Từ những năm của thập kỷ 1980, khái niệm hệ thống sáng tạo/ đổi mới quốc gia (national innovation system -NIS) đã trở nên một nội hàm phổ biến, cốt lõi để phân tích sự biến đổi công nghệ, là yếu tố nền tảng không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế dài hạn của một quốc gia. NIS được định nghĩa là hệ thống các chủ thể và các mối tương tác với nhau của các chủ thể đó, bao gồm tổ chức nghiên cứu,các doanh nghiệp công và tư (lớn hoặc nhỏ), các trường đại học và các cơ quan chính phủ, nhằm mục đích sản sinh các sản phẩm khoa học và công nghệ (S&T) trong khuôn khổ lãnh thổ một quốc gia. Các mối tương tác giữa các chủ thể này có thể là các vấn đề thuộc về kỹ thuật, thương mại, pháp lý, xã hội và tài chính của khoa học và công nghệ mới dưới các dạng thức như sự phát triển, bảo hộ, tài trợ hoặc quy phạm. Đặc điểm của nền kinh tế Thái Lan NHÓM HÀN QUỐC SINGAPORE ĐÀI LOAN THÁI LAN Sản phẩm 1980 1990 1999 1980 1990 1999 1980 1990 1999 1980 1990 1999 Dựa vào tài nguyên 9.0 6.8 11.6 44.4 26.9 13.2 9.8 8.2 9.2 21.7 13.8 10.7 Dựa vào lao động 49.2 40.8 23.2 10.6 10.3 7.6 54.3 41.2 31.0 47.0 45.5 35.8 Lặp lại và mở rộng 23.6 19.3 21.0 9.3 5.9 5.5 9.1 10.3 10.6 7.8 6.3 7.7 Sản phẩm chuyên biệt 11.3 15.6 18.7 20.5 22.3 21.2 12.4 20.6 20.4 22.2 14.1 19.5 Dựa vào khoa học 6.9 17.4 25.5 15.1 34.6 52.5 14.5 19.8 28.9 1.2 20.2 26.4 Nguồn: UN Comtrade database Hình1: Giá trị gia tăng tính trên một nhân công (US$): So sánh Thái Lan với NIEs
Thái Lan cũng tương tự như các nền kinh tế công nghiệp mới (NIEs) Đông Á đã chuyển biến từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp sang một nền kinh tế trong đó khu vực công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp chế tạo) chiếm vị trí chủ lực. Đóng góp của ngành nông nghiệp trong GDP đã giảm đáng kể từ gần 40% trong năm 1960 xuống khoảng 10% trong năm 1990, trong khi đó ngành công nghiệp thì tiến theo chiều ngược lại. Xuất khẩu dựa trên nguồn tài nguyên và thâm dụng lao động đã đi xuống trong khi đó xuất khẩu dựa trên cơ sở khoa học và sản phẩm chuyên biệt đã tăng kể từ thập kỷ 90 (xem Bảng 1). Tuy nhiên không thể cho rằng xuất khẩu Thái Lan đã chuyển sang sản phẩm có nhiều hàm lượng chất xám, đòi hỏi có công nghệ tinh xảo để chế tạo ra, bởi chủng loại hàng hóa được gọi là dựa vào công nghệ cao khoa học chỉ là sản phẩm lắp ráp tại chỗ trong khi các linh phụ kiện công nghệ tinh xảo, giá trị gia tăng cao lại là sản phẩm phải nhập khẩu.
Tuy nhiên, bất kể đóng góp của ngành chế tạo trong GDP là bao nhiêu, Thái Lan, với tổng số đất 42% được sử dụng cho mục đích nông nghiệp, vẫn giữ vai trò của mình là bát gạo của khu vực và đóng vai người nắm chìa khóa trong thị trường thực phẩm và nông nghiệp toàn cầu.
Đặc điểm của NIS Thái Lan
Ba đỉnh tam giác biểu diễn ba chủ thể định hình nên NIS của Thái Lan là các doanh nghiệp tư nhân, chính phủ và các trường đại học. (Chủ thể chính phủ được hiểu là tổ chức chính phủ và các đơn vị sự nghiệp công lập như Viện nghiên cứu).
Các doanh nghiệp. Một số nghiên cứu tiến hành từ thập kỷ 80 về các doanh nghiệp Thái Lan nhìn nhận rằng hầu hết các doanh nghiệp có sự phát triển nhưng không hề chịu tăng tiềm lực công nghệ cho lâu dài, và việc học hỏi công nghệ của họ là rất chậm và bị động. Chỉ có một thiểu số nhỏ trong số các chi nhánh lớn các công ty xuyên quốc gia (TNC), các công ty nội địa lớn và công ty vừa và nhỏ là có khả năng nghiên cứu và triển khai, còn tuyệt đại đa số chỉ là đang vật lộn với việc tăng năng lực thiết kế và kỹ nghệ (engineering) mà thôi. Đối với số lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì vấn đề then chốt mà họ quan tâm chỉ là tăng đồng hóa, cải tiến các công nghệ đã tiêu chuẩn hóa từ khá lâu. (xem bảng 1). Hầu hết các doanh nghiệp được điều tra chỉ thực hiện các công việc đòi hỏi mức công nghê đơn sơ, đơn cử như kiểm thử sản phẩm. Chưa đầy một nửa các doanh nghiệp là có năng lực thiết kế. Chỉ một phần ba có khả năng kỹ nghệ nguôn. Gần 15% có tiến hành R&D. Điều tra cũng cho thấy con số số doanh nghiệp có sáng tạo/đổi mới (20%) là rất nhỏ nhưng còn nhiều hơn số có R&D (15%).
Điều này xác nhận khẳng định của nhiều nghiên cứu trước đây rằng không giống như trong các nước đã phát triển, ở các nước đang phát triển, chủ yếu dựa vào việc nhập khẩu công nghệ dưới dạng thiết bị chế tạo và công nghệ chìa khóa trao tay chủ yếu từ nước ngoài hoặc từ đối tác liên doanh. Điều này một phần là do nhiều doanh nghiệp có lịch sử xuất phát từ nền tảng của một công ty buôn bán, họ chú trọng đến việc thu hồi nhanh chứ không quan tâm vấn đề phát triển năng lực công nghệ lâu dài.
Chính phủ. Trái ngược với một số các nước OECD, nơi sự sáng tạo/đổi mới được ưu tiên cao trong chính sách quốc gia, ở Thái Lan không có một chính sách rõ ràng và đồng bộ về sáng tạo / đổi mới của quốc gia. “Sáng tạo/đổi mới”, mặc dù được nói đến trong Kế hoạch Phát triển Kinh tế Quốc dân và Xã hội (lần thứ tám), nhưng ngay cả về khái niệm thì NIS cũng rõ ràng là không hiểu. Nó chỉ là một từ “thông dụng” trao đổi với nhau giữa các chính khách Thái Lan cho có vẻ sành điệu mà thôi.
Chính sách thúc đẩy phát triển công nghệ hiện diện trên chương trình nghị sự khá muộn ở Thái Lan. Trong giai đoạn bốn kế hoạch phát triển đầu tiên (1958-1981), vấn đề khoa học và công nghệ không được xem là một mục mục riêng. Và cho đến năm 1979, khi Bộ Khoa học, Công nghệ và năng lượng (sau này Môi trường) được thành lập, thì trong Kế hoạch quốc gia lần thứ năm về Phát triển kinh tế-Xã hội (1982-1986) mới đề cao tầm quan trọng của khoa học và công nghệ.
Chính sách công nghiệp của Thái Lan cũng rất rời rạc, không quan tâm đến sự phát triển của năng lực công nghệ bản địa như là một yếu tố tích hợp trong quá trình công nghiệp hóa. Chính sách đầu tư, đặc biệt là xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nhằm mục đích đầu tiên chỉ là tạo ra việc làm. Chính sách thương mại, mà công cụ quan trọng nhất ở Thái Lan là thuế, đã không được sử dụng như một công cụ chiến lược để thúc đẩy đổi mới công nghệ như trong các nước NIEs.
Ngoại trừ trường hợp yêu cầu nội địa hóa trong ngành công nghiệp ô tô đã khá thành công, đã nâng tỷ lệ nội địa hóa xe chở người đến 54% trong 1986, Thái Lan không hề đặt những tiêu chuẩn chất lượng bắt buộc (như xuất khẩu hay nội địa hóa và đích phải đạt về nâng cấp công nghệ) phải tuân thủ để được nhận các ưu đãi của nhà nước giống như chính phủ Nhật Bản (như trường hợp của công nghiệp sợi tổng hợp trong những năm 1950) hay Hàn Quốc (chẳng hạn như trường hợp của ngành công nghiệp đóng tàu những năm 1960). Ở Thái Lan việc chen chân vào những lĩnh vực bảo hộ nghiêm ngặt không phải do năng lực khả năng công nghệ của các doanh nghiệp tiềm năng quyết định mà phần lớn nhờ vào liên kết cánh hẩu với quyền lực chính trị quyết định.
Các tổ chức KHCN công lập (RTOs) là những tổ chức có trách nhiệm trực tiếp phát triển năng lực KH&CN của quốc gia, có một số đặc điểm chung:
Hoạt động chủ yếu tập trung vào R&D, chứ không phải là xây dựng năng lực ở mức thấp hơn, chẳng hạn như đồng hóa và thích ứng công nghệ, thiết kế và kỹ nghệ, mà đó mới chính là ngưỡng công nghệ hầu hết các doanh nghiệp Thái Lan phải đối mặt. Điều này khác biệt so với RTOs của NIEs vào những thập kỷ 1970 và 1980, khi mà trình độ phát triển của họ còn cùng cấp với Thái Lan. Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KIST), chẳng hạn, họ chú ý tập trung vào hỗ trợ kỹ thuật và tổ chức cho việc phát triển tiềm lực công nghiệp công nghệ trong nội bộ các doanh nghiệp, như giúp đỡ để giải quyết những vấn đề nẩy sinh trong hoạt động sản xuất.
Mặc dù ngành công nghiệp ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc đóng góp vào GDP và xuất khẩu, nhưng ngân sách chính phủ Thái dành cho nghiên cứu và phát triển nông nghiệp vẫn nhiều hơn so với công nghiệp. (Năm 1997, R&D chi cho khoa học nông nghiệp được 42%, trong khi đó đối với kỹ nghệ và khoa học ứng dụng chỉ có 6,94% của tổng chi tiêu của chính phủ cho R&D).
Khác với các nước đã phát triển và Các nước công nghiệp mới, kể từ năm 1950 các cấu trúc của RTOS chỉ mở về chiều rộng mà không phải là chiều sâu chuyên môn. Có nhiều tổ chức có chức năng trùng lặp, tỷ dụ như, cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, thực hiện áp dụng phát triển công nghệ và chuyển giao, thực hiện các nghiên cứu cơ bản... Và dường như chính phủ đã bất lực trong việc tổ chức lại hệ thống này trong hơn 40-50 năm qua.
Trường đại học. Với trường đại học công và 50 trường đại học tư thục, tổng cộng Thái Lan có năng lực của giáo dục là 1.100.000 sinh viên, đại đa số tập trung vào các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Chất lượng của chính các trường đại học và sinh viên tốt nghiệp của các trường này là không cao so với các trường đại học khác ở châu Á. Khả năng nghiên cứu nói chung là không đạt yêu cầu. Ý nghĩa của các nghiên cứu đối với các ngành công nghiệp là khá thấp.
Mối liên kết giữa các chủ thể
Mối liên kết giữa ba chủ thể của NIS Thái nói chung là yếu kém và rời rạc.
Sự yếu kém của liên kết giưa người dùng-nhà sản xuất. Khác với NIS ở các nước đã phát triển, nơi các mối liên kết giữa người dùng với nhà sản xuất
được nhấn mạnh là cơ sở chung cho sự sáng tạo/đổi mới, các Điều tra về R&D/Sáng tạo/đổi mới của Thái Lan cho thấy mức độ liên kết giữa nhà sản xuất và người sử dụng và giữa người sản xuất và các nhà cung cấp là khá yếu. Đó chỉ là những liên kết ngắn và dễ đứt.
Sự yếu kém trong hợp tác giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành công nghiệp và các ngành liên quan. Không chỉ là sự tương tác theo chiều dọc theo chuỗi giá trị là yếu, mối quan hệ ngang giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành công nghiệp hoặc liên quan cũng không được các doanh nghiệp coi là quan trọng. Các tập hợp (Consorsiums) tạo lập bởi sự hợp tác của các doanh nghiệp, nhằm nghiên cứu đạt được một công nghệ cụ thể hoặc là làm một sản phầm nào đó như thường gặp ở Nhật Bản hay Đài Loan, thì lại rất hiếm ở Thái Lan.
Sự tràn ngập công nghệ thấp từ các công ty xuyên quốc gia (TNCs). Thái Lan là một nơi tiếp nhận FDI quan trọng trong khu vực, với số tiền là 7 tỉ USD vào năm 1998. Tuy nhiên, không giống như Singapore, nơi mà môi liên kết chặt chẽ giữa các công ty xuyên quốc gia với các doanh nghiệp luôn được nâng cấp để giúp tăng cường năng lực công nghệ, các liên kết để phát triển công nghệ giữa các TNCs và các công ty con của họ ở Thái Lan chỉ được giới hạn ở cấp độ huấn luyện cho các công nhân sao cho họ có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm mà thôi.
Sự yếu kém trong mối liên kết công nghiệp-đại học. Mối liên kết giữa trường đại học và công nghiệp chủ yếu là đào tạo ngắn hạn, hoạt động tư vấn nghiên cứu đặc biệt dựa trên các kết nối riêng rẽ giữa cá nhân các nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp chứ không phải trên cơ sở những cam kết có tổ chức.
Sự yếu kém của kết nối giữa các tổ chức nghiên cứu công lập (RTOs) với các doanh nghiệp. Cuộc khảo sát về sáng tạo đổi mới cho thấy rằng các liên kết giữa RTOs định hướng vào công nghiệp với các doanh nghiệp ở Thái Lan là khá hạn chế. Chỉ có một số lượng nhỏ, tối đa là 20% của 1000 doanh nghiệp được khảo sát đã có sử dụng các dịch vụ của một đơn vị nào đó trong số các RTOs. Hơn nữa, những Doanh nghiệp này thường không xem RTOs là nguồn thông tin quan trọng cho các hoạt động sáng tạo/đổi mới của họ, bởi hầu hết RTOS hoạt động theo "mô hình tuyến tính” của sáng tạo/đổi mới. RTOS của Thái chỉ tập trung vào phát triển công nghệ cho công nghiệp rồi chuyển giao công nghệ đó của họ cho các doanh nghiệp tư nhân, thay vì thúc đẩy chuyển giao nhân sự từ RTOS sang các doanh nghiệp tư nhân, mà chính việc này mới là quan trọng cho phát triển sâu tiềm lực công nghệ trong công nghiệp.
Hoạt động Đào tạo của các tổ chức thuộc chính phủ thất bại trong việc nâng kỹ năng chuyên môn của nhân viên các doanh nghiệp lên mức cao hơn. Chính sách kích thích các doanh nghiệp đầu tư đào tạo và phát triển kỹ năng duy nhất được thiết kế cho phép doanh nghiệp khấu trừ 150% thuế chi phí đào tạo. Theo khảo về sáng tạo/đổi mới, chưa đến 5% doanh nghiệp biết được là có khuyến khích này. Và quan trọng hơn, ưu đãi này lại tài trợ cho các loại đào tạo không nhắm mục tiêu vào các kỹ năng cần thiết để vượt qua ngưỡng của năng lực công nghệ, mà chính là giải quyết thất nghiệp, do đó, nó nhắm vào mục tiêu khá thấp về kỹ năng như đào tạo nghề mộc chẳng hạn. Điều này trái ngược hẳn với các chương trình đào tạo tại Hàn Quốc và Singapore nơi mà sự tập trung đào tạo là nhằm vào loại nghề cao cấp, chuyên ngành và "tiên phong".
Khuyến khích về tài khóa và tài chính của Chính phủ là không hiệu quả trong việc kích thích nhu cầu của khu vực tư nhân đầu tư phát triển công nghệ. Không có nhiều doanh nghiệp đã sử dụng ưu đãi tài khóa và tài chính của chính phủ là bởi ba lý do chính:
Hầu hết các doanh nghiệp không biết là có ưu đãi. Theo khảo sát về Sáng tạo/đổi mới chỉ 2-3% của các doanh nghiệp biết về sự tồn tại các ưu đãi tài khóa và tài chính; những ưu đãi có xu hướng tập trung vào R&D hẹp, loại ra ngoài một phần rất lớn các hoạt động góp phần phát triển công nghệ như kỹ nghệ và thiết kế. Các đề án khuyến khích này đòi hỏi nhiều thủ tục phiền phức do những quan ngại về tham nhũng và lạm dụng công quỹ. Ví dụ, các tổ chức tài chính đòi hỏi các doanh nghiệp phải có các loại tài sản thế chấp như đi vay thông thường.
Sự bất tương hợp giữa mức độ phát triển cơ cấu kinh tế và trình độ phát triển của đổi mới/sáng tạo, NIS là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên cuộc khủng hoảng kinh tế của Thái Lan bắt đầu vào năm 1997, khi đó sự tăng trưởng của xuất khẩu của Thái Lan là 0%; điều này có nghĩa rằng xuất khẩu Thái Lan bị mất khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng tăng.
Khiếm khuyết cơ bản về cấu trúc của nền kinh tế Thái Lan là không có khả năng tạo lập nền tảng công nghệ sâu, biểu hiện bằng hai chỉ dấu:
* Mặc dù nền kinh tế Thái đã đạt GDP tăng trưởng cao và đã chuyển đổi cơ cấu, nhưng khả năng tạo ra "giá trị gia tăng cho sản phẩm, một việc do năng lực phát triển công nghệ quyết định, lại khá nghèo nàn. Xuất khẩu của đất nước phụ thuộc nặng nề vào linh kiện và vật liệu công nghiệp nhập khẩu.
* Chỉ số của sự đóng góp của riêng phần thay đổi kỹ thuật vào tăng trưởng kinh tế trong khu vực chế tạo và công nghiệp rất thấp. Ví dụ, trong giai đoạn của 1978-1990, tỷ lệ tăng trưởng trong cả hai lĩnh vực là -0,36 và -0,61. Khác hẳn với Hàn Quốc và Đài Loan ở giai đoạn đó hầu hết ngành chế tạo có tăng trưởng dương (+) cho thấy xu hướng đuổi kịp về công nghệ ngày càng tăng.
Kết luận
Từ nghiên cứu này có thể rút ra những bài học có thể là hữu ích cho các nước đang phát triển trong việc thiết lập thành công hệ thống sáng tạo/đổi mới:
1. Chính phủ cần có kế hoạch và áp dụng các chính sách để giúp giải quyết sự yếu kém và rời rạc của NIS, đặc biệt là sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa 3 chủ thể: chính phủ, doanh nghiệp và các trường đại học. Chẳng hạn như khuyến khích sự luân chuyển cán bộ giữa các cơ quan chính quyền với nhau và giữa chính phủ với các doanh nghiệp tư nhân.
2. Việc cải cách thể chế hành chính quan liêu của chính phủ là rất cấp bách, trong đó cơ chế hành chính phải được cách ly khỏi áp lực chính trị của các nhóm quyền lợi đặc biệt, đồng thời, có thể vun đắp tốt cho việc hợp tác với các chủ thể khác của NIS. Ngoài ra cơ chế hành chính cần được điều hành bởi các quan chức chính phủ tận tâm cống hiến cho mục tiêu chung, được tuyển dụng và đề bạt dựa trên năng lực.
Ngoài ra, để thu hút những khuôn mặt sáng giá vào hệ thông hành chính thì tiền lương, đãi ngộ, an sinh nghề nghiệp cũng như sự tôn trọng cần phải gần được như sự chào mời của khu vực tư nhân.
3. Cải cách chính phủ như nói trên không phải là không thể. Dao vậy trước hết có thể tập trung nỗ lực cải cách vào các Bộ khối kinh tế và các cơ quan đóng vai trò quan trọng trong NIS.
Bảng 1: Phân bổ xuất khẩu hàng hóa chế tạo theo chủng loại công nghệ (%)
Nguồn: Tạp chí Tia Sáng
* Lược thuật bài nghiên cứu của Patarapong Intarakumnerd, Pun-ARJ Chairatana, Tipawan Tangchitpiboon, Cơ quan quốc gia và Phát triển Công nghệ (NSTDA), 73 / 1 Rama VI Road, Rajdhevee, Bangkok 10400, Thái Lan và Druid / IKE Group, Cục Nghiên cứu Kinh doanh, Đại học Aalborg, Fibigerstræde 4, Aalborg, OE DK9220, Đan Mạch công bố trên tạp chí Research Policy 31 (2002) 1445–1457, 2002 Elsevier Science B.V
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com