Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Gót chân Achilles” của kinh tế toàn cầu

Các ngân hàng Âu-Mỹ cần phải thanh toán 4.000 tỷ USD nợ đáo hạn trong 2 năm tới (Ảnh minh họa: Internet)

Trong khi kêu gọi những người đóng thuế góp phần thúc đẩy đà phục hồi đang bị chững lại, Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng cảnh báo rằng hệ thống tài chính vẫn là “gót chân Achilles” của nền kinh tế toàn cầu.

Trong “Báo cáo về ổn định tài chính toàn cầu”, IMF cho biết các ngân hàng châu Âu và Mỹ hiện đang phải đối mặt với khoản nợ đáo hạn 4.000 tỷ USD trong vòng 24 tháng tới. Chính phủ các nước, đặc biệt là chính phủ Tây Ban Nha, Đức và Mỹ, sẽ buộc phải bơm thêm tiền vào hệ thống ngân hàng và phải gia cố cơ cấu tài chính để gia hạn các khoản tiền hỗ trợ khẩn cấp. Báo cáo viết: “Đà tiến triển hướng tới ổn định tài chính đã phải trải qua một bước thụt lùi kể từ tháng 4/2010... do tình trạng hỗn độn hiện nay ở các thị trường nợ chính phủ. Hệ thống tài chính toàn cầu vẫn ở trong giai đoạn bất ổn và vẫn là ‘gót chân Achilles’ của quá trình phục hồi kinh tế”.


Trong khi thừa nhận 1.650 tỷ USD nợ xấu (chứ không phải 2.200 tỷ USD như IMF ước tính)) cần được xóa nợ trong khoảng thời gian từ 2007 đến 2010, các ngân hàng vẫn đang phải đối mặt với một sú sốc lớn đang hiện lên ở phía chân trời và vẫn cần đến sự hỗ trợ của các chính phủ. Báo cáo của IMF viết: “Gần 4.000 tỷ USD nợ ngân hàng cần được thanh toán trong vòng 24 tháng tới. Các chiến lược rút lại sự hỗ trợ tài chính tiền tệ có lẽ cần phải hoãn lại cho đến khi tình hình trở nên ổn định hơn, đặc biệt ở châu Âu... Với tình hình vẫn còn bấp bênh như hiện nay, một số biện pháp hỗ trợ của chính phủ dành cho các ngân hàng vẫn cần phải được tiếp tục trong những năm tới”.  

Báo cáo của IMF viết tiếp: “Nếu không cải thiện các bảng thanh quyết toán, hệ thống ngân hàng vẫn dễ bị tổn thương trước các cơn sốc tài chính làm gia tăng sức ép và đè nặng lên tài chính công cũng như cản trở quá trình phục hồi kinh tế”.
 
Báo cáo lưu ý mặc dù có một số tiến bộ, nhưng những rủi ro của hệ thống ngân hàng vẫn ngày càng cao. Đặc biệt là hệ thống tài chính châu Âu “vẫn dễ bị tổn thương” trước những rủi ro đột xuất và do tài chính hạn hẹp, “nếu vốn dự phòng không được tăng cường”.

IMF cũng kêu gọi sớm có sự hợp tác toàn cầu về cải tổ ngân hàng và chỉ trích các nhà điều phối về việc không thống nhất với nhau về chi tiết. Trong khi cho rằng thiếu các biện pháp điều chỉnh đang làm gia tăng nguy cơ tái diễn bất ổn tài chính, báo cáo viết: “Các nhà hoạch định chính sách không được phép lơi là nỗ lực giảm thiểu các rủi ro tài chính, củng cố các bảng thanh quyết toán và cải cách các khuôn khổ điều phối”.  Chính phủ các nước cần giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách và nợ công nhằm làm sống lại lòng tin vào hệ thống ngân hàng và “giảm thiểu những quan ngại về nợ công đang làm tổn hại đến ổn định tài chính”.

Báo cáo IMF nhận định: “Những rủi ro về ngân sách vẫn còn cao tại các nền kinh tế phát triển và những yếu kém về cơ cấu tồn tại trong cán cân thanh quyết toán công có thể lây lan sang hệ thống tài chính và gây ra những hậu quả tai hại đối với tăng trưởng trung hạn”. Theo IMF, các chính phủ trên thế giới hiện đang phải đối mặt với thách thức “vừa phải củng cố ngân sách để giảm bớt nợ nần, vừa phải đảm bảo tăng trưởng ở mức thích hợp”.

(Theo Minh Bích // Tamnhin // Telegraph)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Thế giới có 166 triệu người bị thiếu ăn triền miên
  • Hiểm họa than nhiệt điện
  • Các công ty toàn cầu cam kết giảm khí thải CO2
  • 11 quốc gia giàu có nhất thế giới
  • Một số dự báo về triển vọng kinh tế thế giới 2011
  • Mô hình dự đoán cung-cầu dầu mỏ thế giới đã lỗi thời
  • Thấy gì qua phương pháp thống kê mới của WTO?
  • Bốn thách thức lớn đối với hệ thống kinh tế thế giới