Thương vụ Việt Nam giới thiệu về các rào cản thương mại và rào cản kỹ thuật với hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Ma-rốc.
A) Rào cản thương mại
Nhìn chung, thuế nhập khẩu cao được xem là trở ngại chính đối với những mặt hàng nhập khẩu vào Ma-rốc.
Mặc dù Ma-rốc tiến hành cắt giảm thuế quan cách đây 20 năm sau khi gia nhập GATT nhưng nước này vẫn duy trì những tỷ suất thuế rất cao (lên đến 339%) đối với một số sản phẩm nông nghiệp hay công nghiệp. Hiện tại số dòng thuế đã giảm xuống còn 6 (2,5%, 10%, 17,5%, 25%, 35% và 50%) trong đó mức trung bình đối với đa số mặt hàng là 35%.
Những sản phẩm có mức bảo hộ cao phần lớn là sản phẩm công nghiệp như hàng công nghiệp thực phẩm, plastic, da, sản phẩm gỗ, giấy, vải, giày dép, sản phẩm làm bằng đá, kim loại.
Ngoài ra, thuế nhập khẩu cũng rất cao đối sản phẩm nông nghiệp như các ngũ cốc và thịt. Động vật sống chịu thuế suất lên tới 300% và thuế nhập khẩu còn cao hơn đối với sản phẩm thịt.
Một số loại thuế và phí nhập khẩu của Ma-rốc
Thuế suất MFN
Những nguyên tắc cơ bản về thuế quan được quy định trong Bộ luật thuế quan thông qua năm 2000. Những tỷ suất ưu đãi MFN được quy định tại điều 4 Luật Tài chính cho 6 tháng cuối năm 2000. Trang thiết bị, dụng cụ cũng như các bộ phận của chúng, linh kiện và phụ tùng bị đánh mức thuế suất hoặc 2,5% hoặc 10% tính theo giá trị trong khuôn khổ Luật đầu tư.
Có 7 tỷ suất thuế MFN: 0%, 2,5%, 10%, 17,5%, 25%, 35% và 50%.
Có 3 loại thuế quan ưu đãi trong khuôn khổ Luật đầu tư (0, 2,5 và 10%).
Xem chi tiết trên www.douane.gov.vn; mục Investisseur/Charte de l’investissement.
Thuế giá trị gia tăng (VAT)
VAT áp dụng đối với hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu. Thuế được thu theo giá trị thuế quan được bổ sung các loại thuế và phí khác nhau. Một số sản phẩm được miễn thuế (theo Luật 30-85 về VAT ngày 20/12/1985) chủ yếu là trang thiết bị và nông sản, thiết bị và sản phẩm nhập khẩu trong khuôn khổ các chế độ kinh tế hải quan, trang thiết bị, dụng cụ, linh kiện và cả hàng hoá, tác phẩm và những dịch vụ do Liên minh Châu Âu tài trợ vv...
Có 4 tỷ suất thuế VAT: 7%, 10%, 14% và 20%.
Thuế nhập khẩu đặc biệt (mức duy nhất: 0,25% tính theo giá trị)
Thuế này được đánh vào các mặt hàng nhập khẩu để tài trợ xúc tiến kinh tế và kiểm định hàng xuất khẩu. Thuế này không áp dụng đối với hàng nhập khẩu theo chế độ kinh tế hải quan; trang thiết bị và dụng cụ, linh kiện và phụ tùng cần thiết cho việc xúc tiến đầu tư; hàng hoá được hưởng các biện pháp miễn thuế hoặc miễn hoàn toàn thuế nhập khẩu.
Các loại thuế và phí khác
Thuế đặc biệt đối với xi-măng (50,00 Diham/tấn); thuế đối với gỗ nhập khẩu (12% tính theo giá trị hàng hoá); thuế kiểm định sức khoẻ động vật (từ 0,02 đến 20 DH, đơn vị thu thay đổi tuỳ theo từng trường hợp); thuế kiểm dịch sức khoẻ thực vật (từ 0,001 đến 0,03 DH/kg); thuế đặc biệt đối với rượu vang và bia (5 DH/HL); thuế kiểm soát và đóng dấu chứng thực đối với mặt hàng thảm (5% tính theo giá trị); đóng góp định kỳ cho phí hun trùng thực vật (10 DH/m3 dù thuốc sử dụng thuộc loại gì); thuế vận chuyển hàng hoá tư nhân (5 DH/tấn hay một phần tấn/ngày). (1 USD = 9 diham).
B) Các rào cản kỹ thuật (phi thuế)
Các hàng rào phi thuế của Ma-rốc bao gồm nhiều biện pháp. Đầu tiên là việc buôn bán phải có giấy phép. Những hàng rào phi thuế được áp dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực dệt, trang thiết bị vận tải, giày dép, sản phẩm dệt kim, động vật sống và thức ăn chế biến.
Nhưng phần lớn việc kiểm tra hàng nhập khẩu tập trung vào việc kinh doanh các sản phẩm được ghi trong các Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật đang gặp nguy hiểm, Công ước Viên về tầng ô-zôn, Công ước Basilée về chất thải nguy hiểm và cuốn London Guidelines về kinh doanh hoá chất. Bộ Nông nghiệp Ma-rốc có thể ra lệnh cấm tạm thời việc nhập khẩu một số sản phẩm có nguồn gốc từ động vật với lý do bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng.
Những sản phẩm có thể nhập khẩu tự do phải có Cam kết nhập khẩu (trường hợp thường gặp nhất) hoặc Khai báo nhập khẩu trước (trường hợp hàng nhập khẩu đe doạ sản xuất trong nước như chuối, táo và sữa bột).
Thứ hai là những tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật của Ma-rốc dựa trên những tiêu chuẩn ISO mà Ma-rốc đã tham gia, rồi Bộ luật về lương thực thực phẩm của Tổ chức Y tế thế giới, của FAO và của Hiệp hội tiêu chuẩn hoá của Pháp.
Liên quan đến động vật, các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng căn cứ vào tiêu chuẩn của Cơ quan sức khoẻ động vật quốc tế. Do vậy, cần phải có chứng chỉ y tế đối với những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật được nhập khẩu để chế biến chẳng hạn như gà và trứng.
Việc nhập khẩu thuốc cũng phải đăng ký trước tại Cơ quan dược và được Phòng kiểm định thuốc quốc gia đồng ý. Ngoài ra còn có những quy định về nhãn mác, đóng gói, mô tả hàng hoá, thành phần, xuất xứ.
Tại Ma-rốc, việc dàn xếp giá trong kinh doanh cũng khá phổ biến đối với các sản phẩm được trợ cấp, các thị trường độc quyền, các dịch vụ công cộng và một số sản phẩm và dịch vụ xã hội như điện, nước, bảo hiểm bắt buộc đối với xe cộ, sách học sinh, vận tải và dược phẩm. Trong một số trường hợp, giá có thể được các lãnh đạo ngành quyết định sau khi tham khảo ý kiến của Uỷ ban liên bộ phụ trách việc điều chỉnh giá.
Còn có các hàng rào phi thuế khác xuất phát từ những sản phẩm độc quyền của Nhà nước. Mặc dù đã tiến hành tư hữu hoá, tự do hoá và giảm sự điều tiết từ những năm 90 nhưng vẫn còn một số hoạt động mang tính độc quyền do các doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ. Ví dụ trong các lĩnh vực quản lý cảng biển, nhập khẩu dầu ăn, dầu lửa, vận tải biển, đường sắt, đường bộ, sân bay, thuốc lá, bảo hiểm...
Liên quan đến chính sách thương mại nông nghiệp của Ma-rốc, nước này cũng có những biện pháp bảo hộ rất mạnh vì ngành nông nghiệp đóng góp gần 20% vào GDP, trên 20% kim ngạch xuất khẩu của Ma-rốc, sử dụng 40% số dân lao động và 80% dân nông thôn. Vì vậy, bên cạnh mức thuế hải quan rất cao, Ma-rốc còn sử dụng biện pháp hạn ngạch đối với nhiều sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu.
Thương vụ Việt Nam giới thiệu về các rào cản thương mại và rào cản kỹ thuật với hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Ma-rốc.
Theo Thương vụ Việt nam tại Ma-rốc, Ma-rốc là một trong những nước có ngành công nghiệp dệt may giữ vai trò hàng đầu.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, Ma-rốc là nước nhập khẩu đứng đầu thế giới về chè xanh với lượng tiêu thụ mỗi năm 30.000 tấn. Dự kiến đến năm 2010, Maroc sẽ nhập khẩu 57.100 tấn, tăng 4,5% mỗi năm.
Ma-rốc đã có những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực mở cửa thương mại. Về mặt hải quan, điều này được thể hiện nhiều nhất qua việc gia nhập Tổ chức Hải quan thế giới (1968), rồi các công ước quan trọng nhất do Tổ chức này soạn thảo (Công ước về hệ thống hài hoà hoá thuế quan, Công ước Kyoto về đơn giản hoá và hài hoà các chế độ hải quan, Công ước về tạm nhập, vv). Việc mở cửa của Ma-rốc còn được thể hiện thông qua việc gia nhập GATT (1987), rồi WTO (1994) cũng như bằng việc thông qua luật ngoại thương (1989) về trao quyền tự do xuất nhập khẩu. Cuối cùng, nước này cũng ký kết nhiều hiệp định tự do mậu dịch trong đó có Hiệp định hợp tác với Liên minh châu Âu.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, đồng diham của Ma-rốc không thể mang ra khỏi đất nước cũng không tự do chuyển đổi được. Tuy nhiên, Ma-rốc áp dụng khả năng chuyển đổi tiền trong các hoạt động thông thường.
Kể từ khi giành độc lập năm 1957, Marốc đã chú trọng triển khai những dự án đầu tư quan trọng nhằm phát triển và trang bị cho đất nước những cơ sở hạ tầng công nghiệp cơ bản. Cho đến nay lĩnh vực công nghiệp chiếm gần 28% GDP của Maroc. Đã từ lâu, các ngành công nghiệp chế biến nông sản, dệt may và da thuộc giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, việc giảm thuế quan đối với mặt hàng bìa các-tông sẽ mở đầu cho một loạt việc cắt giảm thuế khác. Mục tiêu không gì khác ngoài việc đấu tranh chống buôn lậu trên thị trường trong nước mà liên quan chủ yếu đến vấn đề giá cả.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, hệ thống thuế ở Ma-rốc bao gồm các loại thuế trực tiếp và gián tiếp. Thuế Gián tiếp đưa ra nguồn doanh thu thuế cao hơn thuế trực tiếp.
Các doanh nghiệp nước ngoài muốn kinh doanh hoặc xuất khẩu thành công trên thị trường Ma-rốc thường phải có văn phòng đại diện hoặc sử dụng các đại lý, các nhà phân phối bản địa. Các đại lý và các nhà phân phối địa phương thường giúp đỡ DN nước ngoài rất nhiều nhờ kiến thức ngôn ngữ (tiếng A-rập) và hiểu biết về tập quán kinh doanh tại Ma-rốc.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt nam tại Ma-rốc, việc chậm thanh toán là một trong những khó khăn chính mà các doanh nghiệp làm ăn tại Ma-rốc gặp phải. Nếu như thời hạn thanh toán được ghi từ 30 đến 60 ngày thì trên thực tế cần phải đợi từ 4 đến 6 tháng thậm chí lâu hơn trong một số trường hợp. Và dường như không một lĩnh vực kinh doanh nào không gặp phải tình trạng này.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, Ma-rốc đã có những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực mở cửa thương mại, với hàng loạt công ước và hiệp định tự do thương mại được ký kết.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt nam tại Ma-rốc, trong những năm qua, hoạt động nhượng quyền thương hiệu tại Ma-rốc phát triển rất mạnh với tốc độ 15 nhãn hiệu mới mỗi năm liên quan đến nhiều lĩnh vực.
Theo nguồn tin Thương vụ tại Việt Nam, tại thị trường Ma-rốc hiện nay cà phê hoà tan đang ngày càng thắng thế trước cà phê rang xay. Sự thay đổi này buộc các doanh nghiệp phải đa dạng hoá chủng loại để đáp ứng nhu cầu thị trường.