Theo Thương vụ Việt nam tại Ma-rốc, Ma-rốc là một trong những nước có ngành công nghiệp dệt may giữ vai trò hàng đầu.
Theo thống kê của Bộ Công Thương thì trong 2003, ngành dệt may của Ma-rốc đã đóng góp 42% trong lĩnh vực việc tạo việc làm và 34% vào kim ngạch xuất khẩu trong lĩnh vực công nghiệp nói chung. Ma-rốc có trên 1700 cơ sở sản xuất trong đó có 630 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt và 1090 DN trong lĩnh vực may, chiếm 22% trong tổng số các đơn vị sản xuất công nghiệp. Các DN này nắm giữ 13% lượng hàng sản xuất, 17% giá trị gia tăng và 14% vốn đầu tư của ngành công nghiệp nói chung.
Sản xuất dệt may của Ma-rốc chủ yếu dành cho xuất khẩu. Xu hướng này càng trở nên rõ rệt từ giữa những năm 80. Tỷ lệ xuất khẩu của lĩnh vực dệt may đã tăng từ 36% năm 1985 lên 54% năm 1990 rồi 65% năm 2000. Nếu tính riêng ngành công nghiệp may, tỷ lệ xuất khẩu vượt quá 80%.
Trong khoảng thời gian 15 năm, doanh thu xuất khẩu của ngành dệt may đã tăng từ 3.5 tỷ DH năm 1985 lên 16.4 tỷ DH năm 2003 tức là tăng trung bình mỗi năm 8%. Giai đoạn 1986-1990, lĩnh vực này đã tạo ra khoảng 16500 việc làm mỗi năm tức là 60% tổng số lượng việc làm do ngành công nghiệp nói chung tạo ra.
Kể từ khi kết thúc Hiệp định đa sợi vào tháng 1/2005, xuất khẩu dệt may của Ma-rốc đã giảm 7,4% trong năm 2005. Với việc loại bỏ quota cung cấp hàng dệt may cho các nước phát triển, sản phẩm dệt may của Ma-rốc đã phải đối mặt với cuộc cạnh tranh trực tiếp từ những nhà sản xuất của các nước đang phát triển đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện nay Ma-rốc xuất khẩu đến hơn 90% sang thị trường Liên minh châu Âu. Với việc mở rộng địa lý của EU, có thêm những nhà cung cấp dệt may mới cho khu vực này như Bun-ga-ri, Hung-ga-ri trong khi tính cạnh tranh của hàng dệt may Ma-rốc thấp dẫn đến giá trị xuất khẩu vào thị trường truyền thống này đã giảm. Ngoài ra EU còn miễn thuế hoặc giảm thuế đối với hàng may mặc của những nước bị sóng thần như Thái Lan, Inđônêxia, Xri Lanca. Bên cạnh đó Ma-rốc phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào với giá cao, chi phí mua vải đã chiếm 60% tổng giá bán.
Theo ước tính của Bộ Công nghiệp, Ma-rốc sẽ mất 30% số lượng việc làm và 20% giá trị xuất khẩu của ngành này trong vòng 5 năm tới. Mặc dù vậy, các công ty đa quốc gia đã thông báo kế hoạch đầu tư 300 triệu đô-la trong những năm tới với việc tạo ra 2500 việc làm mới. Chẳng hạn tập đoàn Fruit of the loom sẽ đầu tư 16 triệu USD, tập đoàn Tây Ban Nha Tavex sẽ đầu tư 75 triệu USD trong vòng 3 năm, tập đoàn Legler đầu tư 87 triệu USD để xây dựng nhà máy sản xuất quần Jean gần thủ đô Rabat. Những khoản đầu tư này có được là do mới đây Chính phủ Ma-rốc đã ban hành những chính sách hội nhập quốc tế, cụ thể là việc ký kết hiệp định tự do mậu dịch với Thổ Nhĩ Kỳ.
Để cố gắng giải quyết cuộc khủng hoảng dệt may, Nhà nước và Hiệp hội các ngành công nghiệp dệt may Ma-rốc đã ký hiệp định hiện đại hoá ngành này vào tháng 10/2005. Kế hoạch khẩn cấp này dự kiến sẽ đưa ra một loạt các biện pháp và trang bị nhằm hỗ trợ những chương trình cơ cấu lại doanh nghiệp. Ba hiệp định đã được ký kết giữa Nhà nước và các nhà công nghiệp trong các lĩnh vực hải quan, trợ giúp kỹ thuật và tài trợ.
Thương vụ Việt Nam giới thiệu về các rào cản thương mại và rào cản kỹ thuật với hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Ma-rốc.
Theo Thương vụ Việt nam tại Ma-rốc, Ma-rốc là một trong những nước có ngành công nghiệp dệt may giữ vai trò hàng đầu.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, Ma-rốc là nước nhập khẩu đứng đầu thế giới về chè xanh với lượng tiêu thụ mỗi năm 30.000 tấn. Dự kiến đến năm 2010, Maroc sẽ nhập khẩu 57.100 tấn, tăng 4,5% mỗi năm.
Ma-rốc đã có những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực mở cửa thương mại. Về mặt hải quan, điều này được thể hiện nhiều nhất qua việc gia nhập Tổ chức Hải quan thế giới (1968), rồi các công ước quan trọng nhất do Tổ chức này soạn thảo (Công ước về hệ thống hài hoà hoá thuế quan, Công ước Kyoto về đơn giản hoá và hài hoà các chế độ hải quan, Công ước về tạm nhập, vv). Việc mở cửa của Ma-rốc còn được thể hiện thông qua việc gia nhập GATT (1987), rồi WTO (1994) cũng như bằng việc thông qua luật ngoại thương (1989) về trao quyền tự do xuất nhập khẩu. Cuối cùng, nước này cũng ký kết nhiều hiệp định tự do mậu dịch trong đó có Hiệp định hợp tác với Liên minh châu Âu.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, đồng diham của Ma-rốc không thể mang ra khỏi đất nước cũng không tự do chuyển đổi được. Tuy nhiên, Ma-rốc áp dụng khả năng chuyển đổi tiền trong các hoạt động thông thường.
Kể từ khi giành độc lập năm 1957, Marốc đã chú trọng triển khai những dự án đầu tư quan trọng nhằm phát triển và trang bị cho đất nước những cơ sở hạ tầng công nghiệp cơ bản. Cho đến nay lĩnh vực công nghiệp chiếm gần 28% GDP của Maroc. Đã từ lâu, các ngành công nghiệp chế biến nông sản, dệt may và da thuộc giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, việc giảm thuế quan đối với mặt hàng bìa các-tông sẽ mở đầu cho một loạt việc cắt giảm thuế khác. Mục tiêu không gì khác ngoài việc đấu tranh chống buôn lậu trên thị trường trong nước mà liên quan chủ yếu đến vấn đề giá cả.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, hệ thống thuế ở Ma-rốc bao gồm các loại thuế trực tiếp và gián tiếp. Thuế Gián tiếp đưa ra nguồn doanh thu thuế cao hơn thuế trực tiếp.
Các doanh nghiệp nước ngoài muốn kinh doanh hoặc xuất khẩu thành công trên thị trường Ma-rốc thường phải có văn phòng đại diện hoặc sử dụng các đại lý, các nhà phân phối bản địa. Các đại lý và các nhà phân phối địa phương thường giúp đỡ DN nước ngoài rất nhiều nhờ kiến thức ngôn ngữ (tiếng A-rập) và hiểu biết về tập quán kinh doanh tại Ma-rốc.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt nam tại Ma-rốc, việc chậm thanh toán là một trong những khó khăn chính mà các doanh nghiệp làm ăn tại Ma-rốc gặp phải. Nếu như thời hạn thanh toán được ghi từ 30 đến 60 ngày thì trên thực tế cần phải đợi từ 4 đến 6 tháng thậm chí lâu hơn trong một số trường hợp. Và dường như không một lĩnh vực kinh doanh nào không gặp phải tình trạng này.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, Ma-rốc đã có những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực mở cửa thương mại, với hàng loạt công ước và hiệp định tự do thương mại được ký kết.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt nam tại Ma-rốc, trong những năm qua, hoạt động nhượng quyền thương hiệu tại Ma-rốc phát triển rất mạnh với tốc độ 15 nhãn hiệu mới mỗi năm liên quan đến nhiều lĩnh vực.
Theo nguồn tin Thương vụ tại Việt Nam, tại thị trường Ma-rốc hiện nay cà phê hoà tan đang ngày càng thắng thế trước cà phê rang xay. Sự thay đổi này buộc các doanh nghiệp phải đa dạng hoá chủng loại để đáp ứng nhu cầu thị trường.