Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc giới thiệu những điều cần biết khi đầu tư vào thị trường Ma-rốc như sau:
Mấy năm gần đây, Ma-rốc đã phát triển chiến lược thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) dựa trên ba mảng chính : xây dựng một khung thể chế và pháp lý mang tính khuyến khích hơn đối với các nhà đầu tư quốc tế, một chiến lược xúc tiến FDI theo vùng và một chiến lược đầu tư theo lĩnh vực tập trung thu hút việc di chuyển hoạt động sản xuất, vốn và lao động.
3 quyền tự do cơ bản được chú trọng là : quyền đầu tư, quyền chuyển lợi nhuận và quyền chuyển giao các sản phẩm chuyển nhượng với một số điều kiện. Các nhà đầu tư không cần phải có sự đồng ý trước.
Tất cả các lĩnh vực đều được mở cho đầu tư nước ngoài trừ lĩnh vực nông nghiệp (được quy định trong Luật 1-69-25 của Bộ luật đầu tư nông nghiệp). Những khoản đầu tư trong lĩnh vực tài chính, trong các khu chế xuất hoặc trong lĩnh vực khí đốt cũng có quy định riêng. Cuối cùng, Ma-rốc cấm các nhà đầu tư nước ngoài mua đất nông nghiệp mà chỉ có thể thuê hợp đồng dài hạn.
Năm 1995, Ma-rốc đã thông qua Luật đầu tư nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào Ma-rốc làm ăn. Các biện pháp khuyến khích chính được nêu trong Luật này là :
- Miễn hoàn toàn thuế công ty trong 5 năm đầu hoạt động và giảm 50% thuế doanh thu xuất khẩu 5 năm sau đó.
- Miễn thuế VAT và thuế môn bài trong 5 năm
- Miễn thuế VAT đối với bất động sản mua tại địa phương
- Miễn thuế VAT đối với các sản phẩm và dịch vụ xuất khẩu
- Đối với các nhà đầu tư trong tỉnh Tanger : giảm 50% thuế công ty, thuế nghề nghiệp và thuế môn bài.
- Đối với các nhà đầu tư vào khu chế xuất Tanger : miễn hoàn toàn thuế công ty trong vòng 5 năm và thu thuế 8,75% trong 10 năm tiếp theo.
- Tính thuế 10% đối với lãi chuyển nhượng quyền chọn mua bán chứng khoán với một số điều kiện
- Miễn thuế đăng ký đối với việc mua đất để thực hiện dự án. Chế độ này cũng áp dụng đối với các doanh nghiệp đầu tư tại các vùng cần ưu tiên phát triển.
- Chế độ chuyển đổi tiền đối với các khoản đầu tư nước ngoài thực hiện tại Ma-rốc bằng ngoại tệ. Bảo vệ các khoản đầu tư và tự do chuyển vốn.
- Đảm bảo không kỳ thị giữa nhà đầu tư nước ngoài và trong nước.
Kể từ 1/1/2000, mọi khoản đầu tư trên 200 triệu điham (18 triệu euro), ngoài việc được hưởng những ưu đãi thuế còn được miễn thuế và phí nhập khẩu và các biện pháp khuyến khích nhằm phát triển vùng.
Bên cạnh tất cả những ưu đãi về thuế và hải quan nói trên, các nhà đầu tư nước ngoài có thể hoạt động tại các khu chế xuất theo lĩnh vực được phân giới về mặt địa lý. Có hai loại cơ sở hạ tầng được phát triển :
- Các khu công nghiệp như Bouskoura, Jorf Lasfar (các khu công nghiệp loại A kiểm soát được ô nhiễm) hoặc KCN Meknès.
- Khu chế xuất Tanger dành toàn bộ cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Kể từ năm 2002, việc hỗ trợ thành lập doanh nghiệp được thực hiện thông qua 16 trung tâm đầu tư theo vùng. Những trung tâm này có nhiệm vụ chính là đơn giản hoá các thủ tục nhờ việc cấp một tờ khai duy nhất về thành lập doanh nghiệp và giới thiệu các vùng của Ma-rốc cho những nhà đầu tư vào những lĩnh vực có tiềm năng cao.
Nhà nước Ma-rốc cũng đã thành lập Quỹ Hassan II để phát triển kinh tế-xã hội bằng cách giúp đỡ các nhà đầu tư trong các lĩnh vực công nghiệp có tiềm năng tăng trưởng cao. Mặt khác, Quỹ phát triển doanh nghiệp Ma-rốc FOMAN cũng được thành lập để hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp tham gia quá trình nâng cao năng lực.
Luật Công ty Ma-rốc được quy định tại 3 văn bản. Đó là Bộ Luật thương mại, Luật số 17-95 về các công ty vô danh và Luật số 5-96 liên quan đến các hình thức công ty khác. Nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia vào một công ty Ma-rốc đang tồn tại hoặc thành lập doanh nghiệp riêng. Công ty cổ phần là hình thức phổ biến nhất tại Ma-rốc (Cty vô danh, Cty vô danh trách nhiệm hữu hạn, Cty vô danh hùn vốn đơn giản). Ngoài ra còn loại hình công ty hữu danh (Cty hợp danh, Cty hợp danh hùn vốn đơn giản, Cty hợp danh góp vốn).
Những loại hình pháp lý khác là Cty liên doanh mà thể thức hoạt động được quy định theo hợp đồng ; Cty mẹ và các trung tâm điều phối không có chế độ pháp lý đặc thù, việc đánh thuế được xác định bằng cách khoán trên các chi phí quản lý và điều phối đã thực hiện ; Các nhóm lợi ích kinh tế chỉ được thành lập bởi các pháp nhân cũng có thể ra đời mà không cần có vốn, chủ yếu được quản lý theo những quy định trong hợp đồng thành lập.
Thương vụ Việt Nam giới thiệu về các rào cản thương mại và rào cản kỹ thuật với hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Ma-rốc.
Theo Thương vụ Việt nam tại Ma-rốc, Ma-rốc là một trong những nước có ngành công nghiệp dệt may giữ vai trò hàng đầu.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, Ma-rốc là nước nhập khẩu đứng đầu thế giới về chè xanh với lượng tiêu thụ mỗi năm 30.000 tấn. Dự kiến đến năm 2010, Maroc sẽ nhập khẩu 57.100 tấn, tăng 4,5% mỗi năm.
Ma-rốc đã có những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực mở cửa thương mại. Về mặt hải quan, điều này được thể hiện nhiều nhất qua việc gia nhập Tổ chức Hải quan thế giới (1968), rồi các công ước quan trọng nhất do Tổ chức này soạn thảo (Công ước về hệ thống hài hoà hoá thuế quan, Công ước Kyoto về đơn giản hoá và hài hoà các chế độ hải quan, Công ước về tạm nhập, vv). Việc mở cửa của Ma-rốc còn được thể hiện thông qua việc gia nhập GATT (1987), rồi WTO (1994) cũng như bằng việc thông qua luật ngoại thương (1989) về trao quyền tự do xuất nhập khẩu. Cuối cùng, nước này cũng ký kết nhiều hiệp định tự do mậu dịch trong đó có Hiệp định hợp tác với Liên minh châu Âu.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, đồng diham của Ma-rốc không thể mang ra khỏi đất nước cũng không tự do chuyển đổi được. Tuy nhiên, Ma-rốc áp dụng khả năng chuyển đổi tiền trong các hoạt động thông thường.
Kể từ khi giành độc lập năm 1957, Marốc đã chú trọng triển khai những dự án đầu tư quan trọng nhằm phát triển và trang bị cho đất nước những cơ sở hạ tầng công nghiệp cơ bản. Cho đến nay lĩnh vực công nghiệp chiếm gần 28% GDP của Maroc. Đã từ lâu, các ngành công nghiệp chế biến nông sản, dệt may và da thuộc giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, việc giảm thuế quan đối với mặt hàng bìa các-tông sẽ mở đầu cho một loạt việc cắt giảm thuế khác. Mục tiêu không gì khác ngoài việc đấu tranh chống buôn lậu trên thị trường trong nước mà liên quan chủ yếu đến vấn đề giá cả.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, hệ thống thuế ở Ma-rốc bao gồm các loại thuế trực tiếp và gián tiếp. Thuế Gián tiếp đưa ra nguồn doanh thu thuế cao hơn thuế trực tiếp.
Các doanh nghiệp nước ngoài muốn kinh doanh hoặc xuất khẩu thành công trên thị trường Ma-rốc thường phải có văn phòng đại diện hoặc sử dụng các đại lý, các nhà phân phối bản địa. Các đại lý và các nhà phân phối địa phương thường giúp đỡ DN nước ngoài rất nhiều nhờ kiến thức ngôn ngữ (tiếng A-rập) và hiểu biết về tập quán kinh doanh tại Ma-rốc.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt nam tại Ma-rốc, việc chậm thanh toán là một trong những khó khăn chính mà các doanh nghiệp làm ăn tại Ma-rốc gặp phải. Nếu như thời hạn thanh toán được ghi từ 30 đến 60 ngày thì trên thực tế cần phải đợi từ 4 đến 6 tháng thậm chí lâu hơn trong một số trường hợp. Và dường như không một lĩnh vực kinh doanh nào không gặp phải tình trạng này.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, Ma-rốc đã có những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực mở cửa thương mại, với hàng loạt công ước và hiệp định tự do thương mại được ký kết.
Theo nguồn tin Thương vụ Việt nam tại Ma-rốc, trong những năm qua, hoạt động nhượng quyền thương hiệu tại Ma-rốc phát triển rất mạnh với tốc độ 15 nhãn hiệu mới mỗi năm liên quan đến nhiều lĩnh vực.
Theo nguồn tin Thương vụ tại Việt Nam, tại thị trường Ma-rốc hiện nay cà phê hoà tan đang ngày càng thắng thế trước cà phê rang xay. Sự thay đổi này buộc các doanh nghiệp phải đa dạng hoá chủng loại để đáp ứng nhu cầu thị trường.