Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hiểm họa than nhiệt điện

Tổ chức Hòa bình Xanh cho rằng chính phủ Trung Quốc đánh giá chưa đầy đủ tình trạng ô nhiễm do 1.400 nhà máy nhiệt điện chạy bằng nhiên liệu than gây ra.

Báo cáo của Tổ chức Hòa bình Xanh mang tên “Cái giá thực sự của than đá, cuộc điều tra về tro than ở Trung Quốc” được công bố hồi giữa tháng 9 cho thấy mỗi 2 phút rưỡi, các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu than ở Trung Quốc đã thải ra một lượng tro ô nhiễm có thể lấp đầy một hồ bơi thế vận hội. Trung Quốc là nước đứng đầu về tiêu thụ than đá với khoảng 70% năng lượng điện được sản xuất từ nhiên liệu này.

Một nhà máy nhiệt điện chạy than gần thủ đô Bắc Kinh. Ảnh: AFP

20 chất độc hại

Quá trình đốt than không chỉ khiến Trung Quốc là nước sản sinh khí thải gây hiệu ứng nhà kính đứng đầu thế giới mà còn đưa vào môi trường lượng tro than độc khổng lồ, cao gấp hai lần rác thải sinh hoạt đô thị ở Trung Quốc. Nhật báo Pháp Le Monde dẫn báo cáo của nhóm khảo sát thuộc Tổ chức Hòa bình Xanh, đánh giá chi tiết về tác hại môi trường của 14 kho trữ tro than của các nhà máy nhiệt điện tại miền Bắc, Trung và Tây Nam Trung Quốc, trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 8. Mỗi kho dự trữ có diện tích vài km2, sâu hơn 20 m là những kho chứa chất thải lớn nhất so với mọi loại chất thải khác.
Phân tích mẫu cho thấy có hơn 20 chất ô nhiễm độc hại hiện diện trong đất, nước, không khí và đặt ra khả năng dư lượng chất ô nhiễm tồn tại trong sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi ở khu vực xung quanh nhà máy. Trong số các chất độc này có kim loại nặng như chì, thủy ngân, thạch tín, cadmium... được ước lượng thải ra môi trường khoảng 25.000 tấn mỗi năm. Một trong những tác giả của báo cáo, chuyên gia Dương Ái Luân, cho biết cứ mỗi 4 tấn than nhiên liệu đào thải 1 tấn bụi tro. Ông Triệu Hưng Dân, một thành viên của đoàn khảo sát, mô tả: “Đa số trường hợp, tro than được trữ dưới dạng khô và rất dễ bay. Khi gặp gió, tro than bị thổi bùng lên như một cơn bão cát. Khi gặp nước, tro than trở thành bùn và nước rò rỉ từ những đống bùn này chảy trực tiếp vào các consông hoặc đồng ruộng”.
 
Đánh giá chưa hết

Tuy nhiên, Tổ chức Hòa bình Xanh cho rằng chính quyền Trung Quốc đã giảm nhẹ hiểm họa về môi sinh và phóng đại thành tích về công tác khắc phục hậu quả trong các báo cáo chính thức về vấn đề này. Có một phần tro than đã được tái chế nhưng tài liệu của tổ chức này cho thấy tỉ lệ vẫn ít hơn 30% số lượng, chứ không đạt 60% như chính quyền đã báo cáo. Hơn 50% kho trữ tro than chỉ nằm cách nhà dân vài chục mét chứ không phải khoảng cách 500 m như quy định. Tại tỉnh Giang Tây, nước ô nhiễm từ bùn tro than chảy qua nhà dân và gần trường học. Nhiều gia súc chết vì nguồn nước nhiễm độc này đã được ghi nhận tại Sán Đầu, thuộc tỉnh Sơn Tây... Ở Nội Mông, các đàn bò sữa được chăn nuôi cũng như các điểm thu mua sữa nằm ở khu vực thấp hơn kho trữ tro than. Nhiều nghi vấn chưa được khảo sát rõ về khả năng thực phẩm bị nhiễm độc từ chất thải tro than này.
Tổ chức Hòa bình Xanh cho rằng 14 kho trữ tro than nói trên chỉ chiếm 4% trong tổng số 375 triệu tấn tro than các nhà máy thải ra mỗi năm và con số này cao gấp 2,5 lần so với năm 2002. Trung Quốc tiêu thụ 3 tỉ tấn than hồi năm 2009, nhiều gấp ba lần nước tiêu thụ thứ nhì là Mỹ. Dù gây ô nhiễm như vậy nhưng khuynh hướng lấy than làm nhiên liệu sản xuất điện vẫn tăng do nhu cầu sử dụng điện quá cao ở Trung Quốc. Tính bình quân, trong 8 năm qua, cứ mỗi tuần có một nhà máy nhiệt điện chạy than được xây dựng thêm tại Trung Quốc.

(Theo nld online)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Các công ty toàn cầu cam kết giảm khí thải CO2
  • 11 quốc gia giàu có nhất thế giới
  • Một số dự báo về triển vọng kinh tế thế giới 2011
  • Mô hình dự đoán cung-cầu dầu mỏ thế giới đã lỗi thời
  • Thấy gì qua phương pháp thống kê mới của WTO?
  • Bốn thách thức lớn đối với hệ thống kinh tế thế giới
  • 22 nước rơi vào khủng hoảng lương thực kéo dài
  • “Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi..." chịu trận