Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

11 quốc gia giàu có nhất thế giới

Khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia đã giảm đáng kể do tác động từ cuộc khủng hoàng tài chính toàn cầu, theo báo cáo mới nhất về sự thịnh vượng của thế giới năm 2010 do hãng bảo hiểm Đức Allianz công bố.

Tính tới cuối năm 2009, số tài sản tài chính của các hộ gia đình ở các nước giàu đã giảm 7,4% so với thời kỳ trước khủng hoảng, trong khi ở các nước nghèo lại đã cao hơn 25%.

Giảm mạnh nhất là Hy Lạp, tài sản tài chính bình quân đầu người ở quốc gia này giảm tới 14% so với năm 2007. Đứng thứ 2 là Mỹ với 12% và thứ 3 là Tây Ban Nha với 9%.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là khủng hoảng tài chính đã chấm dứt khoảng cách thu nhập giữa các nước giàu, nghèo. 50 quốc gia giàu nhất thế giới vẫn đóng góp 87% GDP và chiếm 90% tổng tài sản tài chính toàn cầu.

Đáng chú ý, mặc dù Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, nhưng xét về mức độ giàu có, Trung Quốc chỉ đứng thứ 7 trong danh sách này.

Dưới đây là 11 quốc gia giàu có nhất theo xếp hạng của Allianz đăng trên tờ Huffington Post:

1. Mỹ

- Tài sản tài chính quốc gia so với toàn cầu: 38,94%

- Tài sản tài chính đến cuối 2009: 41.590,78 tỷ USD

- Tăng trưởng so với 2008: 6,8%

- Tài sản tài chính bình quân đầu người: 132.178 USD

- Thu nhập bình quân đầu người: 43.563 USD

2. Nhật Bản

- Tài sản tài chính quốc gia so với toàn cầu: 13,71%

- Tài sản tài chính đến cuối 2009: 14.642,5 tỷ USD

- Tăng trưởng so với 2008: 2,3%

- Tài sản tài chính bình quân đầu người: 115.159 USD

- Thu nhập bình quân đầu người: 36.952 USD

3. Đức

- Tài sản tài chính quốc gia so với toàn cầu: 5,68%

- Tài sản tài chính đến cuối 2009: 6.068 tỷ USD

- Tăng trưởng so với 2008: 5,4%

- Tài sản tài chính bình quân đầu người: 73.850 USD

- Thu nhập bình quân đầu người: 39.339 USD

4. Anh

- Tài sản tài chính quốc gia so với toàn cầu: 5,68%

- Tài sản tài chính đến cuối 2009: 6.064 tỷ USD

- Tăng trưởng so với 2008: 12,6%

- Tài sản tài chính bình quân đầu người: 98.511

- Thu nhập bình quân đầu người: 34.209 USD

5. Pháp

- Tài sản tài chính quốc gia so với toàn cầu: 4,66%

- Tài sản tài chính đến cuối 2009: 4.975 tỷ USD

- Tăng trưởng so với 2008: 9%

- Tài sản tài chính bình quân đầu người: 79.801 USD

- Thu nhập bình quân đầu người: 41.006 USD

6. Italy

- Tài sản tài chính quốc gia so với toàn cầu: 4,28%

- Tài sản tài chính đến cuối 2009: 4.576 tỷ USD

- Tăng trưởng so với 2008: 2,9%

- Tài sản tài chính bình quân đầu người: 76.434 USD

- Thu nhập bình quân đầu người: 33.821 USD

7. Trung Quốc

- Tài sản tài chính quốc gia so với toàn cầu: 4,13%

- Tài sản tài chính đến cuối 2009: 4.407 tỷ USD

- Tăng trưởng so với 2008: 29,3%

- Tài sản tài chính bình quân đầu người: 3.275 USD

- Thu nhập bình quân đầu người: 3.769 USD

8. Canada

- Tài sản tài chính quốc gia so với toàn cầu: 2,46%

- Tài sản tài chính đến cuối 2009: 2.626 tỷ USD

- Tăng trưởng so với 2008: 3,4%

- Tài sản tài chính bình quân đầu người: 78.240 USD

- Thu nhập bình quân đầu người: 36.603 USD

9. Tây Ban Nha

- Tài sản tài chính quốc gia so với toàn cầu: 2,13%

- Tài sản tài chính đến cuối 2009: 2.277 tỷ USD

- Tăng trưởng so với 2008: 3,2%

- Tài sản tài chính bình quân đầu người: 50.705 USD

- Thu nhập bình quân đầu người: 30.862 USD

10. Australia

- Tài sản tài chính quốc gia so với toàn cầu: 1,85%

- Tài sản tài chính đến cuối 2009: 1.981 tỷ USD

- Tăng trưởng so với 2008: 14%

- Tài sản tài chính bình quân đầu người: 93.048 USD

- Thu nhập bình quân đầu người: 48.066 USD

11. Hà Lan

- Tài sản tài chính quốc gia so với toàn cầu: 1,85%

- Tài sản tài chính đến cuối 2009: 1.978 tỷ USD

- Tăng trưởng so với 2008: 5.2%

- Tài sản tài chính bình quân đầu người: 119.236 USD

- Thu nhập bình quân đầu người: 46.228 USD

( Theo Thụy Vân (Dịch từ Huffington Post) // vnr500.vn )

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Một số dự báo về triển vọng kinh tế thế giới 2011
  • Mô hình dự đoán cung-cầu dầu mỏ thế giới đã lỗi thời
  • Thấy gì qua phương pháp thống kê mới của WTO?
  • Bốn thách thức lớn đối với hệ thống kinh tế thế giới
  • 22 nước rơi vào khủng hoảng lương thực kéo dài
  • “Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi..." chịu trận
  • Những chính sách kinh tế mới của thế giới
  • Thế giới tuần 11-17/10: Áp lực mới từ tương lai