Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

IFPRI: Giá lương thực có thể tăng gấp đôi…

Theo Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI), giá lương thực có thể tăng gấp đôi vào năm 2050.

Cảnh báo trên được IFPRI đưa ra nhân Hội nghị thường niên của LHQ về biến đổi khí hậu diễn ra tại Cancun (Mexico) từ 29/11 tới 10/12.

IFPRI lưu ý rằng ngay cả khi giảm bớt lượng khí thải làm Trái Đất ấm lên, thế giới vẫn đối mặt với đợt tăng giá đều đặn của lương thực trong thế kỷ này và biến đổi khí hậu có thể làm tăng gấp đôi giá lương thực vào năm 2050, làm tăng thêm hàng triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng.

Báo cáo nghiên cứu của IFPRI chỉ rõ tác động của biến đổi khí hậu tới các khu vực sản xuất nông nghiệp như các khu vực cận sa mạc Sahara (châu Phi), Nam Á, Mỹ Latinh trong tương lai. Theo đó, "vành đai trồng ngô ở Mỹ có thể thực giảm sút sản lượng đáng kể". Trái với tình trạng sụt giảm giá nông phẩm trong thế kỷ 20, nửa đầu thế kỷ 21 có thể sẽ phải trải qua những đợt tăng giá nông phẩm.

Theo IFPRI, giá các loại lương thực chủ yếu như ngô, gạo, bột mì... phụ thuộc vào các nhân tố  như thực trạng kinh tế toàn cầu, vấn đề gia tăng dân số và biến đổi khí hậu, trong đó có sự thay đổi về lượng mưa và nền nhiệt. Trong giai đoạn từ 2010 - 2050, biến đổi khí hậu sẽ thu hẹp đáng kể diện tích đất nông nghiệp trên thế giới và giảm năng suất cây trồng, nhất là ở các nước đang phát triển. Điều đó  sẽ kéo theo giá lương thực tăng vọt. Cụ thể giá ngô có thể tăng 42- 131%, giá gạo tăng 11- 78% và giá lúa mì tăng 17- 67%. Giá cả leo thang chóng mặt có thể đẩy số trẻ em suy dinh dưỡng tăng thêm 20% tương đương 25 triệu trẻ.

Biến đổi khí hậu đang diễn ra khắp nơi. Trở lại miền bắc Ấn Độ, nhà khoa học nông nghiệp Andrew Jarvis từ Trung tâm nghiên cứu nhiệt đới quốc tế cho biết nông dân trồng lúa mì tại đây nhận thấy thời tiết ấm hơn làm mùa màng sớm được thu hoạch hơn. Nhiệt độ cao hơn làm năng suất cây trồng giảm. Đó là thách thức rất lớn mà hầu hêt nông dân trên thế giới đang phải đối mặt.

Báo cáo của IFPRI còn nêu rõ đầu tư vào nông nghiệp ở các nước nghèo là giải pháp then chốt để đối phó với thực trạng này, do thu nhập cao hơn sẽ tạo điều kiện cho nông dân ứng phó tốt hơn với các thiên tai như hạn hán, lũ lụt. Xóa đói nghèo cũng là vấn đề trọng tâm trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Thế giới có thể giảm bớt tác động của biến đổi khí hậu bằng cách nghiên cứu phát triển các giống ngô, lúa mì và các loại cây lương thực cho năng suất cao hơn, đồng thời cho phép buôn bán hàng hóa toàn cầu tự do hơn và linh hoạt hơn.

Cũng theo báo cáo của IFPRI, từ nay đến năm 2050, mặc dù nền nhiệt thế giới sẽ không tăng nhiều, song thách thức đặt ra đối với an ninh lương thực vẫn còn đó. Tất cả dự báo hiện nay đều cho thấy từ nay đến năm 2050, nền nhiệt trên thế giới sẽ tăng trung bình 1 độ C và tăng từ 2-4 độ C cho tới năm 2100.

IFPRI cho rằng chỉ có cắt giảm mạnh lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và đầu tư hàng tỷ USD để giúp nông dân thích nghi với biến đổi khí hậu mới có thể giải quyết tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng. Viện này ước tính mỗi năm thế giới cần đầu tư thêm ít nhất 7 tỷ USD cho nghiên cứu cây trồng và nâng cấp hệ thống thủy lợi, đường sá cũng như hệ thống hạ tầng phục vụ nông nghiệp.

Cuối cùng, báo cáo của IFPRI nêu ra những cảnh báo của giới nghiên cứu và các cơ quan chức năng về tác động của biến đổi khí hậu đối với việc cung cấp lương thực trong bối cảnh dân số thế giới đang tăng nhanh. Theo thống kê của LHQ, dân số thế giới hiện nay vào khoảng 6,9 tỷ người và sẽ tăng lên 8 -10 tỷ người trong vòng 40 năm tới.Theo Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI), giá lương thực có thể tăng gấp đôi vào năm 2050.


Cảnh báo trên được IFPRI đưa ra nhân Hội nghị thường niên của LHQ về biến đổi khí hậu diễn ra tại Cancun (Mexico) từ 29/11 tới 10/12.

IFPRI lưu ý rằng ngay cả khi giảm bớt lượng khí thải làm Trái Đất ấm lên, thế giới vẫn đối mặt với đợt tăng giá đều đặn của lương thực trong thế kỷ này và biến đổi khí hậu có thể làm tăng gấp đôi giá lương thực vào năm 2050, làm tăng thêm hàng triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng.

Báo cáo nghiên cứu của IFPRI chỉ rõ tác động của biến đổi khí hậu tới các khu vực sản xuất nông nghiệp như các khu vực cận sa mạc Sahara (châu Phi), Nam Á, Mỹ Latinh trong tương lai. Theo đó, "vành đai trồng ngô ở Mỹ có thể thực giảm sút sản lượng đáng kể". Trái với tình trạng sụt giảm giá nông phẩm trong thế kỷ 20, nửa đầu thế kỷ 21 có thể sẽ phải trải qua những đợt tăng giá nông phẩm.

Theo IFPRI, giá các loại lương thực chủ yếu như ngô, gạo, bột mì... phụ thuộc vào các nhân tố  như thực trạng kinh tế toàn cầu, vấn đề gia tăng dân số và biến đổi khí hậu, trong đó có sự thay đổi về lượng mưa và nền nhiệt. Trong giai đoạn từ 2010 - 2050, biến đổi khí hậu sẽ thu hẹp đáng kể diện tích đất nông nghiệp trên thế giới và giảm năng suất cây trồng, nhất là ở các nước đang phát triển. Điều đó  sẽ kéo theo giá lương thực tăng vọt. Cụ thể giá ngô có thể tăng 42- 131%, giá gạo tăng 11- 78% và giá lúa mì tăng 17- 67%. Giá cả leo thang chóng mặt có thể đẩy số trẻ em suy dinh dưỡng tăng thêm 20% tương đương 25 triệu trẻ.

Biến đổi khí hậu đang diễn ra khắp nơi. Trở lại miền bắc Ấn Độ, nhà khoa học nông nghiệp Andrew Jarvis từ Trung tâm nghiên cứu nhiệt đới quốc tế cho biết nông dân trồng lúa mì tại đây nhận thấy thời tiết ấm hơn làm mùa màng sớm được thu hoạch hơn. Nhiệt độ cao hơn làm năng suất cây trồng giảm. Đó là thách thức rất lớn mà hầu hêt nông dân trên thế giới đang phải đối mặt.

Báo cáo của IFPRI còn nêu rõ đầu tư vào nông nghiệp ở các nước nghèo là giải pháp then chốt để đối phó với thực trạng này, do thu nhập cao hơn sẽ tạo điều kiện cho nông dân ứng phó tốt hơn với các thiên tai như hạn hán, lũ lụt. Xóa đói nghèo cũng là vấn đề trọng tâm trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Thế giới có thể giảm bớt tác động của biến đổi khí hậu bằng cách nghiên cứu phát triển các giống ngô, lúa mì và các loại cây lương thực cho năng suất cao hơn, đồng thời cho phép buôn bán hàng hóa toàn cầu tự do hơn và linh hoạt hơn.

Cũng theo báo cáo của IFPRI, từ nay đến năm 2050, mặc dù nền nhiệt thế giới sẽ không tăng nhiều, song thách thức đặt ra đối với an ninh lương thực vẫn còn đó. Tất cả dự báo hiện nay đều cho thấy từ nay đến năm 2050, nền nhiệt trên thế giới sẽ tăng trung bình 1 độ C và tăng từ 2-4 độ C cho tới năm 2100.

IFPRI cho rằng chỉ có cắt giảm mạnh lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và đầu tư hàng tỷ USD để giúp nông dân thích nghi với biến đổi khí hậu mới có thể giải quyết tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng. Viện này ước tính mỗi năm thế giới cần đầu tư thêm ít nhất 7 tỷ USD cho nghiên cứu cây trồng và nâng cấp hệ thống thủy lợi, đường sá cũng như hệ thống hạ tầng phục vụ nông nghiệp.

Cuối cùng, báo cáo của IFPRI nêu ra những cảnh báo của giới nghiên cứu và các cơ quan chức năng về tác động của biến đổi khí hậu đối với việc cung cấp lương thực trong bối cảnh dân số thế giới đang tăng nhanh. Theo thống kê của LHQ, dân số thế giới hiện nay vào khoảng 6,9 tỷ người và sẽ tăng lên 8 -10 tỷ người trong vòng 40 năm tới.

(tamnhin)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • WTO: Cần thận trọng với kích thích kinh tế
  • Kinh tế 24h qua: Những con số giật mình
  • Biến đổi khí hậu đe dọa si sản thế giới
  • Kinh tế 24h qua: Cú hích mới cho vàng?
  • Kinh tế 24h qua: Đổ thêm dầu vào lửa
  • Ba thách thức đối với qui chế thương mại WTO
  • Kinh tế 24h qua: Hiện tượng thần kỳ
  • Khó khả thi, khu vực thương mại tự do Nga-EU