Suốt tuần qua, người dân Tegucigalpa, thủ đô nước Cộng hòa Honduras ở Trung Mỹ, sống trong bầu không khí ngột ngạt. Chính phủ Micheletti đã ban hành sắc lệnh cấm tụ tập không phépnơi công cộng, bắt người không cần lệnh, cấm các đài phát thanh “tấn công hòa bình và trật tự” hoạt động. Chính phủ biện bạch rằng phải siết chặt các quyền tự do cá nhân để đối phó với “lời kêu gọi nhân dân nổi loạn chống chính phủ” củaông Zelaya.
Ông Zelaya tổ chức họp báo trong tòa đại sứ Brazil ngày 27-9.
Ảnh: REUTERS
Brazil bác tối hậu thư của Honduras
Từ tòa đại sứ Brazil – nơi ông tạm trú kể từ ngày bí mật trở về Honduras bằng đường bộcách nay đúng một tuần – thứ bảy vừa qua, ông Manuel Zelayađã gửi đến đài phát thanh địa phương Radio Globo một thông cáo kêu gọi những người ủng hộ ông trong cả nước “tiến vềthủ đô Tegucigalpa để chiến đấu cuộc chiến cuối cùng” vào ngày 28-9. Cuộc biểu tình lần nàynhằm kỷ niệm ngày chính quyền ông Zelaya bị quân đội đảo chính cách đây ba tháng và đòi phục chức ông Zelaya.
Ngày 27-9, chính phủ Brazil đã bác bỏ tối hậu thư của chính phủ tạm quyền Honduras, theo đó trong vòng 10 ngày nếu Brazil không giao Zelaya cho cơ quan tư pháp Honduras hoặc cấp giấy phép tị nạn và đưa ông Zelaya về BrazilthìHonduras buộc phải áp dụng thêm “những biện pháp khác”. Ngày 28-9,chính quyền Honduras đe dọa đóng cửa tòa đại sứ Brazil.
Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva (thường gọi là Lula)vào cuối phiên họp kếtthúc hội nghị thượng đỉnh châu Phi và Nam Mỹ (ASA) tổ chức tại Porlamar, Bắc Venezuela, tuyên bố với các nhà báo rằng: “Brazil không chấp nhận tối hậu thư của chính quyền do những người đảo chính dựng lên”.
Ông Lulacho biết thêm Brazilkhông công nhận chính phủ ông Micheletti cho nên chẳng có chuyện gì để nói vớichính quyền Honduras. Ông cũng xác nhận rằng ông Zelaya là “khách” của tòa đại sứ Brazil ở Honduras. Ông Zelaya muốn ở bao lâu cũng được nếu thấy cần thiết. Ngoài ra, theo hãng tin Reuters, ông Lula còn yêu cầu ông Micheletti đưa ra một lời xin lỗi.
Tòa đại sứ bị bao vây
Trước đó, đêm 27-9, ngoại trưởng tạm quyền Honduras Carlos Lopez cáo buộc: “Kể từ ngày cựu tổng thống Zelaya bí mật trở về Honduras, tòa đại sứ Brazil được dùng để xúi giục bạo loạn và nổi dậy chống lại nhân dân và chính quyển hợp hiến”.
Ông Micheletti (theo hãng tin AP) không cho biết rõ chính phủ ông sẽ làm gì khi hết hạn tối hậu thư. Trước đó, ông quả quyết rằng sẽ bắt giữ ông Zelaya về tội phản quốc và lộng quyền, xem thường phán quyết của tòa án tuyên buộc ông Zelaya phải từ bỏ kế hoạch tổ chức trưng cầu ý dân về sửa đổi hiến pháp. Theo phe đảo chính, cuộc trưng câu ý dân là một âm mưu kéo dài thêm nhiệm kỳ tổng thống của ông Zelaya.
Nhưng ông Micheletti bác bỏ nguồn tin quân đội Honduraslên kế hoạch tấn công tòa đại sứ Brazil để bắt sống ông Zelaya. Hàng trăm quân lính và cảnh sát chống bạo động Hondurasđã bao vây tòa đại sứ Brazil cả tuần nay, xung đột với những người biểu tình ủng hộ ông Zelaya diễn ra mỗi ngày. Đã có một người biểu tình lànữ sinh viên mắc bệnh hen suyễnchết hôm 26-9 do hít phải hơi lựu đạn cay của cảnh sát chống bạo động Honduras hôm 22-9, nâng tổng số những người biểu tình bị chết kể từ ngày quân đội làm binh biến lên 10 người. Trong khi đó, chính quyền chỉ thừa nhận có 3 người chết.
Theo AP, ông Zelaya và 65 người ủng hộ ông tạm trú trong tòa đại sứ Brazil tố cáo chính quyền Hondurasliên tục cúp điện nước, thậm chíkhủng bố bằng một loại khílạ làm buồn nôn, nhức đầu, chảy máu mũi. Ngoài ra, quân đội còn dùng loa công suất lớn “dội bom” vào tòa đại sứ. Hành động quấy rối này đã bị Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc lên án hôm thứ sáu tuần rồi, theo Reuters.
Bốn thành viên OAS bị trục xuất
Trong một diễn biến khác, ngày 28-9, chính quyền ông Micheletti đã trục xuất 4 thành viên của Tổ chức Các nước châu Mỹ (OAS)và giữ một thành viên khác nhiều giờ liền tại nhà ga quốc tế sân bay Tegucigalpa. Những người này thuộcđoàn tiền trạm của OAS đến Honduras để chuẩn bị chuyến viếng thăm chính thức Honduras của Tổng Thư ký OAS, ông Jose Miguel Insulza, làm trung gian tháo gỡ ngòi nổ cuộc xung đột giữa ông Manuel Zelaya và Roberto Micheletti.
John Biehl, cố vấn đặc biệt của ông Insulza,là người duy nhất được phép ở lại mà không hiểu tại sao. Ông Biehl kể lại với phóng viên AFP: “Chúng tôi đến đây với tư cách là phái bộ của tổng thư ký OAS. Chúng tôi đã bị giữ lại tại sân bay. Phái bộ của tôi gồm có 2 người Mỹ, 1 người Canada, 1 người Colombiavà tôi. Một thành viên của phái bộ bị trục xuất thẳng về Mỹ. Ba người kia có lẽ quay trở về Costa Rica. Chúng tôi đã bị nhốt 6 giờ. Là người Chile, sự việc này làm tôi nhớ lại những kỷ niệm rất xấu”. Ý ông muốn nói tới thời kỳ Chile đặt dưới quyền cai trị của nhà độc tài Augusto Pinochet.
Ông Biehl nhấn mạnh rằng đáng lý ra ông cũng bị trục xuất nhưng giờ chót có một quân nhân mặc thường phục cấp đại tá đến bảo ông có thể ở lại nếu muốn. Ông đã tham khảo ý kiến những người trong đoàn và tổng thư ký OAS trước khi quyết định ở lại.
Hãng tin AP cho biết thêm, theo ngoại trưởng Honduras Carlos Lopez, ông Biehl được phép ở lại vìtừng có vai trò tại những cuộc họp hòa giải giữa đại diện ông Zelaya và ông Micheletti ở San Jose theo sáng kiến của Costa Rica. Còn 4 người kia đã được báo trước là phải thông báo với chính quyền Honduras trước khi đến nhưng đã làm ngơ.
Ngoài ra, theo một nguồn tin ngoại giao, 2 nhân viên Đại sứ quán Tây Ban Nha đi nghỉ hè trở lại Honduras cũng bịbuộc quay trở về nước sau khi đến sân bay Tegucigalpa. Tây Ban Nha không công nhận chính phủ ông Micheletti.
(Theo Nguyễn Cao // Người lao động online)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com