Nạn đói có thể xảy ra bất cứ lúc nào trên thế giới. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Tổ chức Nông-Lương thế giới (FAO) đã cảnh báo về tình trạng gia tăng đói kém trên toàn cầu và khuyến cáo thế giới cần chuẩn bị đối phó với nạn đói có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Hiện gần một tỷ người trên Trái Đất đang có nguy cơ đói kém. Ước tính cứ 3,6 giây lại có một người chết đói, và 3/4 trong số người chết đói là trẻ em dưới 5 tuổi.
Tình hình lương thực trên thế giới bắt đầu khó khăn sau khi những đợt nắng nóng và hỏa hoạn bất thường xảy ra ở Nga cũng như những trận lũ lụt khủng khiếp ở Pakistan, Trung Quốc và thiên tai ở nhiều nước và khu vực, khiến giá lương thực tăng nhanh trên toàn cầu.
Trên thực tế, một số sản phẩm nông nghiệp đã tăng giá chóng mặt trong năm nay như ngũ cốc tăng 63%, lúa mì tăng 84%, đỗ tương tăng 24%, đường tăng 55%.
Các nhà khoa học dự kiến nhu cầu lương thực toàn cầu sẽ tăng hơn gấp đôi trong 50 năm tới. Tuy nhiên tình hình cung cấp lương thực toàn cầu bị hạn chế bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có năm mối đe dọa thường trực và sự xuất hiện của siêu cỏ dại tại Mỹ.
Bệnh UG99
Bệnh này còn được gọi là "gỉ sắt lúa mì" hay "gỉ sắt thân cây," bởi nó tạo ra những đốm màu nâu đỏ trên thân cây lúa mì. Trung tâm Phát triển Lúa mì và Ngô Quốc tế ở Mexico cho biết gần 19% cây lúa mì trên toàn cầu đang bị đe dọa nhiễm loại bệnh UG99.
Năm 1999, Uganda phát hiện bệnh gỉ sắt trên cây lúa mì, sau đó chúng lan sang các nước khác như Kenya, Sudan, Ethiopia, Yemen và Iran. Các nhà khoa học lo ngại loại bệnh này có thể phát triển đến khu vực Nam Á, tàn phá các khu vực trồng trọt màu mỡ của Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ và Bangladesh. Nếu điều đó xảy ra, tình hình lương thực trên thế giới sẽ rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
Bệnh Mad Soy
Bệnh Mad Soy đang phát triển với tốc độ báo động ở các trang trại trồng đỗ tương của Brazil. Trước đây, Brazil phát hiện loại bệnh này ở khu vực phía Bắc, nhưng hiện nay bệnh đang phát triển xuống phía Nam. Loại bệnh này sẽ làm chậm quá trình phát triển của các cây bị nhiễm bệnh và gây thiệt hại cho sản lượng thu hoạch tới 40%.
Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết, chưa quốc gia nào có biện pháp chữa trị hiệu quả loại bệnh này.
Bệnh Verticillium Wilt
Verticillium Wilt là một loại nấm ngăn chặn quá trình hấp thụ nước của cây rau diếp khiến loại rau này nhanh chóng biến thành màu vàng, cuối cùng bị héo và chết. Loại nấm nguy hiểm này rất khó tiêu diệt triệt để bởi vì nó có thể tồn tại dưới đất gần chục năm.
Hiện nay, bệnh Verticillium Wilt đang phát triển tràn lan ở quận Monterey, bang California, Mỹ. Đây là thực trạng đáng lo ngại, bởi vì quận Monterey chủ yếu trồng và cung cấp hơn 60% rau diếp cho toàn nước Mỹ.
Bệnh Late blight
Là loại bệnh phá hoại cây khoai tây và cà chua ở Mỹ từ năm 1999. Bệnh Late blight bắt đầu xuất hiện bằng những chấm màu nâu trên thân cây khoai tây và cà chua. Sau đó những chấm này phát triển thành loại nấm màu trắng và cuối cùng làm thối rữa thân cây.
Đây là loại bệnh gây nên nạn đói khoai tây ở Ireland trong thập kỷ 1850. Căn bệnh này có thể xuất hiện trở lại bất cứ lúc nào nếu không có biện pháp phòng bệnh cho khoai tây.
Điều chỉnh gen
Mặc dù về kỹ thuật đây không phải một loại bệnh, nhưng điều chỉnh gen đang ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến mùa màng trên toàn cầu.
Cách đây 10 năm, nông dân Trung Quốc bắt đầu gieo trồng rộng rãi loại bông Bt đã điều chỉnh gen của Monsanto. Các nhà nghiên cứu nhận thấy, kể từ thời điểm đó, các loại rệp lá có thể miễn dịch thuốc trừ sâu Bt và lây lan sang các cây khác rất nhanh.
Hiện nay, sáu tỉnh phía Bắc Trung Quốc đang bị ảnh hưởng bởi loại rệp lá. Chúng có thể phá hoại hơn 200 loại hoa quả, rau và ngũ cốc. Nông dân Trung Quốc trong khu vực trên rất thất vọng với tình trạng này.
Siêu cỏ dại
Tại Mỹ, một khó khăn khác đang phát triển. Nhiều nông dân Mỹ hoàn toàn dựa vào loại thuốc diệt cỏ Roundup của Monsanto, nhưng hiện nay nhiều loại siêu cỏ dại kháng chất diệt cỏ đang phát triển mạnh ở nhiều khu vực của Mỹ.
Một trong những siêu cỏ dại đáng sợ nhất là loại Pigweed có thể cao tới 7 feet (hơn 2,1m) và phá hoại cả máy gặt đập liên hợp. Các loại siêu cỏ dại xuất hiện đầu tiên năm 2004 ở bang Georgia, sau đó phát triển sang Nam Carolina, Bắc Corolina, Arkansas, Tennessee, Kentucky và Missouri.
Ở một số khu vực, các loại siêu cỏ dại phát triển đến nỗi hàng chục nghìn hécta đất nông nghiệp ở Mỹ phải bỏ hoang./.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Australia và Ấn Độ đang thắt chặt quan hệ quân sự và làm sống lại ý niệm về một liên minh gồm bốn nền dân chủ (cùng Nhật và Mỹ) đối phó với những quan ngại ngày càng lớn từ phía TQ.
Tờ Diplomat của Nhật Bản vừa có bài bình luận về mối quan hệ Trung Quốc – Mỹ với tựa đề 'Quan hệ Trung – Mỹ không thể tin nhau', cho rằng Mỹ, Trung Quốc luôn coi nhau là đối thủ tiềm ẩn, khi cần có thể sẵn sàng 'rút kiếm' giao chiến.
Không phải là chuyến thăm chính thức cấp nhà nước, nhưng cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama cuối tuần qua trở thành tâm điểm của giới truyền thông toàn cầu.
Mỹ và Trung Quốc vừa ký kết một thỏa thuận, theo đó nhà chức trách Mỹ có thể tiếp cận với tài liệu của các công ty kiểm toán tại Trung Quốc. Thỏa thuận này sẽ cho phép các nhà chức trách Mỹ điều tra các công ty kiểm toán của doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết tại Mỹ trong trường hợp các doanh nghiệp này bị tình nghi có các hành vi gian lận kế toán.
Việc tính toán số lượng tỷ phú trên thế giới, hay thậm chí chỉ ở một quốc gia nào đó, thực chất một trò chơi đoán số. Tuy nhiên, “trò chơi” này rất hấp dẫn và đang trở nên ngày càng phổ biến.
Trong bối cảnh Hy Lạp đã được coi như vỡ nợ, Nhật Bản tăng trưởng âm, Mỹ liên tục bơm tiền mà chưa gặt hái thành công, sự bứt phá của Đông Á được xem như cứu cánh cho kinh tế toàn cầu.
Tình trạng bất bình đẳng thu nhập tại Mỹ đã lên mức cao nhất kể từ sau Đại suy thoái, và cuộc khủng hoảng hiện nay cũng không có ảnh hưởng gì nhiều giúp thay đổi xu hướng này, với 1% những người thu nhập cao nhất đóng góp hơn 93% tổng tăng thu nhập trong tròn 1 năm phục hồi kinh tế.
Hàng loạt thị trường hàng hóa thế giới dao động mạnh. Tin xấu dồn dập, từ nợ công châu Âu, dự báo kinh tế kém lạc quan ở Mỹ cho tới xung đột trên bán đảo Triều Tiên, đã làm kinh tế thế giới rung lắc dữ dội trong suốt 24 giờ qua.
Khi Chính phủ Mỹ quyết định tiếp tục bơm thêm tiền vào nền kinh tế thông qua Chương trình nới lỏng định lượng 2 (quantitative easing 2 - QE2), cuộc tranh cãi rằng, liệu có cần thêm gói kích thích này không vẫn tiếp tục diễn ra gay gắt.
Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) vừa công bố Báo cáo Sức sống Hành tinh của WWF năm 2010. Tài liệu này - được thực hiện hai năm một lần, với sự hợp tác của Hội Động vật học London (Anh Quốc) và Mạng lưới Dấu ấn Sinh thái Toàn cầu - thường được coi là một trong những khảo sát quan trọng hàng đầu về sức khoẻ môi trường của Trái Đất.
Hôm qua, Trung Quốc đã tiến thêm một bước trong kế hoạch quốc tế hóa đồng bản tệ, mở rộng phạm vi sử dụng của đồng tiền này trong thương mại và tài chính toàn cầu, bằng việc cho phép Nhân dân tệ giao dịch hối đoái với đồng Rúp của Nga.
Tại châu Âu, các vấn đề về kinh tế lại nóng lên, đến mức Chủ tịch EU Van Rompuy tuyên bố EU sẽ không tồn tại nếu không vượt qua được cuộc khủng hoảng nợ đang hoành hành ở đây.
Nỗi lo nợ công tại Ireland đã dịu bớt, Trung Quốc không nâng lãi suất cơ bản như dự báo và Mỹ kiên quyết bảo vệ chương trình nới lỏng định lượng lần 2 có thể ví như 3 mũi kim đủ sức chọc bong bóng vàng vỡ tung.
Nhóm đánh giá độc lập (IEG) của Ngân hàng Thế giới (WB) nhận xét WB đã ứng phó hơi chậm trễ trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, WB đã kịp sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi và mối quan hệ với các quốc gia thành viên để tăng tổng giá trị các khoản vay lên mức kỷ lục 80.6 tỷ USD.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.