Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chứng khoán Âu, Á sụt giảm vì giá dầu

Dầu lên giá tạo đà cho cổ phiếu năng lượng nhưng lại ghìm chân các cổ phiếu khác trên phố Wall. Sau phiên 21/8, cả ba chỉ số chính tại thị trường Mỹ tăng giảm không đáng kể. Trong khi đó, chứng khoán châu Á, và châu Âu đồng loạt đi xuống.

Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,11% lên mức 11.430,21 điểm. Chỉ số Standard & Poor 500 đóng cửa tại 1.277,72 điểm, cộng thêm 0,25%. Chỉ số Nasdaq mất 0,36%, kết thúc ngày giao dịch ở 2.380,38 điểm.
Sau ngày hôm qua, giá dầu tăng thêm 5,62 đôla, chốt tại mức 121,18 đôla một thùng. Giá nhiên liệu đảo chiều mạnh bắt nguồn từ đồng đôla suy yếu, và tình hình căng thẳng tại Nga đe doạ gián đoạn nguồn cung.
Không chỉ dầu mà giá một số hàng hóa cơ bản khác như bạc, vàng v.v...sau một tháng toàn xuống cũng tăng trở lại.
Đáng ngại nhất với các nhà đầu tư tại phố Wall hiện không phải là giá dầu mà chính là khủng hoảng thị trường nhà đất và tín dụng. Ảnh: cache.daylife.com.
Ông Rob Lutt, Giám đốc Đầu tư tại Cabot Money Management, cho biết với những tín hiệu điều chỉnh này, giá dầu có thể quay lại mức đỉnh đạt được vào giữa tháng 7, hoặc thậm chí cao hơn nữa. Theo ông Lutt, hàng hóa trao đổi sụt giảm thời gian qua là sự điều chỉnh thường thấy sau một xu hướng lên, và điều chỉnh giảm không có nghĩa là giá sẽ không tăng thêm.
Ông Bob Andres, Nhà Chiến lược Kinh tế tại Envestnet Asset Management, nhận định giá dầu hiện không phải là lý do ngăn cản cổ phiếu tăng điểm mà chính là cuộc khủng hoảng tín dụng và nhà đất.
Theo ông, nếu không có bước một đột phá nào tại hai thị trường này, giá chứng khoán sẽ không được cải thiện.
Cùng ngày một số thông tin kinh tế đáng chú ý khác được công bố. Số người thất nghiệp tuần giảm lần thứ hai liên tiếp. Cục Dự trữ Liên bang chi nhánh Philadelphia cho biết các chỉ số dẫn dắt kinh tế cũng như tình hình sản xuất đều xuống thấp hơn dự kiến.
Cổ phiếu ngân hàng sau nhiều ngày sụt giảm tăng điểm trở lại đã giúp các chỉ số chính không bị giảm sâu hơn. Một nhà phân tích cho biết thêm, Dow Jones và S&P 500 đi lên một phần do tâm lý. Nhiều người nghĩ rằng, giá dầu sẽ không thể giảm sâu thêm nên họ tranh thủ mua vào.
Hôm qua, Financial Times đưa tin, Ngân hàng Lehman Brothers đã bí mật đàm phán để bán một nửa cổ phần cho một số nhà đầu tư lớn tại Trung Quốc và Hàn Quốc nhưng vụ thương lượng này không thành công.
Tại châu Âu, cả ba thị trường lớn đều mất điểm do diễn biến xấu tại Mỹ cũng như dầu thế giới tăng. Trong đó, cổ phiếu một số ngân hàng như HSBC, ING, Ngân hàng Hoàng gia Scotland sụt giảm khá mạnh.
Cơ quan Thống kê Anh cho biết doanh số bán lẻ tại quốc gia này trong tháng 7 tăng cao hơn dự kiến. Nhờ đó, Chỉ số FTSE 100 chỉ giảm nhẹ 0,03%. Tại Pháp, chỉ số CAC 40 bị trừ tới 1,4%. Chỉ số DAX của Đức sụt 1,28%.
Chứng khoán châu Á, cũng trải qua một phiên giao dịch ảm đảm. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật giảm 0,77%. Tuy nhiên, số liệu của Bộ Tài chính Nhật cho thấy nước này tăng cao hơn dự kiến so với năm ngoái, nhờ đó cán cân thương mại được cải thiện đáng kể.
Chỉ số Hang Sheng của Hong Kong xuống 2,47%. Chỉ số tổng hợp Shang Hai của Trung Quốc sau bước tiến trên 7% của phiên trước đã dần "trở lại mặt đất" khi điều chỉnh giảm 3,63%.

(Theo Vnexpress)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Thị trường dầu mỏ thế giới sẽ dịu lại vào năm tới
  • Goldman Sachs: Giá dầu sẽ vẫn ở mức 149 USD/thùng
  • Khủng hoảng tiền tệ chưa đi đến hồi kết
  • Đồng USD đang thật sự hồi phục?
  • Giá dầu giảm: Chưa vội mừng
  • Dầu ngày càng khó tìm
  • Dự báo giá vàng thế giới sẽ tiếp tục giảm trong ngắn hạn
  • Kinh tế châu Âu “nguy cấp” hơn Mỹ