Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bài học an ninh lương thực

Cách đây 2 năm, giá lương thực tăng mạnh đã gây ra nhiều vụ bạo động tại một số nước đang phát triển. Năm nay, giá lương thực đang tăng trở lại. Đặc biệt giá lúa mì thế giới đã tăng đột ngột sau khi tình hình hạn hán kéo dài ở Nga, Trung Âu và lũ lụt ở Pakistan.

Giá lúa mì tại Chicago, Mỹ tăng đến 80% vào tháng 7, mức cao nhất trong vòng 23 năm qua, khi chưa có quyết định ngừng xuất khẩu lúa mì của Nga. Nếu tình trạng khô hạn và lũ lụt tiếp tục kéo dài ở nhiều nước, nguy cơ thiếu lương thực sẽ ngày càng cao và không loại trừ khả năng tái diễn một cuộc khủng hoảng lương thực.

Ai Cập, quốc gia nhập khẩu lúa mì hàng đầu trên thế giới, mỗi năm nhập từ 6 đến 7 triệu tấn lúa mì, khoảng 50% trong số này nhập từ Nga. Với lệnh cấm xuất khẩu lúa mì từ Nga, Ai Cập sẽ không thể nhận 540 ngàn tấn lúa mì như dự kiến vào ngày 10-9 tới.

Theo LHQ, hiện Ai Cập có 1/5 trong tổng số 80 triệu dân có mức sống dưới 1 USD/ngày. Năm 2007, do giá bánh mì tăng cao, hàng trăm người tại Ai Cập phải chen lấn xô đẩy trước các cửa hiệu bánh mì làm chết nhiều người, buộc Tổng thống Hosni Mubarak phải đưa quân đội can thiệp.

Quả là không sai khi Lênin gọi ngũ cốc là “tiền tệ của các loại tiền tệ”. Giá của nó không chỉ quyết định giá của các mặt hàng thiết yếu như bánh mì mà còn ảnh hưởng đến cả thức ăn gia súc.

Ông Vladimir Kochetkov, quản lý một trong những nông trang lúa mì sở hữu nhà nước lớn nhất tại vùng Nizhny Novgorod nói: “Gần như không có mưa liên tục 3 tháng qua. Chưa từng có đợt hạn nào kéo dài như vậy trong hơn 100 năm qua”. 8.000ha lúa mì của ông ước tính có thể chỉ thu hoạch được một nửa. Toàn vùng Nizhny Novgorod ước tính cũng chỉ sẽ thu hoạch được 600.000 tấn, chưa đầy một nửa so với 1,4 triệu tấn năm 2009.

Nhiều khả năng, một số nước sẽ theo gương Nga ngừng xuất khẩu lúa mì nhưng không phải do yếu tố khách quan mà để “ghim hàng”. Hơn thế, do lúa mì có giá, nên nhiều nước trong vụ mùa tới có thể sẽ ngừng trồng bắp và các loại ngũ cốc khác để tập trung trồng lúa mì. Điều này dẫn đến một khó khăn khác đó là giá bắp có thể tăng cao.

Để tránh tái diễn tình trạng đầu cơ, lũng đoạn giá lương thực, Tổ chức Thương mại quốc tế cần sớm đưa ra các quy định, trong đó liên quan đến các hoạt động buôn bán, xuất nhập khẩu lương thực để đảm bảo rằng, ngay cả trong những thời điểm giá lương thực tăng cao, sẽ không tái diễn các cảnh tranh giành lương thực đến chết người và tránh tình trạng đầu cơ nâng giá trục lợi.

Bài học khủng hoảng lương thực năm 2008 cho thấy, nếu các tổ chức hợp tác quốc tế nói chung và từng quốc gia nói riêng không hợp tác chặt chẽ với nhau điều phối lương thực để bình ổn giá trên phạm vi toàn cầu thì hậu quả sẽ khôn lường. Bài học năm 2008 trên thực tế là bài học về điều phối chứ không phải là bài học về thiếu hay thừa lương thực. 

(Theo VŨ MINH // SGGP Online)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Đằng sau kế hoạch rút quân Mỹ khỏi Iraq
  • Những thảm họa được báo trước
  • Kinh tế thế giới rẽ hướng trái chiều
  • Nghiên cứu: Điều gì sẽ xảy ra nếu Nhật Bản không tự làm mới mình ?
  • Trung Quốc: Tự đẩy mình tới rủi ro đối đầu quân sự với các quốc gia láng giềng và Mỹ ?
  • Mỹ can thiệp vào châu Á để thách thức Trung Quốc
  • Thiên tai nặng nề ở nhiều nước
  • Việt Nam - ASEAN - Mỹ - Trung Quốc: mối quan hệ Biển Đông ?