do số lượng cà phê rang xay bán ra trên thị trường bị giảm sút . Mỗi năm lượng cà phê xay trên thị trường Ma-rốc giảm 4,5% doanh thu so với các nước Angiêri và Tuynidi. Trong khi đó, việc tung ra thị trường loại cà phê hoà tan lại nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần và người tiêu dùng .
Nếu như cà phê hạt vẫn giữ vai trò chủ đạo thì cà phê rang xay (33% thị phần) đã mất dần vị thế trước những công thức cà phê mới. Cà phê hoà tan đã chiếm được 19% thị phần nhờ doanh số bán ra tăng 13%.
Ma-rốc là nước nhập khẩu cà phê xanh nhưng ngành công nghiệp rang xay cũng đang phát triển để đáp ứng nhu cầu hiện tại. Trên thị trường Ma-rốc có 25 doanh nghiệp sản xuất trong đó 5 DN chính là các tập đoàn: Kraft Foods, Dubois, Bourneix, Nestlé và Cafés Sahara.
Năm 2004, cà phê hạt rang xay chiếm 88% lượng nhập khẩu cà phê của Ma-rốc trong khi chỉ có 8% lượng cà phê tiêu thụ ngay. Tuy nhiên, khối lượng cà phê nguyên liệu nhập khẩu không ngừng giảm sút từ 36.897 tấn năm 2002 xuống còn 26.881 tấn năm 2005 do sự gia tăng chi phí nhập khẩu. Mặc dù vậy, việc giảm về mặt số lượng không có tác động lớn đến giá trị nhập khẩu.
Chi phí nhập khẩu cà phê chưa rang xay đã giảm từ 259 triệu Diham (29 triệu USD) năm 2002 xuống còn 252 triệu DH (28 triệu USD). Từ các nhà nhập khẩu cà phê cao cấp, các nhà rang xay đã dần chuyển sang mua nguyên liệu rẻ hơn chủ yếu từ châu Phi (trên 41% lượng nhập khẩu). Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này có tổng doanh thu đạt 372,31 triệu DH (41 triệu USD) năm 2004, tăng 8% so với năm trước đó.
Cà phê được tiêu thụ chủ yếu ở 3 khu vực chính: đó là những siêu thị lớn và trung bình, các nhà bán sỉ và khách sạn-nhà hàng. Hệ thống này do các nhà kinh doanh nghiệp chuyên nghiệp phục vụ với kích cỡ bao bì khác nhau.
Có khoảng 25 DN kinh doanh cà phê trên thị trường Ma-rốc trong đó 5 công ty lớn nắm giữ tới 88% lượng sản phẩm bán ra.
Kraft Foods, công ty đa quốc gia nắm giữ 62% thị trường truyền thống gồm cà phê hạt và cà phê xay. Công ty Cafés Sahara đứng ở vị trí thứ hai chiếm 17% thị phần.
Riêng về thị trường cà phê hoà tan, Nestlé chiếm tới 84% với nhãn hiệu Nescafé. Công ty Craft Foods cũng đã bắt đầu tiếp cận thị trường này với 11% thị phần năm 2004. Cà phê đựng trong túi dài nhỏ và cà phê công thức hỗn hợp lần lượt do 2 công ty Lavazza và Nestlé nắm giữ.
Đối với mặt hàng cà phê không rang xay, nguyên liệu đầu tiên trong quá trình sản xuất cà phê thành phẩm, Ma-rốc nhập khẩu chủ yếu từ châu Á và châu Phi (Việt Nam, Inđônêxia và Ghinê). Tuy nhiên, số lượng cà phê nhập khẩu đã giảm sút kể từ năm 2003 do giá nguyên liệu trên thị trường thế giới tăng. Do vậy, các nhà rang xay cà phê địa phương đã chuyển hướng tìm kiếm nguồn nguyên liệu rẻ hơn, chủ yếu từ các nước châu Phi.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong sáu tháng đầu năm 2006, Việt Nam đã xuất được 3706 tấn cà phê sang Ma-rốc với tổng trị giá 4 triệu USD. Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tại thị trường này.
Thương vụ Việt Nam giới thiệu về các rào cản thương mại và rào cản kỹ thuật với hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Ma-rốc.
Theo Thương vụ Việt nam tại Ma-rốc, Ma-rốc là một trong những nước có ngành công nghiệp dệt may giữ vai trò hàng đầu.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, Ma-rốc là nước nhập khẩu đứng đầu thế giới về chè xanh với lượng tiêu thụ mỗi năm 30.000 tấn. Dự kiến đến năm 2010, Maroc sẽ nhập khẩu 57.100 tấn, tăng 4,5% mỗi năm.
Ma-rốc đã có những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực mở cửa thương mại. Về mặt hải quan, điều này được thể hiện nhiều nhất qua việc gia nhập Tổ chức Hải quan thế giới (1968), rồi các công ước quan trọng nhất do Tổ chức này soạn thảo (Công ước về hệ thống hài hoà hoá thuế quan, Công ước Kyoto về đơn giản hoá và hài hoà các chế độ hải quan, Công ước về tạm nhập, vv). Việc mở cửa của Ma-rốc còn được thể hiện thông qua việc gia nhập GATT (1987), rồi WTO (1994) cũng như bằng việc thông qua luật ngoại thương (1989) về trao quyền tự do xuất nhập khẩu. Cuối cùng, nước này cũng ký kết nhiều hiệp định tự do mậu dịch trong đó có Hiệp định hợp tác với Liên minh châu Âu.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, đồng diham của Ma-rốc không thể mang ra khỏi đất nước cũng không tự do chuyển đổi được. Tuy nhiên, Ma-rốc áp dụng khả năng chuyển đổi tiền trong các hoạt động thông thường.
Kể từ khi giành độc lập năm 1957, Marốc đã chú trọng triển khai những dự án đầu tư quan trọng nhằm phát triển và trang bị cho đất nước những cơ sở hạ tầng công nghiệp cơ bản. Cho đến nay lĩnh vực công nghiệp chiếm gần 28% GDP của Maroc. Đã từ lâu, các ngành công nghiệp chế biến nông sản, dệt may và da thuộc giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, việc giảm thuế quan đối với mặt hàng bìa các-tông sẽ mở đầu cho một loạt việc cắt giảm thuế khác. Mục tiêu không gì khác ngoài việc đấu tranh chống buôn lậu trên thị trường trong nước mà liên quan chủ yếu đến vấn đề giá cả.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, hệ thống thuế ở Ma-rốc bao gồm các loại thuế trực tiếp và gián tiếp. Thuế Gián tiếp đưa ra nguồn doanh thu thuế cao hơn thuế trực tiếp.
Các doanh nghiệp nước ngoài muốn kinh doanh hoặc xuất khẩu thành công trên thị trường Ma-rốc thường phải có văn phòng đại diện hoặc sử dụng các đại lý, các nhà phân phối bản địa. Các đại lý và các nhà phân phối địa phương thường giúp đỡ DN nước ngoài rất nhiều nhờ kiến thức ngôn ngữ (tiếng A-rập) và hiểu biết về tập quán kinh doanh tại Ma-rốc.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt nam tại Ma-rốc, việc chậm thanh toán là một trong những khó khăn chính mà các doanh nghiệp làm ăn tại Ma-rốc gặp phải. Nếu như thời hạn thanh toán được ghi từ 30 đến 60 ngày thì trên thực tế cần phải đợi từ 4 đến 6 tháng thậm chí lâu hơn trong một số trường hợp. Và dường như không một lĩnh vực kinh doanh nào không gặp phải tình trạng này.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, Ma-rốc đã có những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực mở cửa thương mại, với hàng loạt công ước và hiệp định tự do thương mại được ký kết.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt nam tại Ma-rốc, trong những năm qua, hoạt động nhượng quyền thương hiệu tại Ma-rốc phát triển rất mạnh với tốc độ 15 nhãn hiệu mới mỗi năm liên quan đến nhiều lĩnh vực.
Theo nguồn tin Thương vụ tại Việt Nam, tại thị trường Ma-rốc hiện nay cà phê hoà tan đang ngày càng thắng thế trước cà phê rang xay. Sự thay đổi này buộc các doanh nghiệp phải đa dạng hoá chủng loại để đáp ứng nhu cầu thị trường.