Hàng giá rẻ Trung Quốc từng tung hoành trên toàn cầu đang đối mặt với nguy cơ kết thúc thời hoàng kim |
Có ý kiến đưa ra dự đoán hồi kết của hàng giá rẻ Trung Quốc tràn ngập toàn cầu sắp kết thúc. Tuy nhiên cũng có ý kiến đánh giá ngược lại là tương lai của hàng hóa giá rẻ sẽ tươi sáng kiểu khác.
Bruce Rockowitz - Chủ tịch hội đồng quản trị Li & Fung, một công ty có nguồn cung ứng lớn hàng hóa quần áo và các đồ gia dụng từ Châu Á cho biết đã đến thời kỳ kết thúc của sản phẩm giá rẻ. Trong lĩnh vực hàng hóa không đòi hỏi công nghệ cao mà Li & Fung là chuyên gia, công ty này kiểm soát tới 4% hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ và một số lượng hàng tương đương xuất khẩu sang Châu Âu. Công ty Li & Fung còn hoạt động ở nhiều nước Đông Á khác, những nơi họ tìm kiếm được mọi thứ hàng hóa giá rẻ, cung ứng ổn định từ túi xách tay đến ghế ngồi quầy bán rượu. Chính vì thế khi công ty này đưa ra phát biểu kỷ nguyên hàng Châu Á giá rẻ đang đi đến hồi kết, mọi người đều chú ý lắng nghe.
Theo Rockowitz, các nhà sản xuất Châu Á đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, mỗi thời kỳ kéo dài tới 30 năm. Khi Trung Quốc đóng cửa trong quá khứ, các công ty ở Hong Kong, Đài Loan, Hàn Quốc đã lớn mạnh nhờ xuất khẩu sản phẩm giá rẻ. Vào lúc Trung Quốc mở cửa với thế giới vào cuối những năm 1970, các nhà sản xuất có kinh nghiệm trên đã đổ về miền nam Trung Quốc. Nhờ vào sự tiếp cận tự do về đất đai, nguồn nhân lực, cộng với sự thuận tiện của trung tâm cảng, thương mại, tài chính Hong Kong ngay bên cạnh, các nhà sản xuất này bắt đầu làm mọi thứ hàng hóa rẻ hơn và bán chúng cho toàn thế giới.
Nhưng nay lương công nhân Trung Quốc đang tăng nhanh và một làn sóng nhu cầu hàng hóa của nội địa Trung Quốc đã làm cho giá hàng hóa tiêu dùng tăng. Các chủ sản xuất có thể tìm thấy cách giảm thiểu khó khăn này bằng việc chuyển sang các khu vực mới như phía tây Trung Quốc, VN, Bangladesh, Malaysia, Ấn Độ và Indonesia.
Nhưng không một địa điểm mới nào ở trên có thể tạo ra hàng hóa rẻ như cách các tỉnh phía Nam Trung Quốc đã làm. Theo ông Rockowitz, không gì có thể thay thế được điều kỳ diệu Trung Quốc và cũng sẽ không có điều tương tự sẽ xảy đến. Giá hàng hóa hiện nay đang tăng 5% mỗi năm mà không có dấu hiệu kết thúc. Đối với hoạt động của công ty Li & Fung, giá hàng hóa thậm chí còn tăng trung bình tới 15%. Những mặt hàng khác từ Châu Á như đồ chơi, quần áo và đồ dung gia đình cũng có mức tăng tương tự.
Tất nhiên các nhà sản xuất cũng nhìn thấy một số khác biệt trong các lĩnh vực khác. Ví dụ tại Hội chợ máy tính hàng năm tại Đài Loan, các khách sạn được đặt hết phòng, thậm chí với giá cao vì có gần 2.000 nhà sản xuất nhỏ thuê để quảng bá hàng hóa giá rẻ, đầy tính sáng tạo của mình. Dù rằng không có các gương mặt hàng đầu về công nghệ như Apple hay kể cả HTA của Đài Loan. Số lượng công ty đến với Hội chợ từ Trung Quốc còn ấn tượng hơn nhiều: 500 so với 200 năm 2010 và họ cũng đang đầu tư sản xuất những hàng hóa điện tử thay vì đồ may mặc, đồ chơi giá rẻ. Đích hướng tới của họ là những loại hàng hóa cả thế giới đang phát sốt lên vì thích thú nhưng giá quá đắt. công ty BananaU quảng cáo về máy tính bảng với hệ điều hành Android của Apple với giá chỉ có 100 USD, máy tính mỏng như MacBooks dùng hệ điều hành Windows bán dưới 250 USD. Tất nhiên còn có nhiều câu hỏi về bản quyền hoặc những mặt hàng này có thể bán được ở các nước phát triển không nhưng chúng đang được sản xuất và bắt đầu được tiêu thụ ngày càng nhiều.
Có thể nói các công ty Trung Quốc luôn quan tâm đến bất kỳ hàng hóa nào có giá thấp hơn và dễ dàng sản xuất tự động với số lượng lớn. Khi lao động rẻ, các công ty Trung Quốc đã dùng điều đó ồ ạt và giờ họ đang học cách làm sản phẩm có giá trị hơn với ít nhân công hơn. Việc Li & Fung rung lên hồi chuông về kỷ nguyên hàng giá rẻ cũng đáng quan tâm nhưng hội chợ máy tính tại Đài Loan lại cho một cách nhìn mới về hàng hóa có giá trị giá rẻ.
(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com