Phát biểu bên lề hội nghị các nước Nhóm G20 tại Sao Paulo (Braxin) ngày 10/11, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (CPB) Châu Tiểu Xuyên cho biết, kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng 8-9% năm 2009, đồng thời khẳng định đà tăng trưởng vững của nền kinh tế lớn thứ tư thế giới này sẽ giúp các thị trường tài chính quốc tế "trở lại trạng thái bình thường".
Tân Hoa Xã dẫn lời ông Châu nói rằng CBP hiện đang giám sát chặt chẽ những diễn biến trên các thị trường tài chính toàn cầu để quyết định các chính sách lãi suất tiếp theo.
Ngày 9/11, Bắc Kinh công bố gói kích thích tài chính trị giá 4.000 tỷ NDT (586 tỷ USD), tương đương khoảng 7% GDP của Trung Quốc, nhằm thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng trong nước, trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu ngày càng sa sút do tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Gói giải pháp kích thích bao gồm việc cắt giảm thuế và tăng chi tiêu tiêu dùng.
Nền kinh tế dựa nhiều vào xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng trưởng chậm lại xuống 9% trong quý III/08, mức tăng thấp nhất trong hơn 5 năm qua. Thặng dư thương mại trong 9 tháng đầu năm nay giảm 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái, và điều này có thể đưa tăng trưởng GDP của Trung Quốc xuống mức một con số lần đầu tiên kể từ năm 2002.
Theo số liệu công bố ngày 10/11 của Cơ quan Thống kế Quốc gia Trung Quốc, mức tăng giá bán buôn của các nhà sản xuất trong nước đã giảm xuống 6,6% trong tháng 10/08, dấu hiệu mới nhất cho thấy nền kinh tế lớn hai châu Á này đang tăng chậm lại. Chỉ số trên thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,1% trong tháng 9 và mức cao nhất 10,1% trong tháng 8, phản ánh hoạt động sản xuất ngày một suy giảm do khủng hoảng tài chính thế giới làm thu hẹp mức tiêu thụ. Trong 10 tháng đầu năm nay, chỉ số giá của các nhà sản xuất (PPI) - thước đo giá trị hàng hóa thành phẩm khi xuất xưởng- đã tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2007. Trong khi đó, dù giảm 3 điểm phần trăm so với tháng 9, giá nguyên vật liệu thô, nhiên liệu và điện đã tăng 11% trong tháng 10. Các nhà sản xuất thép chủ chốt của Trung Quốc như Baosteel đã bắt đầu giảm sản lượng do chi phí ngày càng cao và nhu cầu giảm sút trên thị trường trong nước và quốc tế.
Trong một diễn biến liên quan, phát biểu trước Quốc hội ngày 10/11, Thủ tướng Ôxtrâylia Kevin Ruud nói rằng gói kích thích tài chính trên nửa nghìn tỷ USD của Trung Quốc là thông tin tốt lành, có ý nghĩa không chỉ đối với kinh tế Ôxtrâylia, mà cả nền kinh tế Đông Á và thế giới.
Các quan chức Ôxtrâylia cho rằng nhờ đà tăng trưởng GDP liên tục cao, Trung Quốc sẽ đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tốt hơn so với các nền kinh tế châu Âu và Mỹ.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Australia và Ấn Độ đang thắt chặt quan hệ quân sự và làm sống lại ý niệm về một liên minh gồm bốn nền dân chủ (cùng Nhật và Mỹ) đối phó với những quan ngại ngày càng lớn từ phía TQ.
Tờ Diplomat của Nhật Bản vừa có bài bình luận về mối quan hệ Trung Quốc – Mỹ với tựa đề 'Quan hệ Trung – Mỹ không thể tin nhau', cho rằng Mỹ, Trung Quốc luôn coi nhau là đối thủ tiềm ẩn, khi cần có thể sẵn sàng 'rút kiếm' giao chiến.
Không phải là chuyến thăm chính thức cấp nhà nước, nhưng cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama cuối tuần qua trở thành tâm điểm của giới truyền thông toàn cầu.
Mỹ và Trung Quốc vừa ký kết một thỏa thuận, theo đó nhà chức trách Mỹ có thể tiếp cận với tài liệu của các công ty kiểm toán tại Trung Quốc. Thỏa thuận này sẽ cho phép các nhà chức trách Mỹ điều tra các công ty kiểm toán của doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết tại Mỹ trong trường hợp các doanh nghiệp này bị tình nghi có các hành vi gian lận kế toán.
Việc tính toán số lượng tỷ phú trên thế giới, hay thậm chí chỉ ở một quốc gia nào đó, thực chất một trò chơi đoán số. Tuy nhiên, “trò chơi” này rất hấp dẫn và đang trở nên ngày càng phổ biến.
Trong bối cảnh Hy Lạp đã được coi như vỡ nợ, Nhật Bản tăng trưởng âm, Mỹ liên tục bơm tiền mà chưa gặt hái thành công, sự bứt phá của Đông Á được xem như cứu cánh cho kinh tế toàn cầu.
Tình trạng bất bình đẳng thu nhập tại Mỹ đã lên mức cao nhất kể từ sau Đại suy thoái, và cuộc khủng hoảng hiện nay cũng không có ảnh hưởng gì nhiều giúp thay đổi xu hướng này, với 1% những người thu nhập cao nhất đóng góp hơn 93% tổng tăng thu nhập trong tròn 1 năm phục hồi kinh tế.
Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs đã hạ mức dự đoán tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong tài khoá 2008 (kết thúc vào cuối tháng 3/09) xuống 6,7% so với dự đoán 7,5% trước đó, chủ yếu do những ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Trải qua cuộc khủng hoảng tài chính (1997) và tình trạng kinh tế bong bóng(năm 2000) cộng với hơn 20 năm phát triển kinh tế nhanh chóng, Australia không thể ngờ rằng nguy cơ suy thoái đang cần kề. Theo điều tra của ngân hàng Merrill Lynch, Australia đã trở thành quốc gia có chỉ số nguy hiểm cao nhất thế giới.
Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước Inđônêxia (BI) nhận định, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Inđônêxia trong năm 2009 có thể sẽ chỉ ở mức từ 5,3%-5,4%, do hoạt động xuất khẩu hàng hoá của nước này nhiều khả năng sẽ bị suy giảm trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu diễn biến tiêu cực.
Phát biểu tại Nghị viện hôm 6/11, Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Pháp, bà Christine Lagarde, đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế nước này từ 1% xuống 0,2-0,5% năm 2009 và từ 2,5% xuống 2% năm 2010, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Ngành công nghiệp chế tạo trị giá 150 tỷ bảng mỗi năm, chiếm 1/2 tổng giá trị xuất khẩu của Anh, đang đứng trước nguy cơ tụt hậu do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính.
Liên minh châu Âu (EU) một lần nữa dự đoán về tình hình kinh tế của khu vực với tốc độ tăng trưởng âm vào năm sau.
Các nước tiêu thụ dầu mỏ sẽ không thể tránh được tác động chính trị từ nước xuất khẩu dầu. Giá dầu càng cao, ảnh hưởng chính trị của một số nước càng trở nên sâu rộng.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.