Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Liệu Trung Quốc có đủ sức hạ bệ Mỹ?

Trung Quốc có thể ngày càng tiến sát gần Mỹ hơn trong việc tiếp cận các nguồn lực, những không có nghĩa là họ sẽ vượt qua Mỹ để trở thành quốc gia mạnh nhất. "Họ đã bỏ qua nền quân sự hùng mạnh của Mỹ và quên đi các ưu thế của quyền lực mềm Mỹ", GS Joseph Nye, cha đẻ thuyết quyền lực mềm, phân tích.
 
TT Obama và Chủ tịch Hồ Cầm Đào trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh (2009)

Sau khi S&P hạ mức tín nhiệm nợ của Mỹ, Trung Quốc đã ngay lập tức lên tiếng phát biểu rằng Mỹ cần phải chữa ngay căn bệnh "nghiện nợ" của mình, "liệu cơm mà gắp mắm".

Hiện tại đang là quãng thời gian ngọt ngào đối với Bắc Kinh sau nhiều năm bị Washington chỉ trích về chính sách kiểm soát đồng nhân dân tệ. Nhưng nói vẫn thường dễ hơn làm. Câu trả lời cần phải được dựa trên thực tế xem liệu Trung Quốc có thể vượt qua được Mỹ hay không?

Khi nước này đưa ra những điều chỉnh trong dự trữ của mình, hầu như không có sự lựa chọn nào tốt hơn đồng USD. Và khi Trung Quốc kêu gọi tìm kiếm một đồng tiền mới thay thế cho đồng USD, cũng có rất ít các đơn vị tiền tệ khác được đưa ra.

Tất nhiên, bản thân Trung Quốc cũng có thể mở cửa thị trường tiền tệ và tín dụng của mình, để biến đồng nhân dân tệ thành một đồng tiền dự trữ mới. Nhưng hệ thống chính trị độc đoán hiện nay ở nước này vẫn còn thiếu đi sự chuẩn bị và sẵn sàng để đưa nền kinh tế đạt tới một mức độ tư do như vậy.

Nhiều nhà bình luận cho rằng việc hạ mức tín dụng nợ của Mỹ sẽ tạo sự thay đổi lớn trong cán cân quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, đó là sự hiểu sai về bản chất quyền lực. Các nhà phân tích thường chỉ tập trung nhấn mạnh sức tăng trưởng khủng khiếp của Trung Quốc và việc quốc gia này đang nắm giữ một lượng lớn đô la Mỹ.

Nhưng họ lại quên tính đến tính đối xứng và phụ thuộc lẫn nhau trong việc tạo lập và giới hạn quyền lực kinh tế. Nói một cách đơn giản là nếu một quốc gia phải phụ thuộc vào quốc gia kia nhiều hơn, mối quan hệ này sẽ không mang nhiều quyền lực.

Một số người lại cho rằng Trung Quốc có thể hạ bệ Mỹ khi đe dọa việc bán lượng dự trữ đô la mà nước này đang nắm giữ. Nhưng nếu làm như vậy, Trung Quốc cũng sẽ làm giảm đi giá trị dự trữ của mình khi đồng đô la mất giá.
 
GS Joseph Nye - cha đẻ thuyết quyền lực mềm cho rằng
TQ đôi khi quên đi tiềm lực quân sự và ưu thế quyền lực mềm vốn có của Mỹ

Thêm vào đó, nó còn ảnh hưởng lớn tới việc nhập khẩu hàng giá rẻ của Trung Quốc vào Mỹ, đồng nghĩa với thất nghiệp và bất ổn ở chính Trung Quốc.

Bằng việc phá giá đồng đô la, Trung Quốc có thể thực sự hạ bệ được Mỹ, nhưng cũng kéo theo cả chính bản thân mình. Tình trạng này cũng tương tự thời chiến tranh lạnh, khi cái giá phải trả cho sự xâm lược sẽ tác động đến cả hai bên, và cả hai bên đều mong muốn tiếp tục duy trì sự cân bằng và phụ thuộc lẫn nhau, trong khi bên ngoài vẫn tỏ ra đối lập để hình thành cấu trúc và khuôn mẫu cho các mối quan hệ thị trường của mình.

Vào năm 2010, khi Mỹ bày tỏ sự tức giận với Trung Quốc bằng việc bán vũ khí cho Đài Loan, một vài chỉ huy thuộc lực lượng Quân đội giải phóng nhân dân Trung Hoa đã đưa ra ý kiến rằng Trung Quốc nên trả đũa lại Mỹ bằng cách phá giá đồng đô la. Nhưng các nhà lãnh đạo nước này đã tỏ ra khôn ngoan và từ chối đề nghị này.
 
Mối tương quan quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc trong tương lai sẽ còn phụ thuộc lớn vào nền chính trị của Trung Quốc. Kích thước và tỉ lệ tăng trưởng cao của nên kinh tế Trung Quốc tất nhiên sẽ tăng cường sức mạnh tương quan giữa quốc gia này với Mỹ. Trung Quốc có thể ngày càng tiến sát gần Mỹ hơn trong việc tiếp cận các nguồn lực, nhưng không có nghĩa là nó sẽ vượt qua Mỹ để trở thành quốc gia mạnh nhất.

Kể cả khi Trung Quốc không gặp trở ngại lớn nào đối với nền chính trị trong nước, dự báo tương lai của nước này vẫn mới chỉ nằm ở mức tăng trưởng GDP. Trung Quốc đã bỏ qua nền quân sự hùng mạnh của Mỹ và các ưu thế của quyền lực mềm, cũng như những yếu tố bất lợi về chính trị của quốc gia mình. Các quốc gia như Nhật Bản, Ấn Độ và nhiều nước khác cũng muốn cân bằng cán cân sức mạnh với Trung Quốc, vì thế các quốc gia này sẽ rất hoan nghênh sự hiện diện của Mỹ.

Quả thật, nước Mỹ hiện đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng quanh các khoản nợ, giáo dục trung học, và những bế tắc chính trị, nhưng chúng ta nên hiểu rằng đây chỉ là một phần của bức tranh tổng thể.

Về nguyên tắc, và trong dài hạn, sẽ có những biện pháp để giải quyết các vấn đề này. Với những thách thức mà cả hai nước đang phải đối mặt, thay vì đối đầu, Mỹ và Trung Quốc nên hợp tác lại với nhau. Bởi với vai trò là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, hai quốc gia này cần có trách nhiệm đưa ra những chính sách để ổn định nền tài chính toàn cầu.

Tuy nhiên, tính kiêu ngạo và chủ nghĩa dân tộc ở một số người Trung Quốc, cũng như những mối lo sợ quá đáng về sự suy yếu của nước Mỹ, đã khiến tương lai thế giới khó được đảm bảo. Nếu việc hoạch định chính sách dài hạn lại được đưa ra từ kết quả của những chu kỳ ngắn hạn như cuộc khủng hoảng tài chính gần đây hay việc hạ cấp của S&P thì hậu quả sẽ là những chính sách sai lầm và tốn kém.
 
Theo VEF

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Kinh tế toàn cầu tiếp tục khó khăn
  • Tương lai kinh tế toàn cầu sẽ thuộc về các nước đang phát triển?
  • Fed duy trì lãi suất thấp: Bước đầu của QE3?
  • Khó khăn hiện nay khác cuộc khủng hoảng 2008
  • Đằng sau các kì tích kinh tế
  • Thị trường tài chính thế giới náo loạn vì Mỹ rớt tín nhiệm
  • Người tiêu dùng toàn cầu sa sút niềm tin
  • Mỹ nợ ngập đầu – Lỗi tại… Trung Quốc?