Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), căng thẳng nguồn cung trên thị trường dầu mỏ thế giới sẽ dịu bớt vào đầu năm tới nhờ sản lượng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tăng mạnh trong năm nay, kinh tế thế giới, đặc biệt là Mỹ suy yếu làm hạn chế nhu cầu tiêu dùng và chính sách tiết kiệm nhiên liệu trên toàn cầu.
Từ mức cao kỷ lục trong lịch sử, 147 USD/thùng đạt được vào ngày 11/7, giá dầu thô đã giảm xuống chỉ khoảng 115 USD/thùng hiện nay.
Nhu cầu dầu ở các nước tiên tiến đang có xu hướng tăng chậm lại, dự báo sẽ chỉ tăng 1% trong năm 2009. Tuy nhiên, khả năng nhu cầu sẽ vẫn mạnh tại châu Á, Trung Đông và Mỹ Latinh, do kinh tế của các khu vực này đang trên đà tăng khởi sắc và giá dầu ở nhiều quốc gia vẫn được chính phủ trợ cấp một phần. Tuy gần đây châu Á và các nơi khác đã có những động thái nhằm hạn chế trợ giá nhiên liệu, song giá bán lẻ xăng dầu ở nhiều nước vẫn tiếp tục thấp hơn so với các mức quốc tế.
Trong khi nhu cầu sẽ vẫn mạnh trong năm 2008, chủ yếu do đà bùng nổ kinh tế của các nước ngoài OECD, cung ứng (nhất là từ các OPEC) đã và đang tăng mạnh trong năm nay. Ngay khi Mùa đông 2008/09 đi qua, những căng thẳng trên thị trường dầu mỏ thế giới sẽ dịu bớt. Nguồn cung dầu thô của thế giới đã tăng đáng kể trong tháng 6/08, trong đó cung từ OPEC (ngoại trừ Êcuađo) đã tăng 1,8 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm 2007.
IEA dự báo sản lượng dầu của của OPEC trong 9 tháng cuối năm 2008 sẽ cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi cung từ các nước ngoài OPEC sẽ tiếp tục mạnh vào cuối năm nay, kéo dài sang năm 2009. Tình hình eo hẹp nguồn cung trên các thị trường dầu mỏ sẽ bắt đầu dịu bớt từ cuối quý III/08.
Nhu cầu dầu thô của thế giới dự kiến sẽ ở mức 87,7 triệu thùng/ngày trong năm 2009, tăng 1% so với mức dự tính 86,9 triệu thùng/ngày của năm 2008. Nhu cầu của các nền kinh tế phát triển khát dầu mỏ có thể sẽ ở mức trung bình 48 triệu thùng/ngày trong năm tới, giảm 1,2% so với năm 2008. Nhu cầu dầu mỏ của Mỹ sẽ giảm 2,8% năm 2008 và 1,9% năm 2009, một phần do phản ứng trước giá nhiên liệu ngày một leo thang.
Mặc dù tăng chậm lại, nhu cầu của các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á sẽ vẫn cao, sẽ tăng khoảng 3,8% trong năm 2008 và năm 2009, với nhu cầu của Trung Quốc sẽ tăng 5,6% năm nay và mức xấp xỉ như vậy trong năm tới, trong khi thị trường dầu thô cũng vẫn mạnh ở Trung Đông và Mỹ Latinh.
Về lâu dài, giá dầu cao sẽ buộc các nước tiêu thụ dầu mỏ phải sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài nguyên quí giá này. Mới đây, OPEC đã điều chỉnh giảm mức dự đoán về tiêu thụ dầu mỏ của thế giới đến năm 2030 xuống 113,3 triệu thùng/ngày, giảm 3,7% so với dự đoán đưa ra vào năm ngoái. Mặc dù tỷ lệ tiêu thụ dầu của các quốc gia đang phát triển trên toàn cầu sẽ gia tăng, nhưng đến năm 2030 họ vẫn tiêu thụ bình quân thấp hơn 5 lần/người so với các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Australia và Ấn Độ đang thắt chặt quan hệ quân sự và làm sống lại ý niệm về một liên minh gồm bốn nền dân chủ (cùng Nhật và Mỹ) đối phó với những quan ngại ngày càng lớn từ phía TQ.
Tờ Diplomat của Nhật Bản vừa có bài bình luận về mối quan hệ Trung Quốc – Mỹ với tựa đề 'Quan hệ Trung – Mỹ không thể tin nhau', cho rằng Mỹ, Trung Quốc luôn coi nhau là đối thủ tiềm ẩn, khi cần có thể sẵn sàng 'rút kiếm' giao chiến.
Không phải là chuyến thăm chính thức cấp nhà nước, nhưng cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama cuối tuần qua trở thành tâm điểm của giới truyền thông toàn cầu.
Mỹ và Trung Quốc vừa ký kết một thỏa thuận, theo đó nhà chức trách Mỹ có thể tiếp cận với tài liệu của các công ty kiểm toán tại Trung Quốc. Thỏa thuận này sẽ cho phép các nhà chức trách Mỹ điều tra các công ty kiểm toán của doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết tại Mỹ trong trường hợp các doanh nghiệp này bị tình nghi có các hành vi gian lận kế toán.
Việc tính toán số lượng tỷ phú trên thế giới, hay thậm chí chỉ ở một quốc gia nào đó, thực chất một trò chơi đoán số. Tuy nhiên, “trò chơi” này rất hấp dẫn và đang trở nên ngày càng phổ biến.
Trong bối cảnh Hy Lạp đã được coi như vỡ nợ, Nhật Bản tăng trưởng âm, Mỹ liên tục bơm tiền mà chưa gặt hái thành công, sự bứt phá của Đông Á được xem như cứu cánh cho kinh tế toàn cầu.
Tình trạng bất bình đẳng thu nhập tại Mỹ đã lên mức cao nhất kể từ sau Đại suy thoái, và cuộc khủng hoảng hiện nay cũng không có ảnh hưởng gì nhiều giúp thay đổi xu hướng này, với 1% những người thu nhập cao nhất đóng góp hơn 93% tổng tăng thu nhập trong tròn 1 năm phục hồi kinh tế.
Trong khi đồng USD đang tăng giá trở lại so với các ngoại tệ mạnh khác và giá dầu vẫn dao động quanh mức 113 USD/thùng, Ngân hàng đầu tư hàng đầu của Mỹ Goldman Sachs vẫn giữ nguyên mức dự đoán giá dầu vào cuối năm ở mức 149 USD/thùng.
Hôm 18/8 vừa qua, các chuyên gia kinh tế cho hay cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn cầu đã được “một năm tuổi” mà chưa thấy hồi kết thậm chí nó còn tồi tệ hơn rất nhiều. Nền kinh tế Mỹ, thị trường chứng khoán thật sự sốc lớn trước thông tin trên.
Chưa đầy một tháng, trên thị trường thế giới đồng EUR đã mất giá gần 9% so với USD, giá vàng thế giới giảm một mạch hơn 200 USD/ounce, từ 988 USD/ounce xuống 772 USD/ounce, giá dầu cũng giảm 30%.
Giá dầu đã giảm, thậm chí có thể trở về mức dưới 100 USD trong năm tới theo dự báo của một số chuyên gia. Tuy nhiên có nhiều lý do để chưa vội ăn mừng vì đây có thể là dấu hiệu cho một sự đi xuống nhiều hơn của nền kinh tế Mỹ, và tất nhiên ảnh hưởng chung đến cả thế giới.
Sản lượng dầu tại mọi công ty dầu lửa phương Tây đều đã bắt đầu giảm xuống. Các công ty này đang gặp ngày càng nhiều khó khăn trong việc tìm ra những mỏ dầu mới, mặc dù họ có rất nhiều vốn và rất muốn mở rộng hoạt động.
Từ mức 861 USD/ounce của phiên giao dịch đầu tuần trước, giá vàng trên thị trường New York vào phiên giao dịch cuối cuối tuần là 786 USD/ounce, giảm 19,70 USD so với ngày 14. Như vậy, trong tuần giá vàng đã giảm vào khoảng 8,7% – mức giảm kỷ lục trong vòng một tuần kể từ 25/2/1983.
Những tưởng châu Âu sẽ bị ảnh hưởng ít nhất trong suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng sự thực, Lục địa già đang hạ cánh không an toàn, thậm chí, tình hình “nguy cấp” hơn cả Mỹ, nơi bùng phát “cơn bão” tài chính.