Dự cảm về ngày thất bại, trong cơn hấp hối, chính quyền phát xít gấp rút bơm tiền, tăng cường nhân lực cho những chương trình vũ khí có sức công phá lớn. Bên cạnh việc thúc đẩy dự án chế tạo bom nguyên tử, đĩa bay mang bom nguyên tử vào thời kỳ cuối của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ II, quân Đức còn lên kế hoạch sử dụng một loại "bom bay" mới và quyết định chọn Anh làm nơi thí nghiệm. Hơn 60 năm sau, bức màn bí mật ấy đã được các nhà lịch sử vén lên.
Bản thiết kế bom bay phi tiêu của phát xít Đức. |
Thiết kế của một loại bom bay bí mật khác mà phát xít Đức dự định sử dụng khi đó được tìm thấy ở văn phòng Quốc trưởng Đức A-đôn Hít-le tại Béc-lin, ngay sau khi thế chiến thứ II kết thúc. Tuy nhiên, sau đó nó đã biến mất và gần đây được một nhà sưu tập tư nhân đem ra bán đấu giá.
Theo nhà sử học Gra-ham Pít-phót, những tháng cuối cùng trên đỉnh cao quyền lực, tên trùm phát xít đã cho phát triển nhiều chương trình vũ khí vô cùng kỳ cục. Và một loại bom bay mới vừa được thiết kế (còn gọi là bom phi tiêu) là một trong số đó. "Các nhà khoa học Đức quốc xã là những người rất giỏi trong lĩnh vực phát minh khí động học và nổi tiếng là có nhiều cải tiến". Vì thế, theo ông Gra-ham, chuyện phát xít Đức lên kế hoạch sử dụng loại bom bay mới nhằm tấn công nước Anh sau chiến dịch V-1 (sử dụng bom bay tàn phá các cảng biển của Anh và thủ đô Luân Đôn) thất bại là có thể hiểu được, nhất là trong bối cảnh chế độ Quốc xã đang ngày càng tuyệt vọng.
Gọi loại bom bay này là bom phitiêu vìnó cóhìnhdạng giống như chiếc phi tiêu thường thấy trong cácphòng vuichơi ởquán ba phổ biến lúc đó ở Béc-lin. Tuy nhiên, đó là chiếc phi tiêu khổng lồ chứa cả nghìn cân thuốc nổ. Tiếng là bom, nhưng thứ vũ khí có sức công phá ghê hồn này không được thả theo kiểu "hết trách nhiệm", mà đặt dưới sự điều khiển trực tiếp của con người. Bom sẽ được gắn vào tàu lượn. Sau đó, máy bay sẽ chở bom, tàu lượn và phi công đến thả ở một nơi cách xa mục tiêu nhằm tạo sự bất ngờ khi tấn công. Vì là tàu lượn, lại không phát ra tiếng ồn nên ra-đa đối phương sẽ rất khó khăn để phát hiện mục tiêu. Phi công điều khiển tàu lượn mang theo bom đến gần mục tiêu rồi cắt bom. Ngay sau đó, một quả bóng lớn - một kiểu khinh khí cầu sẽ phình ra, nhanh chóng nâng tàu lượn lên cao và viên phi công sẽ điều khiển tàu lượn để trở về căn cứ.
Nhờ vậy, tính mạng của phi công được bảo đảm. Việc sử dụng bom phi tiêu sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc đánh bom cảm tử của các máy bay Ka-mi-ka-zê của Nhật Bản trước đây. Thứ nhất là tạo sự bất ngờ vì không có tiếng ồn gây sự chú ý như sử dụng máy bay ném bom. Thứ hai là ít có nguy cơ mất máy bay do hệ thống phòng không bố trí quanh mục tiêu của đối phương. Kế hoạch là thế nhưng phát xít Đức đã không kịp thực thi nó và các nhà lịch sử lại có thêm một câu hỏi cần tìm câu trả lời.
(Theo HNM)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com