- Sơ lược địa lý Hoa Kỳ (1): Các chủ đề và khu vực - Phần 1
Cuốn sách này viết về địa lý của Hoa Kỳ. Mặc dù chúng ta xem xét địa lý tự nhiên của đất nước này, nhưng mối quan tâm chủ yếu của chúng ta không phải là những đặc trưng bề mặt, khí hậu, đất đai hay thực vật, mà là dấu ấn của con người lên cảnh quan thiên nhiên.
- Sơ lược địa lý Hoa Kỳ (2): Các chủ đề và khu vực - Phần 2
Các nhà địa lý sử dụng khu vực như là một hệ thống phân loại giản tiện, một cách thức để tổ chức một tổ hợp phức tạp những thực trạng về vị trí trở thành một tổ hợp thông tin súc tích và đầy đủ ý nghĩa hơn. Cũng như bất kỳ cách phân loại nào, các khu vực sẽ làm đáp ứng được yêu cầu nếu chúng xác nhận những hình mẫu có thể hiểu được trong các thực trạng, và nếu chúng giúp cho việc làm rõ những hình mẫu phức tạp này.
- Sơ lược địa lý Hoa Kỳ (3): Môi trường tự nhiên - Phần 1
Những nét đặc trưng nổi bật về địa hình của Hoa Kỳ có xu hướng phát triển theo hướng Bắc-Nam xuyên qua đất nước (bản đồ 2). Sâu trong nội địa là một vùng đất trũng rộng lớn và kéo dài, trải từ Vịnh Mexico cho tới biên giới Canada rồi đến tận Alaska.
- Sơ lược địa lý Hoa Kỳ (4): Môi trường tự nhiên - Phần 2
Khí hậu là tổng hợp của các trạng thái thời tiết ngày này qua ngày khác kéo dài trong nhiều năm. Nó là kết quả của sự tương tác giữa nhiều yếu tố khác nhau, trong đó quan trọng nhất là nhiệt độ và lượng mưa.
- Sơ lược địa lý Hoa Kỳ (5): Môi trường tự nhiên - Phần 3
Đất ở một nơi nào đó có được những đặc trưng của nó là do những yếu tố như chất liệu đá gốc, khí hậu, địa hình và các loại động thực vật bị phân huỷ. Hàng trăm loại đất khác nhau sinh ra từ sự tác động qua lại của những yếu tố này. Tính chất độc đáo của mỗi loại đất bất kỳ là do sự hỗn hợp của các thuộc tính (như màu sắc, kết cấu) và thành phần (bao gồm hàm lượng chất hữu cơ và tác động của các colloid trong đất.)
- Sơ lược địa lý Hoa Kỳ (6): Những nền tảng hoạt động của con người - Phần 1
Khi người châu Âu bắt đầu đặt chân lên mảnh đất mà sau này trở thành Hoa Kỳ thì nơi đây mới chỉ có một số lượng rất khiêm tốn dân địa phương sinh sống, tổng cộng khoảng 800.000 người được tổ chức thành những bộ lạc phân tán.
- Sơ lược địa lý Hoa Kỳ (7): Những nền tảng hoạt động của con người - Phần 2
Gần như trên khắp nước Mỹ đều có những vùng đô thị đã lớn lên về quy mô và dân số. Trong một số trường hợp mức tăng trưởng quá lớn và kích thước của các thành phố chính đã trở nên quá rộng đến mức nhiều vùng đô thị đã sáp nhập lại và hình thành các chùm thành phố. Nhóm các đô thị lớn khởi đầu từ Boston (Massachusetts) tới thủ đô Washington, dọc theo bờ biển đông bắc Hoa Kỳ chính là một ví dụ rõ ràng nhất.
- Sơ lược địa lý Hoa Kỳ (8): Khu siêu đô thị - Phần 1
Vào năm 1961, một nhà địa lý học người Pháp đã cho xuất bản một ấn phẩm đồ sộ nghiên cứu về một vùng đất có mức đô thị hóa cao nằm ở phía đông bắc Hoa Kỳ. Giáo sư Jean Gottmann đã bỏ ra 20 năm ròng nghiên cứu vùng đất kéo dài từ miền nam New Hampshire và bắc Massachusetts tới tận thủ đô Washington (bản đồ 3). Ông cho rằng đây là một "vùng hết sức đặc biệt” và gọi nó với cái tên Siêu đô thị (Megalopolis).
- Sơ lược địa lý Hoa Kỳ (9): Khu siêu đô thị - Phần 2
Trên toàn bộ Megalopolis chính những hình thái và chức năng đô thị là những yếu tố tạo ra tính thống nhất mang tính khu vực quan trọng nhất trên toàn lãnh thổ. Những toà nhà cao ngất ngưởng, những phố xá đông nườm nượp, những khu nhà ở chen chúc cùng những cơ sở công nghiệp tồn tại song song với vô số những cơ sở văn hóa - như các nhà hát, dàn nhạc giao hưởng, các bảo tàng mỹ thuật và những thư viện lớn.
- Sơ lược địa lý Hoa Kỳ (10): Khu siêu đô thị - Phần 3
Có lẽ chuyển biến căn bản nhất và lớn lao nhất ở Megalopolis trong suốt 40 năm qua là sự mở rộng thật sự to lớn của các vùng đô thị lớn. New York rộng lớn hơn rõ ràng đã tăng dân số với tốc độ nhanh nhất, nhưng các vùng Boston, Philadelphia, Baltimore và Washington cũng đã phát triển mạnh mẽ.
- Sơ lược địa lý Hoa Kỳ (11): Vùng trọng điểm chế tạo - Phần 1
Sản xuất là một hoạt động kinh tế quan trọng của Hoa Kỳ. Bằng chứng của điều này có thể tìm thấy ở khắp nơi, trong các sản phẩm may mặc, những mặt hàng thực phẩm được bảo quản, các công trình nhà ở, các phương tiện giao thông và liên lạc, và nhiều thứ khác.
- Sơ lược địa lý Hoa Kỳ (12): Vùng trọng điểm chế tạo - Phần 2
Với Boston, New York, Philadelphia và Baltimore sớm dựa mạnh vào thương mại và những giao dịch tài chính mà thương mại thúc đẩy hình thành, những cảng này và các vệ tinh của nó bắt đầu thu hút dân chúng từ rất lâu trước khi lĩnh vực sản xuất trở thành thống trị trong nền kinh tế Hoa Kỳ.
- Sơ lược địa lý Hoa Kỳ (13): Miền đông bị quên lãng - Phần 1
Nhìn vào bản đồ miền duyên hải phía đông nước Mỹ, ta thấy thiếu vắng những thành phố lớn chạy dọc theo bờ biển phía bắc của Boston. Hầu như không có tuyến đường bộ lớn nào xuất phát từ bờ biển đó đi vào nội địa và các thành phố sâu trong đất liền thường nhỏ hơn những thành phố dọc bờ biển. Khu vực này bao gồm bắc New England và vùng Adirondacks thuộc New York có thể được coi như là Bypassed East - Miền Đông bị quên lãng (bản đồ 5).
- Sơ lược địa lý Hoa Kỳ (14): Miền đông bị quên lãng - Phần 2
Sự kiện thứ hai khiến cho ngành nông nghiệp trong vùng điêu đứng cũng diễn ra vào cuối những năm 1700 đầu những năm 1800, với sự phát triển của ngành công nghiệp ở phía nam New England, nơi khởi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp ở Hoa Kỳ. Công nghiệp tăng trưởng khiến cho nhu cầu về lao động tăng mạnh.
- Sơ lược địa lý Hoa Kỳ (15): Appalachia và Ozark - Phần 1
Vùng cao Appalachia, trải dài từ New York tới Alabama, và vùng núi Ozark-Ouachita bị chia cắt bởi một vùng đất có chiều rộng khoảng 400 km. Thực chất, chúng là hai bộ phận tách rời của một khu vực tự nhiên duy nhất, có chung đặc điểm địa hình và sự kết hợp đặc biệt chặt chẽ giữa địa hình và việc định cư của con người.