Kết quả khảo sát của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đối với 64 nước thu nhập thấp ở các khu vực Tiểu sa mạc Sahara (châu Phi), Trung Đông, châu Âu, châu Á, Mỹ Latinh và Caribe cho thấy, thu nhập bình quân theo đầu người tại 2/3 trong số này vẫn tăng và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn nhiều so với các nước giàu hơn.
Nhà kinh tế lãnh đạo nhóm khảo sát trên, Stefania Fabrizio nhận định kết quả tích cực của các nước thu nhập thấp sau cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua là nhờ chính sách tài chính hợp lý, giúp họ duy trì lạm phát thấp, thâm hụt tài khoản vãng lai và tài chính đều được quản lý tốt, dự trữ ngoại tệ cao và nợ thấp hơn so với các cuộc khủng hoảng trước đây.
Những lợi thế này đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nước thu nhập thấp ổn định tài chính và tăng chi tiêu trong khủng hoảng. Đây là thay đổi đáng hoan nghênh so với xu hướng siết chặt chính sách tài chính trong các cuộc khủng hoảng trước đây.
Bên cạnh đó, chính sách tài chính tốt cũng giúp các nước thu nhập thấp giữ vững được khoản chi quan trọng, chủ yếu dành cho lĩnh vực xã hội và cơ sở hạ tầng, góp phần giảm tác động tiêu cực của khủng hoảng đối với tăng trưởng kinh tế và người nghèo.
Tuy nhiên, nghiên cứu của IMF nhấn mạnh hỗ trợ tài chính tăng cao của IMF cũng có vai trò rất quan trọng giúp các nước thu nhập thấp vượt qua khủng hoảng.
IMF đã cung cấp 5 tỷ USD tín dụng cho các nước này với nhiều ưu đãi kể từ đầu năm ngoái, gấp bốn lần so với mức trung bình trong các cuộc khủng hoảng trước đây.
Theo IMF, kinh tế của các nước thu nhập thấp phục hồi nhanh một phần nhờ sự phục hồi của kinh tế toàn cầu. Song, các nước này vẫn đang đứng trước thách thức lớn là khôi phục không gian tài chính và xây dựng lại quỹ dự trữ, nhưng không được giảm nhu cầu tăng chi tiêu, để thúc đẩy phục hồi kinh tế.
Khảo sát của IMF cho thấy, khoảng 50% trong số 64 nước được khảo sát có thể vượt qua được một cơn sốc kinh tế khác mà không cần hạn chế việc tăng chi tiêu hoặc chỉ phải điều chỉnh rất ít./.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Australia và Ấn Độ đang thắt chặt quan hệ quân sự và làm sống lại ý niệm về một liên minh gồm bốn nền dân chủ (cùng Nhật và Mỹ) đối phó với những quan ngại ngày càng lớn từ phía TQ.
Tờ Diplomat của Nhật Bản vừa có bài bình luận về mối quan hệ Trung Quốc – Mỹ với tựa đề 'Quan hệ Trung – Mỹ không thể tin nhau', cho rằng Mỹ, Trung Quốc luôn coi nhau là đối thủ tiềm ẩn, khi cần có thể sẵn sàng 'rút kiếm' giao chiến.
Không phải là chuyến thăm chính thức cấp nhà nước, nhưng cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama cuối tuần qua trở thành tâm điểm của giới truyền thông toàn cầu.
Mỹ và Trung Quốc vừa ký kết một thỏa thuận, theo đó nhà chức trách Mỹ có thể tiếp cận với tài liệu của các công ty kiểm toán tại Trung Quốc. Thỏa thuận này sẽ cho phép các nhà chức trách Mỹ điều tra các công ty kiểm toán của doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết tại Mỹ trong trường hợp các doanh nghiệp này bị tình nghi có các hành vi gian lận kế toán.
Việc tính toán số lượng tỷ phú trên thế giới, hay thậm chí chỉ ở một quốc gia nào đó, thực chất một trò chơi đoán số. Tuy nhiên, “trò chơi” này rất hấp dẫn và đang trở nên ngày càng phổ biến.
Trong bối cảnh Hy Lạp đã được coi như vỡ nợ, Nhật Bản tăng trưởng âm, Mỹ liên tục bơm tiền mà chưa gặt hái thành công, sự bứt phá của Đông Á được xem như cứu cánh cho kinh tế toàn cầu.
Tình trạng bất bình đẳng thu nhập tại Mỹ đã lên mức cao nhất kể từ sau Đại suy thoái, và cuộc khủng hoảng hiện nay cũng không có ảnh hưởng gì nhiều giúp thay đổi xu hướng này, với 1% những người thu nhập cao nhất đóng góp hơn 93% tổng tăng thu nhập trong tròn 1 năm phục hồi kinh tế.
Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Pascal Lamy khuyến cáo cần quản lý một cách thận trọng các gói cứu trợ, kích thích kinh tế nhằm đối phó với khủng hoảng.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã cung cấp các khoản vay có tổng trị giá 9.000 tỷ USD cho các ngân hàng lớn và công ty ở Phố Wall. Số tiền khổng lồ này được giải ngân thông qua một chương trình cho vay đặc biệt do FED đưa ra hồi tháng 3/2008, khi ngân hàng Bear Stearns sụp đổ, để giữ cho thị trường trái phiếu hoạt động bình thường.
Biến đổi khí hậu và những tác động của con người đang ảnh hưởng không nhỏ tới nhiều điểm đến nổi tiếng của thế giới, trong đó có những Di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới đã được UNESCO công nhận.
Giá vàng sẽ tăng lên vùng 1.500 USD/ounce vào năm 2011 và vượt lên 1.600 USD/ounce vào năm tiếp theo, BNP Paribas nhận định trong báo cáo mới nhất của mình.
Thực tế thương mại toàn cầu sau khủng hoảng kinh tế đã bộc lộ nhu cầu cấp bách về những quy chế buôn bán đa phương thích hợp với môi trường mới, liên tục thay đổi.
Kinh tế Việt Nam là một "hiện tượng phát triển thần kỳ ở châu Á" sau nhiều năm khốn khó bởi chiến tranh, trang tin Eurasia Review dẫn đánh giá của các chuyên gia Pháp cho hay.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.