Kevin Casas-Zamora, một học giả có tiếng về chính sách ngoại giao thuộc bộ phận Sáng kiến châu Mỹ La tinhcủa Viện Nghiên cứu Brookings, giải thích trên nhật báo Mỹ The Christian Science Monitor lý do tại sao cộng đồng quốc tế phản đối cuộc đảo chính ở Honduras.
Theo Casas-Zamora, không phải cựu tổng thống Manuel Zelaya là một chính khách hoàn hảo. Ông “vua gỗ” Zelaya, năm nay 57 tuổi, đắc cử tổng thống năm 2006. Đứng đầu một trong hai đảng trung hữu thay phiên nhau trị vì Honduras trong mấy chục năm qua, năm 2007, ông Zelaya đột nhiên ngả theo cánh tả, thiết lập quan hệ với Tổng thống Hugo Chavez của Venezuela, kẻ thù không đội trời chung của Mỹ.
Châu Mỹ bất ổn
ÔngZelaya sau đó chọc tức quân đội, quốc hội, tòaán và nhà thờ bằng cách tổ chức trưng cầu ý dân về việc sửa đổi hiến pháp cho phép ông ứng cử thêm một nhiệm kỳ tổng thống (4 năm) vào ngày 28-6-2009. Lập tức rạng sáng hôm ấy, quân đội thừa lệnh quốc hội vào tận tư dinh tổng thống bắt giữ ông Zelaya đưa thẳng ra sân bay, trục xuất đi Costa Rica. Ông Zelaya lúc đó còn nguyên bộ đồ pyjama trên người.
Cuộc đảo chính ở Honduras diễn ra trong bối cảnh nhiều nước châu Mỹ Latinh bất ổn. Tại Guatemala, sau vụ ám sát một luật sư, nhân dân xuống đường biểu tình rầm rộ tố cáo Tổng thống Alvaro Colom đứng đằng sau vụ giết người đó để ém nhẹm một xì-căng-đan tham nhũng.
Tại Nicaragua, những cuộc biểu tình bùng nổ hồi tháng 11-2008 phản đối Tổng thống Daniel Ortega gian lận bầu cử tạo điều kiện cho Đảng Sandinista của ông thắng cử áp đảo. Ông Ortega cũng bị cáo buộc thiết lập chế độ độc tài.
Tại Mexico, bọn buôn lậu ma túy lộng hành đe dọatính mạng củathầy cô giáo các trường, công khai tuyển mộthành viên mới trước sự bất lực của chính quyền. Năm 2008, chúng đã giết 6.200 người, tăng gấp đôi so với năm 2007.
Tình trạng kể trên, theo nhiều nhà phân tích, nếu không ngăn cản sẽ lan sang các nước Trung Mỹ. Michael Shifter, một chuyên gia về châu Mỹ Latinh thuộc tổ chức Đối thoại liên Mỹ ở Washington, nhận xét: “Châu Mỹ Latinh đang rơi vào tình trạng mất kiểm soát”.
Vụ truất phế tổng thống Honduras được coi như một giọt nước có thể làm tràn ly đẩy các nước Trung và Nam Mỹ vào cảnh hỗn loạn. Theo Casas-Zamora, phản ứng của cộng đồng quốc tế cần được hiểu trong bối cảnh đó.
Hành hung nhà báo
Sự kiện cựu tổng thống bị truất phế Manuel Zelaya trở về nước trú ẩn trong tòađại sứ Brazil ở Tegucigalpa suốt tuần qua làm cho tình hình ở Honduras vốn rối ren càngthêm bất ổn. Cuộc biểu tình lớn chống chính phủ tạm quyền, yêu cầu phục chức cho ông Zelaya theo lời kêu gọi của ông này diễn ra hôm 28-9 tương đối hòa bình. Quy mô cuộc biểu tình tuy nhiên không lớn như mong đợi của ông Zelaya.
Hãng tin AP cho biết vài trăm người miệng dán băng keo tuần hành trên đường phố Tegucigalpa chống chế độ kiểm duyệt của chính phủ. Những người tổ chức biểu tình cho biết nhiều ngàn người từ các tỉnh đổ về thủ đô đã bị cảnh sát và quân đội ngăn chặn theo sắc lệnh của tổng thống cấm tụ tập không phép.
Một người biểu tình phản đối chính phủ bên ngoài một trường đại học ở Tegucigalpa hôm 28-9. Ảnh: AFP
Nói chung, không có bạo loạn nhưng hai nhà báo bám theo cuộc đột kích của khoảng 200 cảnh sát viên vào trụ sở đài phát thanh Radio Globo và đài truyền hình Channel 36 – hai đài chỉ trích chính phủ ông Micheletti gay gắt nhất - đã bị đánh đập và bị tịch thu máy ảnh. Các thiết bị phát sóng của hai đàibị tịch thu.
Trong khi đó, OAS (Tổ chức Các nước châu Mỹ) mở cuộc họp khẩn cấp hôm 28-9 tại Washington sau khi Honduras trục xuất phái đoàn tiền trạm của OAS. P.J. Crowley, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, lên án gay gắt vụ trục xuất này.
Ông nói: “Đã đến lúc chính phủ tạm quyền (Honduras)bỏ cái xẻng đi bởi vì mỗi lần dùng sẽ làm cái hố sâu thêm”. Lew Amselem, đại diện Mỹ tại OAS, cũng lên án vụ trục xuất thành viên OAS là một hành động “điên rồ và đáng trách”. Đồng thời, Amselem cũng chỉ trích ông Zelaya “không phục vụ lợi ích của nhân dân cũng nhưcủa những người mong mỏi tái lập dân chủ trong trật tự một cách hòabình” vì đã lén lút trở về nước gây rối ren.
Nhượng bộ
Trước áp lực của cộng đồngquốc tế vàcủa những cuộc biểu tình ủng hộ ông Zelaya diễn ra dồn dập, chiều 28-9, tổng thống tạm quyền Micheletti đã xuống nước. Ông tuyên bố sẽ tái lập quyền tự do công dân, cho phép các đài phát thanh truyền hình hoạt động trở lại nhưng không phải ngay lập tức mà vào cuối tuần này.
Lý do là ông phải “tham khảo ý kiến tối cao pháp viện, quốc hội và những ứng cử viên tổng thống (ngày 29-11 sẽ tổ chức bầu cử) về việc hủybỏ sắc lệnh”. Ông Micheletti nhấn mạnh rằng cuộc tham khảo này sẽ diễn ra sớm nhấtvà “cuối tuần này chúng tôi sẽ giải quyết dứt điểm”.
Trước đó, tối 27-9, ông Micheletti ban hành một sắc lệnh có hiệu lực 45 ngày hạn chế các quyền công dân như cấm tụ tập không phép ở những nơi công cộng, cấm tự do ngôn luận, cấm di chuyển từ nơi này sang nơi khác, người dân có thể bị bắt không cần trát tòa...
Hãng tin AP cho biết thêm ông Micheletti cũng“muốn xin người dân Honduras tha thứ cho ông” vì đã ban hành những biện pháp hạn chế quyền công dân kể trên. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng sắc lệnh được bãi bỏ không có nghĩa là “cảnh sát sẽtrở về doanh trại”.
Ông Micheletti tái khẳng định rằng ông sẽ không tấn công tòa đại sứ Brazil, nơi vợ chồng ông Zelaya tạm trú. Bộ Ngoại giao Hondurascũng tuyên bố sẵn sàng đón tiếp hội đồng ngoại trưởng của tổ chức OAS vào ngày 7-10. Trước đó, ngày 27-9, bộ đã trục xuất 4 người của đoàn tiền trạm OAS với lý do “không báo trước”
(Theo Nguyễn Cao // Người lao động online)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com