Các doanh nghiệp nước ngoài muốn kinh doanh hoặc xuất khẩu thành công trên thị trường Ma-rốc thường phải có văn phòng đại diện hoặc sử dụng các đại lý, các nhà phân phối bản địa. Các đại lý và các nhà phân phối địa phương thường giúp đỡ DN nước ngoài rất nhiều nhờ kiến thức ngôn ngữ (tiếng A-rập) và hiểu biết về tập quán kinh doanh tại Ma-rốc.
Nếu không đặt trụ sở tại Ma-rốc, các DN nước ngoài muốn kinh doanh ở đây có thể lựa chọn hình thức trung gian là thông qua đại lý thương mại. Hoạt động của đại lý thương mại được quy định trong phần IV Bộ Luật thương mại Ma-rốc. Có 3 loại hình đại lý tại Maroc là : đại lý thương mại , người môi giới và người được uỷ thác.
Theo điều 393 Bộ Luật thương mại Ma-rốc, hợp đồng đại lý thương mại là một sự uỷ quyền theo đó một người cam kết đàm phán hoặc ký kết theo cách thông thường việc mua, bán hoặc nói chung mọi hoạt động thương mại khác thay mặt cho một thương nhân. Về phần mình, thương nhân này cam kết trả tiền công cho người đó mà không ràng buộc bởi một hợp đồng lao động.
Việc trả tiền công có thể gồm một phần hoặc tất cả hoa hồng. Hoa hồng được lĩnh ngay khi người uỷ quyền đã thực hiện nghiệp vụ hoặc lẽ ra đã thực hiện nghiệp vụ theo thoả thuận đã ký với khách hàng hoặc ngay khi khách hàng đã thực hiện nghiệp vụ (điều 401). Trong trường hợp phá hợp đồng, người đại lý và người uỷ quyền có thể đòi tiền đền bù. Và hợp đồng có thể buộc người đại lý có nghĩa vụ không được cạnh tranh sau khi ngừng nghiệp vụ (điều 403).
Hoạt động môi giới được quy định tại các điều 405 và 421 của Bộ Luật thương mại và được xác định là một thoả thuận theo đó người môi giới được một người giao nhiệm vụ tìm một người khác để thiết lập quan hệ nhằm ký kết một hợp đồng. Điều 415 nêu rõ các thể thức trả tiền công cho người môi giới như sau: Việc trả tiền công cho người môi giới được thực hiện khi hợp đồng đã được ký kết nhờ sự trung gian của người môi giới hoặc sau khi người môi giới đã đưa ra những chỉ dẫn cho các bên.
Do vậy, khác với người đươc uỷ thác, người môi giới không ký hợp đồng thương mại vì người người được uỷ thác có quyền hành động với tư cách cá nhân để giúp cho người uỷ thác (các điều 422 đến 430). Chẳng hạn, hàng hoá sẽ thuộc quyền sở hữu của người được uỷ thác nếu:
- Hàng được giao cho người nhận uỷ thác tại hải quan,
- Hàng đang ở trong một kho công cộng,
- Hàng đang trong kho của người được uỷ thác,
- Hàng được vận chuyển bằng những phương tiện riêng của người này,
- Trước khi hàng đến, người được uỷ thác có trong tay giấy tờ vận chuyển,
Người được uỷ thác đã gửi hàng và vẫn giữ trong tay giấy tờ vận chuyển
Thương vụ Việt Nam giới thiệu về các rào cản thương mại và rào cản kỹ thuật với hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Ma-rốc.
Theo Thương vụ Việt nam tại Ma-rốc, Ma-rốc là một trong những nước có ngành công nghiệp dệt may giữ vai trò hàng đầu.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, Ma-rốc là nước nhập khẩu đứng đầu thế giới về chè xanh với lượng tiêu thụ mỗi năm 30.000 tấn. Dự kiến đến năm 2010, Maroc sẽ nhập khẩu 57.100 tấn, tăng 4,5% mỗi năm.
Ma-rốc đã có những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực mở cửa thương mại. Về mặt hải quan, điều này được thể hiện nhiều nhất qua việc gia nhập Tổ chức Hải quan thế giới (1968), rồi các công ước quan trọng nhất do Tổ chức này soạn thảo (Công ước về hệ thống hài hoà hoá thuế quan, Công ước Kyoto về đơn giản hoá và hài hoà các chế độ hải quan, Công ước về tạm nhập, vv). Việc mở cửa của Ma-rốc còn được thể hiện thông qua việc gia nhập GATT (1987), rồi WTO (1994) cũng như bằng việc thông qua luật ngoại thương (1989) về trao quyền tự do xuất nhập khẩu. Cuối cùng, nước này cũng ký kết nhiều hiệp định tự do mậu dịch trong đó có Hiệp định hợp tác với Liên minh châu Âu.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, đồng diham của Ma-rốc không thể mang ra khỏi đất nước cũng không tự do chuyển đổi được. Tuy nhiên, Ma-rốc áp dụng khả năng chuyển đổi tiền trong các hoạt động thông thường.
Kể từ khi giành độc lập năm 1957, Marốc đã chú trọng triển khai những dự án đầu tư quan trọng nhằm phát triển và trang bị cho đất nước những cơ sở hạ tầng công nghiệp cơ bản. Cho đến nay lĩnh vực công nghiệp chiếm gần 28% GDP của Maroc. Đã từ lâu, các ngành công nghiệp chế biến nông sản, dệt may và da thuộc giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, việc giảm thuế quan đối với mặt hàng bìa các-tông sẽ mở đầu cho một loạt việc cắt giảm thuế khác. Mục tiêu không gì khác ngoài việc đấu tranh chống buôn lậu trên thị trường trong nước mà liên quan chủ yếu đến vấn đề giá cả.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, hệ thống thuế ở Ma-rốc bao gồm các loại thuế trực tiếp và gián tiếp. Thuế Gián tiếp đưa ra nguồn doanh thu thuế cao hơn thuế trực tiếp.
Các doanh nghiệp nước ngoài muốn kinh doanh hoặc xuất khẩu thành công trên thị trường Ma-rốc thường phải có văn phòng đại diện hoặc sử dụng các đại lý, các nhà phân phối bản địa. Các đại lý và các nhà phân phối địa phương thường giúp đỡ DN nước ngoài rất nhiều nhờ kiến thức ngôn ngữ (tiếng A-rập) và hiểu biết về tập quán kinh doanh tại Ma-rốc.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt nam tại Ma-rốc, việc chậm thanh toán là một trong những khó khăn chính mà các doanh nghiệp làm ăn tại Ma-rốc gặp phải. Nếu như thời hạn thanh toán được ghi từ 30 đến 60 ngày thì trên thực tế cần phải đợi từ 4 đến 6 tháng thậm chí lâu hơn trong một số trường hợp. Và dường như không một lĩnh vực kinh doanh nào không gặp phải tình trạng này.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, Ma-rốc đã có những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực mở cửa thương mại, với hàng loạt công ước và hiệp định tự do thương mại được ký kết.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt nam tại Ma-rốc, trong những năm qua, hoạt động nhượng quyền thương hiệu tại Ma-rốc phát triển rất mạnh với tốc độ 15 nhãn hiệu mới mỗi năm liên quan đến nhiều lĩnh vực.
Theo nguồn tin Thương vụ tại Việt Nam, tại thị trường Ma-rốc hiện nay cà phê hoà tan đang ngày càng thắng thế trước cà phê rang xay. Sự thay đổi này buộc các doanh nghiệp phải đa dạng hoá chủng loại để đáp ứng nhu cầu thị trường.