Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
Đô thị ở California
Mặc dù nền nông nghiệp California có tầm quan trọng quốc gia, nhưng dân cư ở bang này chủ yếu sống ở vùng đô thị và có xu hướng tăng lên. Hầu hết người dân California sống ở một trong hai vùng đô thị lớn là Los Angeles và San Francisco.
Sự bùng nổ đất đai vào những năm 1880 đã dẫn đến sự hình thành nhiều trung tâm của các thành phố nằm rải rác trong Lòng chảo Los Angeles, và vùng đất ven biển Nam California. Khi dân số ở khu vực này tăng lên thì những cộng đồng này đã lấn sang các vùng đất nông nghiệp nơi mà trước đây đã chia cách họ.
Hầu hết 300 km dọc theo đường bờ biển từ Santa Barbara đến San Diego bây giờ là một siêu đô thị chạy dài, nơi sinh sống của hơn 15 triệu người California. Toàn bộ tổ hợp này về căn bản là một công trình của thế thứ 20. Do vậy, nhiều yếu tố của các thành phố phía đông được ghi dấu lên cảnh quan trong thế kỷ XIX và thế kỷ XX không hiện diện ở Los Angeles. Trong số những đặc điểm bị thiếu vắng đó là các toà nhà chung cư bốn hoặc năm tầng không có thang máy, những nhà kho có cùng độ cao như thế, và các tuyến giao thông công cộng có đường ra cố định ở trên cao hoặc ngầm dưới lòng đất.
Tác nhân kích thích quan trọng nhất ở các siêu đô thị miền Nam là các ô tô gia đình. Một nửa khu vực trung tâm của Los Angeles là dành cho ô tô, hoặc đường dành cho ô ô hoặc bãi đậu. Hệ thống dày đặc các con đường cao tốc ở khu vực đô thị tạo điều kiện dễ dàng cho sự di chuyển với tốc độ cao khắp các vùng của siêu đô thị này. Los Angeles có số ô tô trên đầu người nhiều hơn bất kỳ vùng nào khác của Hoa Kỳ, và hệ thống giao thông công cộng ở đây là rất nhỏ.
Cuối cùng, Los Angeles là một thành phố không có trung tâm. Khu vực buôn bán duy nhất theo kiểu truyền thống như là một tiêu điểm của các hoạt động đô thị hầu như không tồn tại. Los Angeles thực sự gồm nhiều thành phố cùng phát triển khi chúng được mở rộng về quy mô. Mười bốn trong số các thành phố này hiện có dân số hơn 100.000 người. Sự thiếu vắng một khu vực buôn bán chính đã dẫn đến sự hình thành các trung tâm độc lập cho mỗi cộng đồng.
Mặc dù ở khu vực này không phải là không có các nguồn lực nhưng tầm quan trọng tổng thể của chúng không nổi bật. Ngoài nông nghiệp thì sản xuất dầu mỏ cũng quan trọng, ba trong số các mỏ dầu chính của Mỹ nằm ở miền nam California. Chương trình khai thác ngoài khơi được bắt đầu vào năm 1965. Nhu cầu lớn về các sản phẩm dầu, đặc biệt là xăng, đã khiến cho hầu như toàn bộ sản lượng của miền Nam California chỉ đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng địa phương.
Miền Nam California được biết đến trên toàn thế giới như là địa điểm của Hollywood - trung tâm của ngành điện ảnh Mỹ. Lần đầu tiên trong lĩnh vực điện ảnh, cảnh ngoài trời và ánh sáng thiên nhiên được xem như chuẩn mực. Thời kỳ bầu trời không mây và nhiệt độ thấp trong một thời gian ngắn của khu vực này đã làm cho các đường phố và các cánh đồng trở thành một nơi lý tưởng cho phim ảnh. Los Angeles vẫn còn là một trong những trung tâm của ngành truyền hình và làm phim Mỹ, nhưng hiện nay ngành điện ảnh chỉ đóng một vai trò rất nhỏ trong nền kinh tế của siêu đô thị này, sử dụng chưa đến 2% số nhân công của thành phố.
Khí hậu và cảnh quan đa dạng, đặc biệt là dọc theo vùng ven biển, đã sớm làm cho miền Nam California trở thành một trong những trung tâm giải trí ngoài trời của nước Mỹ. Ngày nay, những lợi thế về thiên nhiên này còn được hỗ trợ bởi một số các cơ sở vui chơi giải trí lớn nhất và trang bị tốt nhất nước Mỹ. Công viên Balboa ở San Diego với vườn thú tuyệt vời, trang trại Knott’s Berns và Marineland là những địa điểm hấp dẫn lớn. Disneyland đã trở thành một biểu tượng của nước Mỹ và là địa điểm đến thăm của vô số khách du lịch.
Miền Nam California còn là một điểm quan trọng đối với những người dân gốc Mỹ Latinh và châu á di cư đến Hoa Kỳ. Tại các trường học ở Los Angeles cứ bốn học sinh thì có hơn một em nói tiếng nước ngoài trong số 104 thứ tiếng khác nhau tốt hơn là nói tiếng Anh.
Những người nhập cư gần đây đặc biệt thường định cư ở những vùng dân tộc lân cận. Một Tokyo thu nhỏ, dọc theo một phần của thành phố, mới được xây dựng lên. Monterey Park ở Thung lũng San Gabriel hiện có tới 50% người gốc châu á, khiến cho nó trở thành thành phố có nhiều dân châu á sinh sống nhất ở Hoa Kỳ. Các nhà hàng dân tộc ở đây rất đa dạng phong phú, ta có thể tìm thấy nhiều nhà hàng kiểu này ở các vùng dân tộc thiểu số lân cận hoặc rải rác trong thành phố.
Tuy nhiên, tất cả những điều này đều không thể tạo thành nguồn lực nuôi sống 15 triệu người. Các nguồn khoáng sản như than hay quặng sắt hầu như không có. San Diego có một hải cảng tốt, nhưng cảng của Los Angeles, hoàn toàn do con người tạo ra, chỉ được xếp vào loại trung bình.
Tuy nhiên, miền nam California thu được rất nhiều lợi ích từ những chi tiêu của Chính phủ hơn bất kỳ một khu vực nào khác ở nước Mỹ. California thu được khoảng 20% chi tiêu của Bộ Quốc phòng và khoảng một nửa tổng số chi tiêu của Cục Hàng không và Không gian Hoa Kỳ. Thành phố San Diego là căn cứ ở Vùng ven bờ biển phía Tây (West Coast) của hải quân Mỹ và lực lượng hải quân này dễ dàng trở thành người sử dụng nhân công chính của thành phố này. San Diego có số lượng việc làm trong ngành chế tạo ít đối với một khu vực đã được đô thị hóa có hơn 2 triệu dân, chắc chắn đây là một yếu tố quan trọng để thành phố này tuyên bố rằng nó là một trong những thành phố đáng sống nhất ở Mỹ. Ngoài ra, điện tử học - ngành có giá trị gia tăng cao do sản xuất đem lại và công nhân đóng vai trò đặc biệt quan trọng - là nhân tố đóng góp chính vào nền kinh tế của miền Nam California.
Los Angeles có doanh thu bán lẻ cao hơn thành phố New York và giá trị hàng chế biến của nó cũng cao hơn. Một thập kỷ trước đây, thành phố này đã vượt cả San Francisco trở thành một trung tâm tài chính của West Coast, nó xếp hàng thứ hai ở Mỹ sau Thành phố New York về các khoản tiền gửi ngân hàng. Hai cảng sinh đôi của Los Angeles và Long Beach cùng nhau hình thành nên trung tâm chuyên chở hàng hóa lớn, nhanh nhất trên thế giới, và đang phát triển. Hiện nay giá trị khối lượng hàng hóa xuất - nhập khẩu chuyên chở xuyên đại dương tại các cảng này đã dễ dàng vượt qua khối lượng chuyên chở tại cảng của New York và New Jersey.
So với nhiều thành phố cạnh tranh mới nổi lên ở phía nam, San Francisco đã lựa chọn hướng đi trở thành một thành phố cổ và mang tính quốc tế. Thành phố này là trọng điểm phía bắc thu hút sự chú ý của những người gốc Tây Ban Nha và Mexico ở California. Nó được coi như trung tâm cung cấp cho những nhu cầu về vàng của California. Vào năm 1850 nó là thành phố lớn nhất ở vùng bờ biển Thái Bình Dương, nó vẫn duy trì sự xếp loại này tới tận năm 1920. Việc hoàn thành tuyến đường sắt xuyên lục địa đầu tiên vào năm 1869, kết hợp với quy mô của thành phố và hải cảng tuyệt vời của nó khiến cho San Francisco không chỉ trở thành trung tâm của sự tăng trưởng ở miền tây Hoa Kỳ, mà còn trở thành địa điểm then chốt trong quan hệ thương mại của Hoa Kỳ với Thái Bình Dương. Số lượng lớn dân di cư từ châu á, đặc biệt là từ Trung Quốc, đến thành phố đã làm tăng thêm số lượng đáng kể những người nước ngoài sống tại đây. Họ đã tạo ra một sự pha trộn dân tộc mang tính quốc tế, điều này đã đem lại một khía cạnh rõ nét cho đặc điểm của thành phố.
Sự lãng mạn trong giai đoạn lịch sử ban đầu của thành phố giống như một phần của bức tranh khảm, khiến cho San Francisco trở thành một trong những thành phố nổi tiếng nhất của Mỹ. Địa lý tự nhiên đã mang lại một phong cảnh huy hoàng cho thành phố: những sườn núi dốc tạo ra những quang cảnh đầy ấn tượng về biển Thái Bình Dương và Vịnh San Francisco, kết hợp với khí hậu ôn hoà, đã xua tan đi cơn nóng bức khủng khiếp đôi khi xuất hiện vào mùa hè ở miền nam California.
Thành phố San Francisco hiện nay là nơi sinh sống của gần 1/8 trong số 5,4 triệu người ở Vịnh San Francisco. Nằm bao quanh một bán đảo nhỏ, thành phố này đang giảm sút dần về số lượng dân cư, trong khi khu vực đô thị tổng thể lại đang tăng lên.
Ngày nay, Vùng Vịnh (Bay Area) được kết hợp bởi nhiều vùng khác nhau, mỗi vùng có đặc điểm riêng của nó. Vịnh phía đông là vùng đa dạng nhất, là nơi pha trộn của các sinh viên đại học, những khu vực rộng lớn được định cư bởi tầng lớp trung lưu, nơi có nhiều bến cảng và ngành công nghiệp nặng trong khu vực. Vịnh San Jose South là nơi sinh sống của tầng lớp thượng lưu với những ngôi nhà mới, những bãi sân đẹp và các trung tâm buôn bán lớn trong khu vực. Dọc theo Vịnh phía bắc của San Francisco là Thung lũng Silicon, nó được đặt tên như vậy là vì nó là nơi tập trung của các công ty nghiên cứu về hóa học và điện tử kết hợp với sản xuất các linh kiện máy tính. ở phía bắc của Golden Gate Bridge, các thành phố nhỏ hơn, nơi đây có rất ít ngành sản xuất và sự xung đột giữa việc sử dụng đất cho nông nghiệp và đô thị đôi khi tỏ ra rõ nét. ở đây, có những người dân thành thị giàu có đang tìm kiếm một nơi trên đất nước để tới đó sinh sống. Bản thân Thành phố San Francisco, với mô hình các đường phố theo kiểu kẻ ô không phù hợp với địa hình đồi núi, với các khu nhà ở san sát vào cuối thế kỷ thứ 19 và vào đầu thế kỷ thứ 20, và với sự đa dạng của các dân tộc, vẫn có một nét quyến rũ đặc biệt.
Không giống như Los Angeles, sự tồn tại của các trung tâm đô thị lớn ở tại Bay Area không phải là điều gây ngạc nhiên. Hải cảng tuyệt vời của khu vực này và khí hậu tốt là những yếu tố địa lý quan trọng. Tính về khối lượng, đây là cảng Thái Bình Dương quan trọng ở Bắc Mỹ. Hệ thống đường sắt và đường cao tốc của nó nối với phía đông ít nhất cũng tương đương với hệ thống ở bất kỳ một thành phố nào thuộc West Coast. Cũng giống như siêu đô thị là khớp nối giữa nước Mỹ với châu Âu, San Francisco là khớp nối giữa Mỹ với châu á.
(Nguồn: Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com