Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế toàn cầu tăng nỗi lo?

Bất ổn tại Trung Đông, thảm họa tại Nhật Bản đã làm tăng nỗi lo lắng về kinh tế toàn cầu. Vấn đề giờ đây là các ngân hàng trung ương phải làm cho thực tế đó không trở nên tồi tệ hơn.

Khởi đầu của năm kinh tế 2011 đối với thế giới có vẻ như không phải chịu áp lực nào. Đến tháng 1/2011, khủng hoảng kinh tế toàn cầu ngày càng phai nhạt, nợ công của một số quốc gia Châu Âu không quá gay gắt. Kinh tế Mỹ bắt đầu hồi sinh và trỗi dậy. Các nhà đầu tư bỏ tiền vào các quỹ vốn và bán những trái phiếu chính phủ họ đã mua trong thời gian khó khăn trước đây...

Những tác động tiêu cực

Nhưng một năm không có khủng hoảng gì đã không thể tồn tại. Với năm 2011, sự kiện đầu tiên là các biến động của thế giới Ả rập đã làm cho thị trường dầu mỏ lên giá tới mức cao chót vót. Sau đó là động đất, sóng thần và tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân đã liên tục tấn công Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.


Sự thay đổi của kinh tế Nhật Bản tạo ra cú hích chấn động và làm giảm đi sự phát triển
của tổng sản lượng hàng hóa thế giới

Trong các thập kỷ qua, phần đóng góp của Nhật Bản vào sản lượng hàng hóa chung của thế giới đã giảm nhiều. Tuy nhiên với mức 9% hiện tại, sự thay đổi của kinh tế Nhật Bản vẫn đủ lớn để tạo ra một cú hích chấn động và làm giảm đi sự phát triển của tổng sản lượng hàng hóa thế giới. Tiếp đó là những làn sóng tác động đến các phần còn lại của thế giới. Tính trên phạm vi thế giới, Nhật Bản là một nhà cung ứng lớn về hàng hóa cho các ngành công nghiệp điện tử và ôtô, từ mặt kính chịu lực máy tính bảng iPad của Apple đến hộp số trên ôtô Volkswagen. Nhiều nhà sản xuất các sản phẩm như trên đã phải chuyển hàng từ từ hoặc trì hoãn vì đường sá hư hỏng, mất điện hoặc mất các phần thiết bị từ các nhà cung ứng nhỏ hơn. Tác động tiêu cực lan truyền rộng ngoài Nhật Bản gây ảnh hưởng khắp nơi, từ Hàn Quốc đến Tây Ban Nha.

Việc xác định chính xác tác động tiêu cực của bất ổn trong thế giới Ả rập phức tạp hơn vì giá dầu tăng cao có một phần nguyên nhân từ sự tăng trưởng kinh tế thế giới. Tuy nhiên, tính toán chuẩn xác cho thấy giá dầu tăng mạnh thời gian qua có tới 25% do nguyên nhân lo lắng về sự mất ổn định của nguồn cung cấp dầu. Và các chuyên gia đã kết luận rằng giá dầu cứ tăng 10% sẽ làm mất đi 0,2% tốc độ phát triển của kinh tế thế giới.

Nỗ lực giảm thiệt hại

Đầu năm 2011, kinh tế thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng từ 4 - 4,5% tuy nhiên tác động của hai sự kiện trên có thể sẽ làm mất đi 0,25-0,5% tốc độ phát triển của kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, các sự kiện khủng hoảng, theo đúng bản chất tự nhiên sẽ làm nảy sinh sự bất ổn và khiến trì hoãn sự đầu tư vốn, các nhà đầu tư cũng không hào hứng với cổ phiếu và tìm kiếm nơi cất giữ tiền an toàn.

Các nhà hoạch định chính sách kinh tế không thể tạo nên hòa bình giữa các nhà lãnh đạo trong thế giới Ả rập với người dân của họ hay làm bình ổn các nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản nhưng họ có thể làm giảm thiểu các thiệt hại khác phát sinh. Gánh nặng nhất đang đè lên vai NHTƯ Nhật Bản vì họ đang cố gắng kiềm chế lạm phát đang lên mức cao trong 15 năm qua. Ngay khi động đất, sóng thần xảy ra, NHTƯ Nhật Bản đã phản ứng nhanh chóng, bơm tiền vào vào hệ thống ngân hàng nhằm chống lại sự hoảng loạn trên thị trường. Tiếp đó họ mở rộng hoạt động sang mua các khoản nợ chính phủ và tập đoàn. Việc duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ có thể giữ cho trái phiếu chính phủ tiếp tục sinh lợi khi chính phủ Nhật Bản vay tiền để xây dựng hạ tầng và chống thiểu phát.

Một số NHTƯ khác phải đối mặt với các nhiệm vụ khác phức tạp hơn, trong đó nổi bật là lạm phát, Anh đang phải gồng mình chống chọi mức lạm phát 4,4%. Còn Cục Dự trữ liên bang Mỹ đang kìm nén sự mong muốn thắt chặt chính sách nới lỏng tiền tệ sớm. NHTƯ Châu Âu đang có dự kiến nâng cao tỷ lệ lãi suất vào tháng tới nhằm nâng cao giá trị đồng Eur. Tuy nhiên mong muốn lớn nhất của các ngân hàng trung ương là không làm tình hình xấu đi.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Kinh tế 24h qua: Châu Âu “trên đe dưới búa”
  • Hơn một tỷ người thiếu nước sạch vào năm 2050
  • Kinh tế 24h qua: Lạc quan hay bi quan?
  • Dày đặc nỗi lo sau thảm họa hạt nhân Fukushima
  • PIMCO: Khả năng Chính phủ Mỹ vỡ nợ là rất cao
  • Tăng trưởng kinh tế thế giới: Thiết lập trật tự mới
  • Thế giới tuần 4-10/4: Ánh sáng cuối đường hầm
  • Lương thực: “Củ cà rốt” kiêm “cây gậy” của Mỹ