Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường tài chính thế giới náo loạn vì Mỹ rớt tín nhiệm

Kinh tế Mỹ phục hồi chậm, xếp hạng tín dụng bị hạ lần đầu tiên trong lịch sử cộng với nỗi ám ảnh về nợ công tại châu Âu đã phủ bóng đen lên thị trường tài chính toàn cầu ngay trong phiên giao dịch đầu tuần.

Tiếp tục xu hướng bán tháo từ cuối tuần trước, các thị trường chứng khoán lớn tại châu Á tiếp tục sụt mạnh trong phiên giao dịch sáng nay. Tính đến 10 giờ (theo giờ Hà Nội), chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo mất gần 121,85 điểm (1,31%), về 9.178,03 điểm.

Các thị trường lớn khác như Hàn Quốc, Singapore, Australia, Đài Loan, Hong Kong (Trung Quốc)… đều mất 1-3% vốn hóa thị trường. Chỉ số MSCI Châu Á - Thái Bình Dương cũng mất 0,8% vào thời điểm này. Theo thống kê của hãng tin Bloomberg, đây là mức sụt giảm mạnh nhất của chứng khoán châu Á kể từ năm 2009.

Đà sụt giảm bắt nguồn từ cuối tuần trước sau thông tin về việc Mỹ lẫn đầu tiên trong lịch sử bị S&P hạ xếp hạng tín nhiệm từ AAA xuống AA+ do quan ngại về thâm hụt ngân sách. “Việc hạ bậc này là chưa có tiền lệ trong lịch sử và cho thấy triển vọng kinh tế Mỹ sẽ rất u ám trong vòng 24-30 tháng tới”, Alvin Liew, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng UOB (Singapore) nhận định với hãng tin Anh BBC.

Cùng lúc đó, tại châu Âu, nỗi lo vỡ nợ vẫn tăng dần tại Italy và Tây Ban Nha bất chấp những nỗ lực của lãnh đạo EU. Trong ngày hôm nay 8/8, Ngân hàng Trung ương châu Âu cho biết sẽ mua vào trái phiếu của một số quốc gia châu Âu (được kỳ vọng là trái phiếu của Italy và Tây Ban Nha) nhằm cải thiện lòng tin của thị trường.

Tin tức tiêu cực đối với những nền kinh tế lớn nhất thế giới đặc biệt gây lo ngại tại châu Á, nơi kinh tế phụ thuộc lớn vào khả năng xuất nhiều tỷ đôla hàng hóa vào thị trường Mỹ và châu Âu mỗi tháng. “Chúng ta vẫn quá phụ thuộc vào cầu tiêu dùng tại Mỹ và châu Âu. Nếu các nền kinh tế này tăng trưởng chậm lại, đương nhiên châu Á không thể tránh khỏi ảnh hưởng”, chuyên gia Arjuna Mahendran của HSBC nhận định.

Bản thân việc Mỹ bị S&P hạ xếp hạng tín nhiệm cũng gây ra phản ứng khác nhau từ các nền kinh tế lớn trên thế giới. Trong bản tin được phát đi cuối tuần vừa rồi, Tân Hoa Xã (Trung Quốc) đã chỉ trích chính sách chi tiêu của Mỹ cũng như cho rằng thế giới cần một đồng tiền dự trữ ổn định hơn. Trung Quốc hiện là một trong những chủ nợ lớn nhất của Mỹ với lượng nắm giữ trái phiếu, tính đến tháng 5/2011, đã lên tới 1.160 tỷ USD.

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Tài chính Hàn Quốc Choi Jong-ku lại cho biết nước này tin tưởng vào khả năng giải quyết các khoản nợ của Mỹ cho dù nền kinh tế này chỉ còn được xếp hạng AA+. Hiện Hàn Quốc đang nắm khoảng 300 tỷ USD trái phiếu Mỹ.

Về phần mình, Bộ trưởng Tài chính Pháp François Baroin, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên nhóm G7 giữ thái độ thận trọng hơn khi cho biết sẽ dõi theo chặt chẽ nhưng diễn biến có thể xảy ra trên thị trường vào đầu tuần này.

Trên thực tế, cùng với việc chứng khoán đi xuống, giá dầu cũng sụt mạnh trong sang nay khi các hợp đồng giao dịch kỳ hạn tại thị trường Mỹ, London, Singapore… đều giảm giá khoảng 3% do lo ngại của giới đầu tư về triển vọng kinh tế u ám. Trong khi đó, giá vàng vẫn tiếp tục tăng cao. Tính đến 10 giờ sáng nay, giá vàng trên thị trường thế giới đã vượt ngưỡng 1.696 USD một ounce và tiếp tục giữ xu hướng tăng.

 

Nhật Minh

 

Tuyên bố trách nhiệm:Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. StockBiz sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

(StockBiz )

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Người tiêu dùng toàn cầu sa sút niềm tin
  • Mỹ nợ ngập đầu – Lỗi tại… Trung Quốc?
  • Giá dầu và căng thẳng Biển Đông
  • Thế giới tuần 11-17/7: Hai mối nguy chưa giải
  • Kinh tế thế giới đang chạm vào lằn ranh suy thoái kép
  • Nguy cơ “chiến tranh tiền tệ” vẫn hiện hữu
  • HSBC: Tốc độ tăng trưởng các thị trường mới nổi đã chậm lại
  • Bong bóng địa ốc Trung Quốc sẽ nổ kiểu Mỹ, Nhật?