Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

"Gót chân Achille" của kinh tế châu Á

Kinh tế Mỹ và nhiều nước châu Âu suy thoái đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu, vốn chiếm hơn 46% GDP và được coi là động lực tăng trưởng chính của các nền kinh tế châu Á (không kể Nhật Bản). Điều đó cho thấy chiến lược phát triển kinh tế dựa quá nhiều vào thị trường bên ngoài đang trở thành “gót chân Achille” của châu lục đông dân nhất hành tinh này sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997.

Số liệu thống kê của Thái Lan công bố ngày 22-12 cho biết xuất khẩu của nước này trong tháng 11 sụt giảm đến 19%, mức thấp nhất từ 17 năm qua. Xuất khẩu hiện đóng góp khoảng 60% GDP của Thái Lan, tăng mạnh so với 40% trước cuộc khủng hoảng tài chính cách đây hơn 10 năm. Đáng chú ý là xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới Nhật Bản giảm tới 27%, mức tồi tệ nhất từ nửa thế kỷ qua. Xuất khẩu của Trung Quốc đại lục cũng giảm khoảng 15%, mức ảm đạm nhất kể từ năm 2001, trong khi của Đài Loan giảm tới 23%. Trước đó, hồi tháng 10, xuất khẩu của Ấn Độ giảm 12,1%, Singapore 15%, Indonesia 11,6%. Xuất khẩu của Việt Nam thì liên tục bị giảm từ tháng 7. Ngoài hai thị trường tiêu thụ lớn là Mỹ và châu Âu giảm mạnh, nhập khẩu của Nhật Bản và Trung Quốc cũng đi xuống nên tác động hết sức tiêu cực đến các nền kinh tế châu Á khác. Theo các chuyên gia thương mại, xuất khẩu của châu Á sẽ tiếp tục chiều hướng giảm cho đến ít nhất giữa năm 2009.

Việc Trung Quốc thông qua gói kích thích kinh tế trị giá 586 tỉ USD cũng khó thúc đẩy thị trường đông dân nhất thế giới này phấn chấn và tạo ra môi trường xuất khẩu thuận lợi cho phần còn lại của châu Á. Hiện nay, Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu các sản phẩm thô của các nước trong khu vực, sau đó tái xuất sang châu Âu và Mỹ. Vì thế, khi xuất khẩu từ Trung Quốc ra thị trường phương Tây bị giảm sẽ ảnh hưởng dây chuyền đến nhiều nước châu Á. Nhật Bản có thể là niềm hy vọng của các nước Đông Nam Á, nhưng đây là thị trường rất khắt khe, dù mức thuế nhập khẩu được cắt giảm nhưng còn nhiều rào cản kỹ thuật.

Trong khi chờ đợi sự hồi phục của các nền kinh tế đầu tàu thế giới, các chuyên gia cho rằng châu Á cần nhanh chóng thay đổi chiến lược phát triển kinh tế của mình. Đó là giảm bớt sự phụ thuộc vào xuất khẩu và chú tâm nhiều hơn đến thị trường nội địa.

(Theo báo Cần Thơ)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Xa xỉ ngay cả trong suy thoái
  • Trung Quốc và Ấn Độ không thể bù đắp được suy giảm tiêu dùng tại Mỹ
  • Điện Kremlin đang dọn đường để Putin trở lại?
  • 2009 - năm đen tối trong kinh doanh
  • Kinh tế châu Á năm 2009: Thách thức nhiều, nhưng sẽ vượt qua
  • Thế và lực mới của EU
  • 10 thảm họa lớn nhất thế giới năm 2008
  • Các chuyên gia dự báo: Kinh tế một số nước châu Á sẽ tăng trưởng tích cực năm 2009