Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Australia - quốc gia “nguy hiểm” nhất thế giới?

Trải qua cuộc khủng hoảng tài chính (1997) và tình trạng kinh tế bong bóng(năm 2000) cộng với hơn 20 năm phát triển kinh tế nhanh chóng, Australia không thể ngờ rằng nguy cơ suy thoái đang cần kề. Theo điều tra của ngân hàng Merrill Lynch, Australia đã trở thành quốc gia có chỉ số nguy hiểm cao nhất thế giới.

Theo các số liệu công bố từ giới ngân hàng Australia, chỉ số niềm tin thương mại trong tháng 10 của Australia là -11, giảm so với mức -1 hồi tháng 9 - đây là mức thấp kỷ lục kể từ năm 1989. Với những lo lắng về tương lai nền kinh tế, chỉ số S&P/ASX200 chiều ngày hôm qua giảm 4,4%, và trong năm nay mức giảm của chỉ số này  là 38%. Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế, nền kinh tế nước này khó thoát khỏi nguy cơ bị suy thoái.

Sản lượng xuất khẩu là trọng tâm
Ngày 09/11, Bộ trưởng Tài chính Australia đã cung cấp những thông tin không mấy khả quan về “nền kinh tế đang bước vào giai đoạn suy thoái nhanh so với dự đoán”. Trong cuộc họp thượng đỉnh của bộ trưởng các nước G20 với vấn đề trọng tâm là giới ngân hàng thế giới đang bước vào giai đoạn đáng báo động, và áp dụng các biện pháp ứng phó được với cuộc khủng hoảng “trăm năm có một”.
Sự suy yếu của nền kinh tế thế giới đã tác động mạnh vào sản lượng xuất khẩu của Australia (chiếm 36% trong tổng thu nhập quốc nội của nước này). Nếu mất đi những tác động từ sản lượng xuất khẩu, nền kinh tế của Australia trong quý 3 sẽ giảm đi 0,2%. Và mức tăng trưởng kinh tế của Australia trong năm 2008 dự đoán là từ 2% giảm xuống còn 1,5%.
Về ngành xuất khẩu khoáng sản của Australia:
Trung Quốc là nhà nhập khẩu khoáng sản hàng đầu của Australia. Nhưng thời gian gần đây, do ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính, sản lượng nhập khẩu của Trung Quốc giảm xuống. Do nhu cầu về xuất khẩu giảm nên sản lượng khai thác của các công ty khoáng sản Australia cũng giảm xuống, trong đó sản lượng của công ty khoáng sản Australias Rio Tinto giảm 10%. Cùng với sản lượng giảm và mức lợi nhuận thu về tụt dốc khiến cho các tập đoàn khoáng sản của Australia như Oz Minerals và Mina Resources đều tuyên bố cắt giảm biên chế.
Không nên đánh giá thấp khủng hoảng tín dụng
Do những trở ngại từ sản lượng xuất khẩu giảm ảnh hưởng đến vấn đề việc làm, điều này khiến cho rất nhiều người dân Australia rơi vào tình trạng nợ chồng chất giống như tình trạng từng xảy ra với người dân Mỹ.
Trên thực tế, mô hình phát triển của kinh tế Australia đã ngầm bao hàm nguy hiểm của cuộc khủng hoảng tín dụng. Theo số liệu điều tra của Merrill, các khoản nợ mà mỗi người dân Australia phải gánh đã tăng lên 5 lần. Năm 2006, mức tiêu dùng cá nhân của người dân và mức chi tiêu của chính phủ lần lượt là 543,37 tỷ USD và 171,85 tỷ USD, chiếm 58,9% và 18,6% sản lượng GDP của cả nước.
Nếu so sánh Australia với Mỹ và các nước châu Âu, mức lãi suất cơ bản vẫn còn rất cao. Mặc dù từ tháng 9 năm nay, ngân hàng Australia tuyên bố cắt giảm 200 điểm lãi suất cơ bản, nhưng mức giảm 5,25% vẫn còn khá cao so với mức giảm 1% và 3% của Mỹ và Anh. Và theo dự đoán, ngân hàng Australia sẽ vẫn còn lần cắt giảm lãi suất mạnh nữa vào 12 - 18 tháng nữa.

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Goldman Sachs hạ mức dự đoán tăng trưởng kinh tế Ấn Độ
  • Kinh tế Trung Quốc dự kiến tăng trưởng 8-9% năm 2009
  • Tăng trưởng kinh tế của Inđônêxia năm 2009 có thể thấp hơn dự báo
  • Pháp hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2009, 2010
  • Anh: Ngành công nghiệp chế tạo đối mặt với nguy cơ tụt hậu
  • EU: Năm 2009, kinh tế khu vực tăng trưởng âm?
  • Giá dầu cao mang lại sức mạnh chính trị lớn
  • Kinh tế Nhật Bản đang suy giảm mạnh