Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Châu Âu: Domino suy thoái có tái diễn?

Trong khi cả thế giới đang nhìn về cuộc chiến ở Libya, thảm họa động đất và tình hình nhiễm xạ ở Nhật Bản, thì tại Châu Âu, nỗi lo khủng hoảng kinh tế lại bùng phát. Liệu hiệu ứng domino về suy thoái kinh tế có tái diễn?

Đầu tiên là Bồ Đào Nha, thủ tướng José Sócrates từ chức không những sẽ dẫn đến một cuộc bầu cử sớm mà còn làm người ta liên tưởng đến gói cứu trợ tài chính lần thứ hai tại khu vực đồng Euro.

Tại Ireland gói cứu trợ tài chính của Quỹ cứu trợ Châu Âu đã tạo sức ép để chính phủ tổ chức cuộc bầu cử sớm.

Cái giá của chấp nhận cứu trợ đó là chính phủ buộc phải bầu cử sớm nhưng câu hỏi đặt ra ở đây – chính phủ mới sẽ như thế nào?

Sự thất bại của Chính phủ Đảng Xã hội  dẫn đầu bởi José Sócrates trong cuộc bỏ phiếu nghị viện tuần này về việc thắt chặt chi tiêu đã nhanh chóng dẫn đến việc ông quyết định từ chức tổng thống. Nhưng điều này cũng tạo ra một khoảng trống chính trị trong đó không ai có đủ thẩm quyền để đàm phán về gói cứu trợ tài chính.

Không ít người tỏ ra nghi ngại rằng Bồ Đào Nha sẽ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc cầu viện sự giúp đỡ từ Quỹ Ổn định Tài chính Châu Âu (EFSF).

Các nhà kinh tế cho rằng khủng hoảng làm tăng khả năng Bồ Đào Nha sẽ cần đến các quỹ của Liên minh Châu Âu trong thời điểm này. Bộ trưởng Tài chính, ông Fernando Teixera dos Santos, đã phát biểu rằng sai lầm khi thông qua chính sách thắt chặt chi tiêu sẽ tạo ra thêm những khó khăn “mà tôi nghi ngại rằng sẽ ảnh hưởng mạnh đến chính chúng ta”.

Khi tuyên bố từ chức, ông Sócrates đã dự đoán rằng một gói cứu trợ từ IMF/EU sẽ là một đòn giáng mạnh hơn những gì ông đã cố gắng thông qua tại nghị viện.

Gilles Moec, người đứng đầu về nghiên cứu kinh tế châu Âu tại Ngân hàng Deutsche gợi ý rằng một “chính phủ công nghệ” có thể sẽ tốt hơn cho việc đàm phán gói cứu trợ. Nhưng ông cũng cho rằng kinh nghiệm tại Ireland có thể sẽ ngăn cản những nước Châu Âu khác trong việc chấm dứt giao lưu với một chính phủ không có sự thống nhất rõ ràng trong nghị viện.

Năng suất trái phiếu của Bồ Đào Nha đã tăng lên nhiều so với bất kỳ thời kì nào kể từ khi nước này tham gia vào liên minh châu Âu (theo bảng trên). Emilie Gay, một nhà kinh tế học tại Capital Economics lưu ý rằng thâm hụt ngân sách của Bồ Đào Nha thấp hơn hầu hết những nền kinh tế đang gặp khó khăn khác tại châu Âu. Thách thức lớn nhất với Bồ Đào Nha lúc này là tránh một thập kỷ mất mát mới với mức tăng trưởng chậm. Kể từ khi gia nhập liên minh Châu Âu, Bồ Đào Nha luôn nằm trong nhóm những nước tăng trưởng chậm nhất, thậm chí là thành viên nghèo nhất của liên minh này.

Bà Gays kết luận rằng Bồ Đào Nha sẽ có khả năng trở thành nước thứ 3 cần đến gói cứu trợ tài chính. Tuy nhiên để vượt qua thời kì khó khăn không chỉ cần đến cứu trợ tài chính mà còn cần đến cả tham vọng cải cách. Nhu cầu của Bồ Đào Nha cho việc thoát nợ chỉ khoảng 2 tỷ Euro 1 tháng. Mặc dù con số này khá nhỏ so với nhiều tính toán, và chính phủ có thể có đủ tài chính để trả hết nợ trong tháng 4, Bồ Đào Nha có thể đấu tranh để kéo dài đến tháng 6.

Biến động về chính trị ở Bồ Đào Nha và nhu cầu cấp bách về cứu trợ sẽ được bàn đến trong hội nghị EU tuần này, hội nghị có thể trì hoãn việc mở rộng quỹ cứu trợ tài chính và gặp thất bại trong việc kí kết một hiệp ước mới về châu Âu. Nếu các nhà lãnh đạo EU phải cứu trợ Bồ Đào Nha, có thế họ sẽ gặp khó khăn với quỹ cứu trợ tài chính này. Theo kinh nghiệm thì thị trường sẽ nhanh chóng tấn công Tây Ban Nha. Gói cứu trợ tài chính có thể dễ dàng hỗ trợ Bồ Đào Nha. Nhưng không ai có thể chắc chắn được gói cứu trợ có thể hỗ trợ Tây Ban Nha.

        Hà My (theo Economist)

 

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Năm 2050, kinh tế Trung Quốc sẽ qua mặt Mỹ?
  • “Trung Hoa trỗi dậy” nhìn từ đấu giá cổ vật
  • Chậm chân trong phát triển công nghệ: Bài học thất bại của Thái Lan
  • Phía sau chuyến thăm Brazil của ông Obama
  • Giá lương thực sẽ lại tăng do… Trung Quốc?
  • Mông Cổ: “Miền đất hứa” của ngành khai thác than thế giới
  • Thế giới tuần 21-27/3: Ám ảnh và nhiễu loạn
  • Giá dầu cao ảnh hưởng đến nền kinh tế đang nổi