Tổ chức Nông nghiệp-Lương thực của Liên hợp quốc (FAO) tỏ ý lo ngại giá lương thực thực phẩm, vốn đã tăng kỷ lục trong tháng 12/2010, không có dấu hiệu dừng lại trong thời gian tới.
Tổng Giám đốc FAO Jacques Diouf đã cảnh báo: “chúng ta đang ở bên bờ vực của một cuộc khủng hoảng lớn nữa về lương thực.”
Chỉ số giá lương thực do FAO đưa ra vào cuối năm 2010 đã trở lại mức cao nhất và cao hơn chỉ số mà cơ quan này ghi nhận năm 2008, khi vấn đề giá cả đắt đỏ đã gây biểu tình bạo động tại một số nước đang phát triển.
Trong bài viết vừa được báo Bưu điện Bangkok ở Thái Lan đăng tải, Tổng Giám đốc FAO Jacques Diouf nói hạn hán tại Nga và việc một số chính phủ hạn chế xuất khẩu lương thực cộng với việc sản lượng thu hoạch thấp hơn mức trông đợi tại Mỹ, châu Âu, Australia và Argentina, đã dẫn đến giá nông sản tăng cao trên thị trường quốc tế.
Lượng ngũ cốc trong các kho trên thế giới đã tăng lên 428 triệu tấn trong năm 2007-2008 và hiện ở mức 525 triệu tấn. Tuy vậy, tình trạng giá lương thực tăng cao và biến động có thể sẽ tiếp diễn trong vài ba năm tới, nếu các nước không giải quyết được vấn đề cơ cấu mất cân đối trong hệ thống nông nghiệp quốc tế.
Xu hướng hiện nay nếu tiếp tục tồn tại thì mục tiêu giảm 50% số người thiếu đói trên Trái Đất vào năm 2015 mà các nhà lãnh đạo thế giới đề ra có thể chỉ đạt được vào năm 2050.
Bất chấp những cảnh báo của Hệ thống thông tin và cảnh báo sớm toàn cầu thuộc FAO, đã không có sự thay đổi quan trọng trong chính sách kể từ năm 1996 và hiện vẫn có tới một tỷ người đang trong tỉnh cảnh đói ăn. Với việc dân số thế giới gia tăng, sản lượng lương thực trên thế giới cần tăng 70% trong 40 năm tới.
Xét về mặt đầu tư, tỷ trọng số tiền dành cho (phát triển) nông nghiệp trong nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) đã giảm từ mức 19% năm 1980 xuống chỉ còn 3% năm 2006 và 5% vào thời điểm hiện nay.
Tổng số tiền đầu tư trong nước và khu vực tư nhân nước ngoài cho sản xuất lương thực ước vào khoảng 140 tỷ USD/năm. Con số này cần được tăng lên 200 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với khoảng chi phí lên tới 1.500 tỷ USD mỗi năm dành cho lĩnh vực quân sự trên toàn cầu. Ngoài ra, hoạt động thương mại quốc tế đối với nông sản vừa không tự do vừa không công bằng. Các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã bảo vệ ngành nông nghiệp của họ với số tiền hỗ trợ lên tới 365 tỷ USD/năm.
Bên cạnh đó, chương trình trợ giá và áp đặt thuế quan ưu đãi đối với các dạng nguyên liệu sinh học đang lấy đi khoảng 120 triệu tấn ngũ cốc từ nguồn tiêu dùng của con người sang phục vụ ngành giao thông vận tải. Đó là chưa kể đến những biện pháp áp đặt đơn phương về tiêu chuẩn vệ sinh và rào cản kỹ thuật đang cản trở xuất khẩu, nhất là của các nước đang phát triển.
Giải pháp đối với vấn đề đói nghèo và mất an ninh về lương thực trên thế giới đòi hỏi sự phối hợp hiệu quả các quyết định về đầu tư, thương mại quốc tế cũng như hoạt động của các thị trường tài chính. Dù biện pháp quản lý khủng hoảng là quan trọng nhưng ngăn chặn khủng hoảng là tốt hơn cả để có thể cung cấp đủ lương thực cho 6,9 tỷ người dân toàn cầu hiện nay, dự đoán sẽ tăng lên trên 9 tỷ vào năm 2050.
Theo tờ Le Monde, nguyên nhân khiến giá lương thực, thực phẩm không ngừng tăng cao là do thời tiết thất thường như hạn hán, cháy rừng, băng giá, lũ lụt. Tại những quốc gia được xem là vựa lúa mỳ thế giới, chẳng hạn như Canađa, trời giá rét làm sản lượng giảm hơn 17%. Tại Nga, hạn hán và hỏa hoạn mùa hè năm ngoái đã làm "tiêu tan" 19 triệu tấn v.v.. chưa kể đến nạn lụt lội mới đây tại Australia.
FAO quan ngại về đà tăng giá kéo dài trong thời gian tới khi thời tiết vẫn thất thường. Chẳng hạn Argentina có thể bị hạn hán và cơn rét hiện nay ở Bắc Bán Cầu có thể gây thiệt hại đến vụ thu hoạch hè sắp tới. Trong lúc tờ l'Humanité đề cập đến một nguyên nhân khác là nạn đầu cơ. Năm 2011 bắt đầu không tốt khi các nhà đầu cơ đã nhắm vào những sản phẩm cơ bản như đường, dầu ăn, ngũ cốc, tác động đến các quốc gia nghèo phải nhập những mặt hàng này và làm giá các loại thịt tăng theo./.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Australia và Ấn Độ đang thắt chặt quan hệ quân sự và làm sống lại ý niệm về một liên minh gồm bốn nền dân chủ (cùng Nhật và Mỹ) đối phó với những quan ngại ngày càng lớn từ phía TQ.
Tờ Diplomat của Nhật Bản vừa có bài bình luận về mối quan hệ Trung Quốc – Mỹ với tựa đề 'Quan hệ Trung – Mỹ không thể tin nhau', cho rằng Mỹ, Trung Quốc luôn coi nhau là đối thủ tiềm ẩn, khi cần có thể sẵn sàng 'rút kiếm' giao chiến.
Không phải là chuyến thăm chính thức cấp nhà nước, nhưng cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama cuối tuần qua trở thành tâm điểm của giới truyền thông toàn cầu.
Mỹ và Trung Quốc vừa ký kết một thỏa thuận, theo đó nhà chức trách Mỹ có thể tiếp cận với tài liệu của các công ty kiểm toán tại Trung Quốc. Thỏa thuận này sẽ cho phép các nhà chức trách Mỹ điều tra các công ty kiểm toán của doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết tại Mỹ trong trường hợp các doanh nghiệp này bị tình nghi có các hành vi gian lận kế toán.
Việc tính toán số lượng tỷ phú trên thế giới, hay thậm chí chỉ ở một quốc gia nào đó, thực chất một trò chơi đoán số. Tuy nhiên, “trò chơi” này rất hấp dẫn và đang trở nên ngày càng phổ biến.
Trong bối cảnh Hy Lạp đã được coi như vỡ nợ, Nhật Bản tăng trưởng âm, Mỹ liên tục bơm tiền mà chưa gặt hái thành công, sự bứt phá của Đông Á được xem như cứu cánh cho kinh tế toàn cầu.
Tình trạng bất bình đẳng thu nhập tại Mỹ đã lên mức cao nhất kể từ sau Đại suy thoái, và cuộc khủng hoảng hiện nay cũng không có ảnh hưởng gì nhiều giúp thay đổi xu hướng này, với 1% những người thu nhập cao nhất đóng góp hơn 93% tổng tăng thu nhập trong tròn 1 năm phục hồi kinh tế.
Giai đoạn đen tối nhất của lạm phát giá thực phẩm có thể đã qua, nhưng tác động của nó vẫn chưa được xoa dịu hoàn toàn, chuyên gia Wai Ho Leong của Barclays nhận định trong bối cảnh nhiều nước châu Á đang oằn mình giải quyết hậu quả từ thời tiết đối với các khu vực sản xuất ngũ cốc của thế giới.
Với mục tiêu tái thiết nền kinh tế Mỹ, đưa quốc gia ra khỏi tình trạng suy thoái tồi tệ nhất kể từ sau Đại suy thoái 1930, trong báo cáo ngân sách năm 2012, Tổng thống Barack Obama đã coi Ấn Độ "như một trong những thị trường mới nổi quan trọng nhất và đầy hứa hẹn trên thế giới".
Phiên giao dịch 14/2 trên thị trường London, dầu thô Brent Biển Bắc tăng hơn 2% lên trên 104 USD/thùng, lần đầu tiên trong 28 tháng do lo ngại về các cuộc biểu tình tại Trung Đông và nhập khẩu dầu thô mạnh của Trung Quốc.
Phiên giao dịch châu Á ngày 10/2, đồng bạc xanh của Mỹ lên giá mạnh so với Yên Nhật, nhờ các nhà nhập khẩu Nhật Bản mua mạnh, sau khi lãnh đạo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tỏ ra thận trọng về tình hình việc làm.
Deutsche Boerse AG, hãng điều hành sàn chứng khoán Deutsche Boerse của Đức đang đàm phán mua lại NYSE Euronext của Mỹ, nhằm xây dựng đơn vị điều hành sàn chứng khoán lớn nhất thế giới về doanh thu và lợi nhuận.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.