Báo cáo mới nhất của Viện Chính sách Trái Đất - một tổ chức phi lợi nhuận ở thủ đô Washington, cho biết hiện tượng thiếu hụt lương thực vốn được cảnh báo từ lâu, đã bắt đầu rõ nét từ đầu năm 2011.
Từ đầu năm 2011, giá lúa mì tăng cao chưa từng thấy tại Anh, những vụ cướp bóc thực phẩm lan rộng tại Algeria, Nga phải nhập khẩu ngũ cốc nuôi gia súc vì thiếu cỏ dự trữ cho chăn nuôi, Ấn Độ vất vả đương đầu với giá tiêu dùng tăng 18% gây tình trạng bất ổn, Trung Quốc mua lúa mỳ và ngô với số lượng lớn từ bên ngoài do thị trường nội địa khan hiếm, Mexico nhập khẩu nhiều ngô để tránh tình trạng thiếu hụt như mấy năm trước, Arập Xêút chuẩn bị mua 2 triệu tấn lúa mỳ trong vài tuần lễ.
Trong khi đó, Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) cảnh báo giá nông sản, lương thực và nhu yếu phẩm tăng cao chưa từng thấy kể từ năm 1990 và chưa có dấu hiệu đảo ngược. Chỉ riêng trong tháng 1/2011, giá lương thực tăng 3,4% so với tháng 12/2010. Từ tháng 5/2010 đến nay, giá lúa mỳ, ca cao tăng 6%. Riêng giá cà phê tăng 30% trong cùng thời kỳ.
FAO cho biết chỉ số giá cả của 55 mặt hàng nhu yếu phẩm được coi là “tất yếu” bao gồm thịt, ngũ cốc, đường, sữa… trong tháng 1/2011 đã lên tới gần 231 điểm, tăng so với 224 điểm của hồi tháng 6/2008 - thời điểm được coi là “nóng” nhất của cuộc khủng hoảng lương thực thế giới năm 2008.
Matthew Roney, chuyên gia nghiên cứu tại Viện Chính sách Trái đất cho rằng có nhiều yếu tố dẫn đến khủng hoảng lương thực như số người tăng gia canh tác giảm, mức cầu tăng mà nguồn cung không đủ đáp ứng, một số quốc gia tiên tiến như Mỹ - nước xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới, đã dành ra 30% sản lượng ngô để sản xuất ethanol dùng chạy xe thay vì để ăn.
Đó là chưa kể đến một số nguyên nhân được nói đến từ lâu là hiện tượng biến đổi khí hậu do thiên nhiên và do con người, tác động đến sản lượng và gây khủng hoảng lương thực toàn cầu. Nguồn nước bên dưới tầng địa chất bị cạn kiệt vì nhiều khu rừng biến mất do nạn phá rừng bừa bãi, đất canh tác không đủ màu mỡ để trồng trọt.
Ngoài ra, biến đổi khí hậu vì Trái Đất ấm dần, băng tan làm nước biển dâng tràn gây hiện tượng nhiễm mặn đất trồng lúa tại châu Á mà Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam là một thí dụ điển hình.
Kết quả nghiên cứu cho thấy cuối thiên niên kỷ này nhiều vùng đất trên các châu lục sẽ chìm ngập dưới hai mét nước biển, khu vực châu thổ sông Mekong, trong đó có Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam bị bao phủ bởi hơn một mét nước mặn, sản lượng gạo sẽ giảm hẳn một nửa hoặc hơn.
Viện Chính sách Trái Đất đã đề xuất những biện pháp giải quyết tình trạng trên, mà điều kiện tiên quyết là hạ giá lương thực. Biện pháp đầu tiên và cấp bách nhất là giảm việc sử dụng ngô để chế biến ethanol bởi việc này không lợi về mặt kinh tế cũng như an toàn thực phẩm. Biện pháp thứ hai là bảo vệ nguồn nước và diện tích canh tác khi gần nửa dân số trên Trái Đất bị đe dọa bởi nạn thiếu nước và hạn hán. Biện pháp thứ ba là giảm bớt tiến trình đô thị hóa.
Ông Roney nêu thí dụ như ở Trung Quốc, càng nhiều đô thị mọc lên thì càng có nhiều đất canh tác ở nước này bị ngốn vào những dự án đường sá, bãi đậu xe và những trung tâm thương mại đồ sộ. Đây là những việc con người có thể làm được để tránh một cuộc khủng hoảng lương thực.
Chuyên gia Roney nhấn mạnh việc bảo vệ nguồn lương thực và an toàn thực phẩm phải là bổn phận và trách nhiệm toàn cầu, nghĩa là từng quốc gia, từng chính phủ đồng lòng hợp tác với nhau.
Ngoài ra, nỗ lực phòng chống khủng hoảng lương thực còn đòi hỏi hành động thực tiễn và sự hỗ trợ lẫn nhau trong từng cơ quan, từng ngành bộ của mỗi một chính phủ, cùng với ý thức và cảnh giác của từng cá nhân trong xã hội.
Theo Viện Chính sách Trái Đất, tình trạng bất ổn trên thế giới liên quan đến giá lương thực tăng chỉ là bước khởi đầu. Sẽ đến lúc các quốc gia không đối đầu với nhau bằng vũ khí nữa mà đối đầu với nhau vì thiếu nước uống, thiếu lương thực, giá nhu yếu phẩm tăng vọt kéo theo hỗn loạn và bất ổn chính trị. Đó là tương lai của nhân loại nếu không có biện pháp khắc phục đúng lúc và kịp thời./.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Australia và Ấn Độ đang thắt chặt quan hệ quân sự và làm sống lại ý niệm về một liên minh gồm bốn nền dân chủ (cùng Nhật và Mỹ) đối phó với những quan ngại ngày càng lớn từ phía TQ.
Tờ Diplomat của Nhật Bản vừa có bài bình luận về mối quan hệ Trung Quốc – Mỹ với tựa đề 'Quan hệ Trung – Mỹ không thể tin nhau', cho rằng Mỹ, Trung Quốc luôn coi nhau là đối thủ tiềm ẩn, khi cần có thể sẵn sàng 'rút kiếm' giao chiến.
Không phải là chuyến thăm chính thức cấp nhà nước, nhưng cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama cuối tuần qua trở thành tâm điểm của giới truyền thông toàn cầu.
Mỹ và Trung Quốc vừa ký kết một thỏa thuận, theo đó nhà chức trách Mỹ có thể tiếp cận với tài liệu của các công ty kiểm toán tại Trung Quốc. Thỏa thuận này sẽ cho phép các nhà chức trách Mỹ điều tra các công ty kiểm toán của doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết tại Mỹ trong trường hợp các doanh nghiệp này bị tình nghi có các hành vi gian lận kế toán.
Việc tính toán số lượng tỷ phú trên thế giới, hay thậm chí chỉ ở một quốc gia nào đó, thực chất một trò chơi đoán số. Tuy nhiên, “trò chơi” này rất hấp dẫn và đang trở nên ngày càng phổ biến.
Trong bối cảnh Hy Lạp đã được coi như vỡ nợ, Nhật Bản tăng trưởng âm, Mỹ liên tục bơm tiền mà chưa gặt hái thành công, sự bứt phá của Đông Á được xem như cứu cánh cho kinh tế toàn cầu.
Tình trạng bất bình đẳng thu nhập tại Mỹ đã lên mức cao nhất kể từ sau Đại suy thoái, và cuộc khủng hoảng hiện nay cũng không có ảnh hưởng gì nhiều giúp thay đổi xu hướng này, với 1% những người thu nhập cao nhất đóng góp hơn 93% tổng tăng thu nhập trong tròn 1 năm phục hồi kinh tế.
Thật dễ dàng để chỉ ra rằng, giá cả tăng cao và nạn thất nghiệp dẫn tới những cuộc biểu tình ở Tunisia và Ai Cập. Nhưng theo nhiều nhà phân tích, tâm điểm của bất ổn chính là chất lượng quản lý của chính phủ. Tunisia là quốc gia mà nạn tham nhũng tồn tại nhiều năm và những đòi hỏi về quyền lợi chính trị đã khiến người dân đổ ra đường phố.
Vấn đề lương thực đã trở thành đề tài nóng nhất từ đầu năm tới nay, kéo theo những bất ổn chính trị xã hội ở nhiều quốc gia. Đây cũng là một trong những chương trình nghị sự quan trọng nhất tại các hội nghị, diễn đàn quốc tế trong tuần qua.
Tổ chức Nông nghiệp-Lương thực của Liên hợp quốc (FAO) tỏ ý lo ngại giá lương thực thực phẩm, vốn đã tăng kỷ lục trong tháng 12/2010, không có dấu hiệu dừng lại trong thời gian tới.
Giai đoạn đen tối nhất của lạm phát giá thực phẩm có thể đã qua, nhưng tác động của nó vẫn chưa được xoa dịu hoàn toàn, chuyên gia Wai Ho Leong của Barclays nhận định trong bối cảnh nhiều nước châu Á đang oằn mình giải quyết hậu quả từ thời tiết đối với các khu vực sản xuất ngũ cốc của thế giới.
Với mục tiêu tái thiết nền kinh tế Mỹ, đưa quốc gia ra khỏi tình trạng suy thoái tồi tệ nhất kể từ sau Đại suy thoái 1930, trong báo cáo ngân sách năm 2012, Tổng thống Barack Obama đã coi Ấn Độ "như một trong những thị trường mới nổi quan trọng nhất và đầy hứa hẹn trên thế giới".
Phiên giao dịch 14/2 trên thị trường London, dầu thô Brent Biển Bắc tăng hơn 2% lên trên 104 USD/thùng, lần đầu tiên trong 28 tháng do lo ngại về các cuộc biểu tình tại Trung Đông và nhập khẩu dầu thô mạnh của Trung Quốc.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.