Bất chấp các chính sách bảo vệ môi trường và khuyến khích sử dụng năng lượng tái sinh của các chính phủ, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) dự đoán nhu cầu và giá dầu mỏ sẽ tiếp tục tăng trong 25 năm tới, trong đó 1/3 nhu cầu mới sẽ là của Trung Quốc.
Trong báo cáo "Triển vọng năng lượng thế giới" công bố ngày 9/11, IEA dự đoán nhu cầu tiêu dùng dầu mỏ sẽ tăng 18% trong giai đoạn 2009-2035, chủ yếu ở các nước đang phát triển.
Cụ thể, tới năm 2035, nhu cầu dầu mỏ của thế giới sẽ là 99 triệu thùng/ngày vào năm 2035, tăng 15 triệu thùng/ngày so với mức của năm 2009. Nhu cầu khí đốt tự nhiên sẽ tăng 44% lên 4.500 tỷ m3.
IEA cảnh báo mức giá cần để cân bằng các thị trường dầu mỏ bắt đầu tăng và vào năm 2015, giá dầu thô sẽ tăng khoảng 88% lên 113 USD/thùng.
Cơ quan trên cho biết ngay cả những cam kết về biến đổi khí hậu được đưa ra theo Thỏa thuận Copenhagen ký hồi năm ngoái, nhiên liệu hóa thạch sẽ vẫn chiếm hơn 50% tổng mức tăng nhu cầu năng lượng, với dầu mỏ là nhiên liệu chủ chốt.
IEA cũng ước tính thất bại của Hội nghị thượng đỉnh Copenhagen về biến đổi khí hậu sẽ buộc thế giới tới năm 2030 phải đầu tư thêm 1.000 tỷ USD (tương đương 716,3 tỷ euro) để giảm thiểu những thiệt hại do hiện tượng Trái Đất ấm lên, nâng tổng vốn đầu tư cần thiết lên 11.600 tỷ USD./.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Australia và Ấn Độ đang thắt chặt quan hệ quân sự và làm sống lại ý niệm về một liên minh gồm bốn nền dân chủ (cùng Nhật và Mỹ) đối phó với những quan ngại ngày càng lớn từ phía TQ.
Tờ Diplomat của Nhật Bản vừa có bài bình luận về mối quan hệ Trung Quốc – Mỹ với tựa đề 'Quan hệ Trung – Mỹ không thể tin nhau', cho rằng Mỹ, Trung Quốc luôn coi nhau là đối thủ tiềm ẩn, khi cần có thể sẵn sàng 'rút kiếm' giao chiến.
Không phải là chuyến thăm chính thức cấp nhà nước, nhưng cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama cuối tuần qua trở thành tâm điểm của giới truyền thông toàn cầu.
Mỹ và Trung Quốc vừa ký kết một thỏa thuận, theo đó nhà chức trách Mỹ có thể tiếp cận với tài liệu của các công ty kiểm toán tại Trung Quốc. Thỏa thuận này sẽ cho phép các nhà chức trách Mỹ điều tra các công ty kiểm toán của doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết tại Mỹ trong trường hợp các doanh nghiệp này bị tình nghi có các hành vi gian lận kế toán.
Việc tính toán số lượng tỷ phú trên thế giới, hay thậm chí chỉ ở một quốc gia nào đó, thực chất một trò chơi đoán số. Tuy nhiên, “trò chơi” này rất hấp dẫn và đang trở nên ngày càng phổ biến.
Trong bối cảnh Hy Lạp đã được coi như vỡ nợ, Nhật Bản tăng trưởng âm, Mỹ liên tục bơm tiền mà chưa gặt hái thành công, sự bứt phá của Đông Á được xem như cứu cánh cho kinh tế toàn cầu.
Tình trạng bất bình đẳng thu nhập tại Mỹ đã lên mức cao nhất kể từ sau Đại suy thoái, và cuộc khủng hoảng hiện nay cũng không có ảnh hưởng gì nhiều giúp thay đổi xu hướng này, với 1% những người thu nhập cao nhất đóng góp hơn 93% tổng tăng thu nhập trong tròn 1 năm phục hồi kinh tế.
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) kêu gọi các nền kinh tế G-20 cần tập trung vào các chính sách tạo việc làm mới để đảo ngược xu thế thất nghiệp tăng cao hiện nay.
Ngày 5/11, Liên hợp quốc đã kêu gọi cộng đồng quốc tế xây dựng và thực hiện một đường lối mới cho cuộc chiến chống đói nghèo trên toàn cầu vì cho đến nay, tiến trình chống đói nghèo tuy đạt được tiến bộ, nhưng vẫn chậm chạp với gần 1 tỷ người trên thế giới bị đói kinh niên và bị phủ nhận quyền con người, cơ bản nhất là quyền được cung cấp lương thực.
Các nhà nghiên cứu Mỹ cảnh báo giá lương thực toàn cầu tăng cao là lời thức tỉnh mọi người phải hành động để tránh cuộc khủng hoảng lương thực mới có thể sẽ đẩy thêm hàng triệu người nghèo của thế giới vào tình trạng đói nghèo hơn.
Người Đức ngày nay ám ảnh bởi nỗi lo ngại rằng khi Trung Quốc trở nên giàu có hơn, họ sẽ không còn cam chịu với vai trò của nhà sản xuất với nhân công giá rẻ. Trung Quốc đã và đang phát triển ngành công nghiệp sản xuất ô tô, máy bay, tàu siêu tốc, và đang xây dựng các nhà máy hóa chất đủ tầm vóc để cạnh tranh ngang ngửa với các nhà sản xuất Đức trên toàn cầu.
Kết quả khảo sát của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đối với 64 nước thu nhập thấp ở các khu vực Tiểu sa mạc Sahara (châu Phi), Trung Đông, châu Âu, châu Á, Mỹ Latinh và Caribe cho thấy, thu nhập bình quân theo đầu người tại 2/3 trong số này vẫn tăng và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn nhiều so với các nước giàu hơn.
Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Pascal Lamy khuyến cáo cần quản lý một cách thận trọng các gói cứu trợ, kích thích kinh tế nhằm đối phó với khủng hoảng.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã cung cấp các khoản vay có tổng trị giá 9.000 tỷ USD cho các ngân hàng lớn và công ty ở Phố Wall. Số tiền khổng lồ này được giải ngân thông qua một chương trình cho vay đặc biệt do FED đưa ra hồi tháng 3/2008, khi ngân hàng Bear Stearns sụp đổ, để giữ cho thị trường trái phiếu hoạt động bình thường.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.