Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các chiến lược ưu tiên của EU trong năm 2011

Ủy ban châu Âu ngày 27/10 đã thông qua các chiến lược ưu tiên trong năm 2011, trong đó đặc biệt tập trung vào vấn đề khôi phục bền vững.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso nhấn mạnh: “Chương trình làm việc hôm nay sẽ đảm bảo việc khôi phục bền vững trong năm 2011 và thời gian tới”. Chiến lược ưu tiên năm 2011 được Ủy ban châu Âu thông qua sẽ tập trung vào 5 vấn đề như:

Trong chiến lược ưu tiên đầu tiên, Liên minh châu ÂU (EU) sẽ tập trung ổn định nền kinh tế thị trường thoái khỏi cuộc khủng hoảng thông qua các quy định của ngành tài chính và bảo vệ người tiêu dùng.

Thứ hai, EU sẽ tập trung khôi phục tăng trưởng việc làm thông qua việc thiết lập hệ thống và cơ chế mới nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động.

Thứ ba, EU sẽ tiếp tục tăng cường các quyền công dân, tự do và công bằng trong khu vực.

Thứ tư, EU đẩy mạnh vai trò trên trường quốc tế bằng việc hỗ trợ Ban công tác đối ngoại châu Âu và nâng cao năng lực hỗ trợ quốc tế.  

Cuối cùng, các nhà chức trách cũng sẽ nỗ lực hết mình để hầu hết các chính sách trong EU được thực thi hiệu quả, chẳng hạn như việc đề xuất cho khuôn khổ Khung Tài chính thường niên đa bên sắp tới...

Theo ông Jose Manuel Barroso, các chính sách cần phản ánh cam kết tạo ra tăng trưởng và việc làm bền vững đã nêu ra trong Chiến lược châu Âu 2020. Trước đó, trong một bài phát biểu trước Nghị viện châu Âu vào tháng 9, ông Barroso cũng khẳng định: Trong các ưu tiên của mình, EU sẽ thúc đẩy phối hợp kinh tế toàn cầu hiệu quả hơn cũng như việc hình thành những thị trường tài chính ổn định và có trách nhiệm hơn thông qua cải tổ các thể chế tài chính quốc tế và thông qua các mạng lưới an toàn tài chính toàn cầu hiệu quả hơn.

Chiến lược châu Âu 2020 được thông qua hồi tháng 6 vừa qua nhằm đảm bảo việc làm; tăng trưởng mạnh, bền vững và toàn diện bằng việc tăng cường sức cạnh tranh, năng lực sản xuất và trật tự xã hội. Chiến lược mới sẽ giúp EU thoát khỏi khủng hoảng và lấy lại đà tăng trưởng.

Một số mục tiêu cụ thể mà Chiến lược châu Âu 2020 đề ra như: tăng tỷ lệ người có việc làm lên 75% lực lượng lao động; tăng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển lên 3% tổng sản phẩm nội khối (GDP) và giảm 20% lượng khí thải điôxítcácbon (CO2) gây hiệu ứng nhà kính, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng xuống còn chưa đến 10%, xóa tên ít nhất 20 triệu người trong danh sách đói nghèo…/.

(cpv)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Mặt trái của FTA Canada-EU
  • “Vết dầu” khủng bố loang rộng
  • Trung Quốc - Nhật Bản: Hai "nền kinh tế số 2" đụng độ
  • Hệ thống tài chính thế giới: Vẫn là điểm yếu
  • Thế giới tuần qua: Thiên tai vẫn là mối đe dọa thường trực với đời sống con người
  • Tại sao kinh tế Mỹ vẫn "dậm chân tại chỗ"?
  • “Gót chân Achilles” của kinh tế toàn cầu
  • Thế giới có 166 triệu người bị thiếu ăn triền miên