Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
Mô hình cư trú của dân cư
Không có một vùng bờ biển nào, không kể các vùng cực của trái đất lại được người châu Âu khám phá muộn màng hơn North Pacific Coast. Vitus Bering đã cho rằng bờ biển Alaska phải thuộc về nước Nga từ năm 1740, nhưng điều này đã không được công nhận cho tới khi thuyền trưởng James Cook đã đi dọc theo bờ biển này từ Oregon tới đông nam Alaska. Vào thời gian các nhà thám hiểm Meriwether Lewis và William Clark thực hiện hành trình của mình xuyên qua Cascade tới cửa sông Columbia vào năm 1805, Philadelphia và thành phố New York, mỗi thành phố với dân số khoảng 75.000 người ganh đua một cách quyết liệt để chiếm danh hiệu thành phố lớn nhất quốc gia. Vào giữa những năm 1840, khi những người sáng lập ra nước Mỹ bắt đầu đi trên con đường mòn Oregon đến Thung lũng Willamette, dân số Washington nhanh chóng đạt đến con số 500.000 người.
Dân số trước khi người châu Âu thâm nhập trong khu vực này khá lớn. Môi trường khí hậu ôn hòa cung cấp một nguồn thực phẩm dồi dào trong cả năm. Hươu, các loại hạt, rễ cây, các loài giáp xác và đặc biệt là cá hồi là những kho tàng thực phẩm tự nhiên dường như vô hạn. Người Mỹ bản địa thích ứng với môi trường này bằng nền kinh tế săn bắt và hái lượm mà không hề biết đến việc trồng trọt những loài cây lương thực. Sống tập trung dọc theo bờ biển, họ chia thành nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số, mỗi cộng đồng chiếm lĩnh một thung lũng ven biển nhỏ và riêng biệt. Những thổ dân này xây dựng những ngôi nhà lớn, rất gây ấn tượng bằng thân cây tuyết tùng đỏ và đi biển bằng những chiếc thuyền độc mộc cũng làm từ thứ gỗ đó.
Dọc theo hầu hết bờ biển này, người Mỹ bản địa dường như là biến mất khi những người châu Âu đến. Do sự cách biệt quá lớn của những cộng đồng người Anh-điêng khiến cho họ không thể thực hiện được những cuộc kháng cự một cách có tổ chức, từng bộ lạc nhỏ đầu hàng một cách lặng lẽ, gây rất ít ảnh hưởng đến sự định cư của người châu Âu. Ngày nay, còn lại rất ít người Mỹ bản địa ở phía nam. Xa hơn về phía bắc, người Mỹ bản địa vẫn còn lại một cộng đồng đáng kể ở Panhandle của Alaska.
Người Nga là những người châu Âu đầu tiên thiết lập cuộc sống định cư lâu dài dọc theo bờ biển này. Họ đến nơi đây vào cuối thế kỷ thứ 18, bị thôi thúc bởi động cơ tìm kiếm sự giầu có một cách dễ dàng. Những của cải mà họ định dựa vào đó để làm giầu chính là lông thú. Những người Nga đã lập ra một loạt các phái đoàn và trạm giao dịch tập trung ở đông nam Alaska nhưng cũng mở ra cả về phần Nam và Bắc California. Những tiền đồn này không bao giờ có đủ lương thực và chi phí để duy trì những trạm giao dịch ở rải rác, cách biệt nhau, thường vượt quá mức thu nhập từ bán lông thú. Sau một loạt những toan tính của những người Nga trong việc bán thuộc địa này cho nước Mỹ, cái giá 7,2 triệu đô-la Mỹ cuối cùng đã được thỏa thuận vào năm 1867.
Công ty Bay Hudson chuyển hoạt động kinh doanh lông thú của mình về vùng lòng chảo sông Columbia vào đầu thế kỷ thứ 19. Đây là một sự kiện gây ảnh hưởng lớn trong khu vực Pacific Northwest tính cho tới thời điểm những năm 1830, khi những nhà truyền giáo người Mỹ và những người dân Mỹ di cư bắt đầu cuộc hành trình dài của họ từ Missouri đến qua con đường mòn Oregon. Hầu hết những người dân định cư Mỹ mới chuyển đến Thung lũng Willamette, nhưng họ nhanh chóng trở nên đông đúc hơn dân cư gốc Anh của toàn bộ vùng Tây Bắc.
Đường xe lửa là một sự kiện mang tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển thực sự của Oregon và Washington. Vào năm 1883, Tuyến đường sắt bắc Thái Bình Dương tới Seattle hoàn tất và một thập niên tiếp sau đó là tuyến Great Northern. Sự kiện này đã chấm dứt sự lệ thuộc hoàn toàn của khu vực này vào vận tải đường biển đi qua cực nam của Nam Mỹ tới phía đông Hoa Kỳ và những thị trường châu Âu.
Ngày nay, vùng đất xa xôi này, cũng giống như hầu hết các khu vực khác của nước Mỹ, đều có một số dân cư đô thị. Cả Seattle, Washington, và Portland, Oregon, đều có dân số siêu đô thị khoảng hơn 1 triệu người.
Seattle là thành phố lớn nhất dọc theo North Pacific Coast kể từ thời kỳ phồn thịnh cuối thế kỷ thứ 19. Được thiết lập nên như là một trung tâm khai thác gỗ, Seattle bắt đầu đạt được vị thế thống trị trong khu vực khi thành phố được nối liền với tuyến đường sắt xuyên lục địa. Thành phố này là nơi ra đời hãng máy bay Boeing kể từ năm 1920 và nó được gọi là thành phố của những công ty lớn nhất trên thế giới. 3500 nhà sản xuất khác của thành phố hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các nguyên liệu xi măng, đất sét, cung ứng cá, bột mỳ, các sản phẩm kim loại, hàng dệt may và thực phẩm.
Trung tâm đô thị của Seattle co cụm vào một dải đất hẹp tiếp giáp với Puget Sound về phía tây và Hồ Washington về phía đông. Thành phố có một vị thế đẹp với phong cảnh của các ngọn núi và mặt nước đã đem lại cho các cư dân của mình rất nhiều đồi xen kẽ một cách ngoạn mục với những đường phố đầy cây xanh.
Portland là một thành phố cũ kỹ nếu xét theo những chuẩn mực của khu vực, nhưng lại là mới theo các chuẩn mực khác. Nền kinh tế của thành phố đa dạng hơn Seattle và mối quan hệ của nó với nội địa của vùng cũng gần gũi hơn bởi lộ trình của vùng đất thấp về phía đông đã được thung lũng sông Columbia tạo ra. Portland là một điểm trung chuyển vận tải đường thủy lớn đối với các loại hàng hóa như ngũ cốc từ phía tây Washington đến, sản phẩm gỗ và chế biến thực phẩm là những hoạt động chủ yếu của nền kinh tế sản xuất địa phương. Portland nằm cách bờ biển khoảng 160 km nhưng lại cạnh tranh với Seattle trong vai trò là một cảng biển bởi vị thế sông Columbia thấp hơn rất tiện lợi cho giao thông đường thuỷ.
Alaska - một hòn đảo chính trị
Bờ biển phía nam Alaska rõ ràng là một phần North Pacific Coast nhưng người ta buộc phải nhìn nhận nó như là một miền đất tách biệt với phần còn lại của khu vực. Alaska không có đường sắt nối liền với những phần đông dân cư hơn của lục địa mà chỉ có một đường cao tốc dài duy nhất, đôi chỗ vẫn chưa được lát hết, nối liền bờ biển nam Alaska xuyên qua nội địa Canada với phần còn lại của Hoa Kỳ. Dân cư ở Panhandle của Đông Nam Alaska tụ tập cạnh những dãy núi ven biển trên một dải bờ biển hẹp hiếm khi có chiều rộng lớn hơn vài trăm mét. Khu vực này chỉ trông chờ vào vận tải đường biển và hàng không để liên lạc với phần còn lại của thế giới, điều này càng dẫn tới một cảm giác lớn hơn về tính độc lập trên mức đặc trưng so với những khu vực còn lại của vùng này, về sự tách biệt với những hoạt động của các vùng trong quốc gia và về một nền kinh tế đắt đỏ do sự khan hiếm và chi phí vận chuyển cao.
Nhiều người tin rằng nền kinh tế Alaska dựa chủ yếu trên khoáng sản, khai thác gỗ và đánh bắt hải sản. Trong thực tế, chính phủ liên bang mà chủ yếu là Bộ Quốc phòng mới là người sử dụng nhân công chủ yếu trong bang. Thậm chí sự bùng nổ về phát triển dầu lửa tại North Slope trong bang cũng chỉ làm cho chiều hướng này lệch đi đôi chút chứ không hề loại bỏ được nó.
(Nguồn: Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com