Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tìm hiểu thị trường Ma-rốc: Chế độ nhập khẩu

Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, Ma-rốc đã có những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực mở cửa thương mại, với hàng loạt công ước và hiệp định tự do thương mại được ký kết.

Về mặt hải quan, sự mở cửa thương mại được thể hiện nhiều nhất qua việc gia nhập Tổ chức Hải quan thế giới (1968), rồi các công ước quan trọng nhất do Tổ chức này soạn thảo (Công ước về hệ thống hài hoà hoá thuế quan, Công ước Kyoto về đơn giản hoá và hài hoà các chế độ hải quan, Công ước về tạm nhập, vv). Việc mở cửa của Ma-rốc còn được thể hiện thông qua việc gia nhập GATT (1987), rồi WTO (1994) cũng như bằng việc thông qua luật ngoại thương (1989) về trao quyền tự do xuất nhập khẩu. Cuối cùng, nước này cũng ký kết nhiều hiệp định tự do mậu dịch trong đó có Hiệp định hợp tác với Liên minh châu Âu.
Việc giảm thuế hải quan mà Ma-rốc tiến hành cách đây 20 năm đã có những bước tiến đáng kể. Thuế quan đã giảm từ mức cơ bản 400% năm 1982 xuống còn 45% năm 1986, 35% năm 1993 và chỉ còn 33,4% năm 2002. Trong khuôn khổ ưu đãi của Hiệp định Hợp tác với Liên minh Châu Âu, mức thuế quan trung bình không ưu đãi là 17,87% kể từ ngày 1/3/2004 và sẽ giảm xuống còn 0,05% năm 2012. Tuy nhiên vẫn còn những tỷ suất thuế rất cao (lên đến 339%) đối với một số sản phẩm nông nghiệp hay công nghiệp.
Thuế suất MFN
Những nguyên tắc cơ bản về thuế quan được quy định trong Bộ luật thuế quan thông qua năm 2000. Những tỷ suất ưu đãi MFN được quy định tại điều 4 Luật Tài chính cho 6 tháng cuối năm 2000. Trang thiết bị, dụng cụ cũng như các bộ phận của chúng, linh kiện và phụ tùng bị đánh mức thuế suất hoặc 2,5% hoặc 10% tính theo giá trị trong khuôn khổ Luật đầu tư.
Có 7 tỷ suất thuế MFN: 0%, 2,5%, 10%, 17,5%, 25%, 35% và 50%.
Có 3 loại thuế quan ưu đãi trong khuôn khổ Luật đầu tư (0, 2,5 và 10%).
Xem chi tiết trên www.douane.gov.vn; mục Investisseur/Charte de l’investissement.
Thuế giá trị gia tăng (VAT)
VAT áp dụng đối với hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu. Thuế được thu theo giá trị thuế quan được bổ sung các loại thuế và phí khác nhau. Một số sản phẩm được miễn thuế (theo Luật 30-85 về VAT ngày 20/12/1985) chủ yếu là trang thiết bị và nông sản, thiết bị và sản phẩm nhập khẩu trong khuôn khổ các chế độ kinh tế hải quan, trang thiết bị, dụng cụ, linh kiện và cả hàng hoá, tác phẩm và những dịch vụ do Liên minh Châu Âu tài trợ vv...
4 tỷ suất thuế VAT: 7%, 10%, 14% và 20%.
Thuế tiêu thụ nội địa
Thuế này được quy định trong Luật 1-77-340 ngày 9/10/1977. Thuế đánh vào đồ uống có cồn và rượu và các sản phẩm làm từ cồn (đồ uống không cồn: 7 đến 20 điham/héctolít (HL), bia: 550 DH/HL, rượu vang: 260 hoặc 300 DH/HL, vv, những sản phẩm năng lượng và nhựa đường: 1,66 đến 376,40 DH, đơn vị thu thuế thay đổi tuỳ theo sản phẩm), thuốc lá chế biến công nghiệp 59,4% áp dụng trên giá bán cho công chúng ngoài thuế VAT, các tác phẩm làm bằng bạch kim hay bằng vàng (100 DH/héctogram) và các tác phẩm làm bằng bạc (15 DH/HG).
Thuế nhập khẩu đặc biệt (mức duy nhất: 0,25% tính theo giá trị)
Thuế này được đánh vào các mặt hàng nhập khẩu để tài trợ xúc tiến kinh tế và kiểm định hàng xuất khẩu. Thuế này không áp dụng đối với hàng nhập khẩu theo chế độ kinh tế hải quan; trang thiết bị và dụng cụ, linh kiện và phụ tùng cần thiết cho việc xúc tiến đầu tư; hàng hoá được hưởng các biện pháp miễn thuế hoặc miễn hoàn toàn thuế nhập khẩu.
Các loại thuế và phí khác
Thuế đặc biệt đối với xi-măng (50,00 Diham/tấn); thuế đối với gỗ nhập khẩu (12% tính theo giá trị hàng hoá); thuế kiểm định sức khoẻ động vật (từ 0,02 đến 20 DH, đơn vị thu thay đổi tuỳ theo từng trường hợp); thuế kiểm dịch sức khoẻ thực vật (từ 0,001 đến 0,03 DH/kg); thuế đặc biệt đối với rượu vang và bia (5 DH/HL); thuế kiểm soát và đóng dấu chứng thực đối với mặt hàng thảm (5% tính theo giá trị); đóng góp định kỳ cho phí hun trùng thực vật (10 DH/m3 dù thuốc sử dụng thuộc loại gì); thuế vận chuyển hàng hoá tư nhân (5 DH/tấn hay một phần tấn/ngày).
Định giá thuế quan
Kể từ ngày 5/10/1998, phương pháp chính để định giá hải quan của Ma-rốc là  dựa trên giá trị giao dịch. Nó được xác định giống như giá đã được trả trên thực tế hoặc phải trả để mua hàng, có bổ sung những yếu tố mà người mua phải chịu không tính trong giá hoá đơn (bao bì, vận tải, bảo hiểm, vv...). Những tranh chấp có thể xảy ra thường liên quan đến việc phân loại sản phẩm. Khi đó nhà kinh danh phải nhờ đến cơ quan hải quan, các hội đồng địa phương hay quốc gia và OMD.
Thông quan
Các thủ tục thông quan đã được đơn giản hoá. Nhà kinh doanh có thể thực hiện phần lớn các khai báo thông qua SADOC (Hệ thống tin học của Cơ quan hải quan và Cơ quan hối đoái) đối với mọi chế độ thuế quan. Có thể thực hiện việc thông quan sau khi có được mã số do cơ quan có thẩm quyền hải quan cung cấp.
Đăng ký nhà nhập khẩu
Những nhà nhập khẩu phải đăng ký tại Cơ quan đăng ký thương mại. Việc đăng ký này được thực hiện tại toà sơ thẩm của nơi đặt trụ sở chính của nhà kinh doanh hoặc trụ sở của công ty. Số đăng ký kinh doanh giúp có được giấy phép nhập khẩu.
Giấy phép nhập khẩu
Ngoài một số sản phẩm chịu giấy phép nhập khẩu (thuốc súng, lốp xe đã sử dụng, xe và khung xe, máy kéo, rơ-moóc và xơ-mi rơ-moóc, quần áo cũ), hàng nhập khẩu cần phải có Cam kết nhập khẩu (trường hợp thường), hoặc phải có Khai báo trước nhập khẩu (đối với việc nhập khẩu các sản phẩm gây hoặc đe doạ gây tổn thất đối với sản xuất trong nước).
Hai thủ tục này được thực hiện thông qua một tờ khai mang tên “Cam kết nhập khẩu, Giấy phép nhập khẩu, Khai báo trước nhập khẩu” được làm thành 5 bản có kèm theo hoá đơn chiếu lệ (chỉ rõ giá đơn nhất, số lượng và tên thương mại). Các thủ tục này có thời gian hiệu lực lần lượt là 6 và 3 tháng. Cam kết nhập khẩu được làm trực tiếp qua ngân hàng trung gian được phép do nhà nhập khẩu lựa chọn.
Những chứng từ phải xuất trình để thông quan hàng hoá
Ngoài chứng chỉ xuất xứ, khi thông quan hàng hoá được thực hiện trong khuôn khổ một hiệp định thương mại, những chứng từ đòi hỏi là giấy phép nhập khẩu và chứng chỉ ngân hàng do ngân hàng được chỉ định thanh toán nhập khẩu cấp, hoá đơn, vận đơn, giấy ghi chú trọng lượng và miêu tả hàng.
Địa điểm và thời hạn thông quan
Việc thông quan có thể được thực hiện tại các phòng thuế quan đặt tại cửa khẩu đường bộ, đường biển và đường không. Có thể tiến hành thông quan từ nhà. Theo hải quan Ma-rốc, thời hạn trung bình thông quan là dưới 1h. Việc kiểm tra hàng hoá được làm rất kỹ (90% hoạt động thông quan được đánh giá là hợp tiêu chuẩn). Các cửa hàng và các khu vực mặt bằng để thông quan (MEAD) cho phép dự trữ, nhập khẩu và xuất khẩu hàng để thông quan. Từ tháng 2/2000, Tổng cục Hải quan và Thuế gián thu (ADII) đã nhất trí cho phép 6 hãng vận chuyển quốc tế (Graveleau Ma-rốc, Timar, Militzer &Munch, Scac, Sté Méditeranéenne, Marine Ma-rốc) quản lý cửa hàng và khu vực mặt bằng thông quan riêng.
Các chế độ kinh tế hải quan
Các chế độ này cho phép dự trữ, chế biến, sử dụng hoặc lưu thông hàng hoá được miễn thuế quan, thuế tiêu dùng nội địa cũng như tất cả các loại thuế và phí khác.
Các hoạt động đăng ký theo chế độ kinh tế thuế quan trừ khi có hành động vi phạm, phải được bảo đảm hoặc bằng cách ký gửi tổng số tiền do cơ quan thuế ấn định cho người thu thuế quan hoặc có bảo lãnh ngân hàng hoặc tất cả các hình thức bảo lãnh được phép (xem trang www.douanes).
Kiểm dịch động thực vật
Áp dụng luật số 24-48 ngày 10/9/1993 (B.O số 4225 ngày 20/10/1993) quy định các biện pháp kiểm tra sức khoẻ động vật, việc nhập khẩu động vật sống, thực phẩm làm từ động vật, các sản phẩm nhân giống động vật, hải sản và thuỷ sản đều phải qua kiểm tra y tế và định tính, chi phí do nhà kinh doanh XNK chịu.
Theo luật ngày 20/9/1927 và những văn bản áp dụng, đặc biệt là Nghị định của Bộ Nông nghiệp và Cải cách ruộng đất số 1306-85 ngày 22/12/1986, việc nhập khẩu thực vật và các sản phẩm thực vật đã được quy định (điều 5 luật nêu trên) phải qua kiểm dịch thực vật một cách có hệ thống mang tính bắt buộc.
Dán nhãn và tiêu chuẩn
Nghị định số 2-01-1016 ngày 4/6/2002 quy định những điều kiện ghi nhãn mác và giới thiệu thực phẩm (BO số 5010 ngày 6/6/2002) tại điều 4 quy định “tất cả việc ghi tên nhãn mác quy định trong Nghị định này phải dễ hiểu, được viết bằng tiếng ả-rập và có thể bằng một ngôn ngữ khác, không có chữ viết tắt nào khác ngoài những chữ viết tắt được quy định tại các công ước quốc tế”. Sau nhiều lần tham khảo ý kiến của các đại diện lĩnh vực nông lương, Nghị định này đã có hiệu lực ngày 1/3/2004.
Kiểm tra chất lượng được quy định đối với việc nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp trong đó các tiêu chuẩn phải bắt buộc áp dụng và theo quy định của các luật và văn bản liên quan đến tiêu chuẩn hoá (Luật số 1-70.150 ngày 30/7/1970-BO số 3024 ngày 14/10/1970) đã được sửa đổi, bổ sung. Những sản phẩm nông lương và dược phẩm được quy định lần lượt tại luật số 13-83 về trấn áp buôn lậu và Nghị định số 2-76-266 ngày 6/5/1977.
 
Để biết thêm chi tiết, xin liên hệ:
Tổng cục Hải quan và Thuế gián thu (Administration Générale des Douanes et Impôts Indirects)
Đại lộ Annakhil, Hay Riad, Rabat
Tél: + 212 (0)35 57 90 00
Fax: + 212 (0)37 71 78 00/01
 

  • Tìm hiểu thị trường Ma-rốc: những rào cản thương mại và kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu
  • Tìm hiểu thị trường Ma-rốc: cơ hội kinh doanh và đầu tư vào thị trường dệt may
  • Tìm hiểu thị trường Ma-rốc: cơ hội kinh doanh và đầu tư vào thị trường chè
  • Đôi nét về chế độ nhập khẩu vào Ma-rốc
  • Tìm hiểu thị trường Ma-rốc: Quy định về quản lý hối đoái
  • Giới thiệu ngành công nghiệp của Marốc
  • Thông tin về thị trường Ma-rốc: Ma-rốc đang đẩy nhanh lộ trình cắt giảm thuế quan
  • Tập quán kinh doanh tại thị trường Marốc
  • Tìm hiểu thị trường Ma-rốc: Các loại thuế cơ bản
  • Tìm hiểu thị trường Ma-rốc: Hoạt động đại lý thương mại
  • Tìm hiểu thị trường Ma-rốc: Các phương tiện thanh toán và thu hồi nợ
  • Tìm hiểu thị trường Ma-rốc: Chế độ nhập khẩu
  • Tìm hiểu thị trường Ma-rốc: Hoạt động nhượng quyền thương hiệu
  • Tìm hiểu thị trường Ma-rốc: thủ tục đầu tư
  • Tìm hiểu thị trường Ma-rốc: cơ hội kinh doanh và đầu tư vào thị trường cà phê