Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lo khát nước sạch

Làm thế nào để phát triển bền vững các thành phố lớn, giải quyết tốt hệ thống giao thông đô thị, tăng cường nguồn nước sạch là những vấn đề lớn xuyên suốt các cuộc hội nghị, hội thảo đã và đang diễn ra tại Singapore từ ngày 27/6 đến 1/7/2009.
 
Tại một loạt hội nghị lớn như Water Leaders Summit (tạm dịch là Hội nghị về  nước), World Cities Summit (Hội nghị Thượng đỉnh về các thành phố  thế giới- WCS), Transport Leaders Summit (Hội nghị  về giao thông), trên 1.200 đại biểu gồm các nhà lãnh đạo, các quan chức chính phủ, các nhà quy hoạch, nhà nghiên cứu… đến từ nhiều nước trên thế giới đều chung nhận định rằng, sự bùng nổ về tốc độ đô thị hóa tại nhiều quốc gia đang đặt ra một loạt vấn đề “nóng”. Đó là làm thế nào để tạo dựng môi trường phát triển bền vững, xử lý tốt tình trạng ô nhiễm, đảm bảo nguồn nước sạch, tổ chức tôt hệ thống giao thông đô thị, tạo lập môi trường phát triển bền vững.

Số liệu thống kê mới nhất của Liên hợp quốc đưa ra tại Hội nghị WCS cho thấy, thời gian qua, tốc độ đô thị hóa đã liên tục tăng với tốc độ chóng mặt: từ mức 220 triệu người trong những năm đầu thế kỷ 20, lên 2,8 tỷ người vào cuối  thế kỷ. Đến năm 2007, con số này là 3,3 tỷ và vẫn liên tục tăng. Dự báo đến năm 2030, con số này sẽ ở mức 5 tỷ và tới năm 2050, toàn thế giới sẽ có 6,4 tỉ người sống tại các thành phố lớn.

Tốc  độ đô thị hóa nhanh đặt ra vấn đề phức tạp về cung cấp nước sạch, về giải quyết việc làm, năng lượng, lương thực, y  tế, giáo dục, vệ sinh môi trường… Riêng việc đảm bảo cung cấp nước sạch đang là vấn đề làm đau đầu không ít nhà quản lý ở các thành phố lớn, ngay cả ở những nước phát triển với mức cao, bởi theo ước tính của Liên hợp quốc, tính riêng chi phí cho việc cung cấp nước uống ở châu Á đã tăng với tốc độ chóng mặt: dự tính lên tới 34,2 tỷ USD vào năm 2016, tăng hơn 9 tỷ USD so với hiện nay. Trong khi số tiền đầu tư vào việc xây dựng cơ sở sản xuất nước sạch là khá lớn thì hiệu quả đầu tư từ các dự án này  khá thấp. Vẫn theo Liên hợp quốc, tính bình quân khi đầu tư 8 USD cho việc xây dựng cơ sở vật chất cung cấp nước xạch, các nước chỉ thu được 1 USD từ hoạt động này.

Trong bối cảnh hiệu quả đầu tư sản xuất nước sạch thấp, nguồn cung cấp nước mặt ngày càng khan hiếm, Tuần lễ quốc tế về nước tại Singapore cũng như một loạt hội nghị về nước diễn ra tại đây đã xoáy sâu vào vấn đề làm thế nào để làm phong phú thêm nguồn nước, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân, hướng đến phát triển bền vững. Tại hội nghị này, Singapore đã trình bày một số nét trong quy hoạch tổng thể nhằm bảo tồn và phát triển nguồn nước ngọt, theo đó nước này sẽ tập trung nhiều hơn cho việc xử lý nước thải thành nước phục vụ sinh hoạt hàng ngày, những phương pháp mới về thu hồi nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, việc đầu tư xây dựng một loạt hồ tích nước ngọt. Theo Hiệp hội Nước Singapore, trong Tuần lễ về nước năm 2008, nước này đã ký kết một loạt thỏa thuận với tổng vốn đầu tư trên 265 triệu USD và công bố quỹ đầu tư có tổng vốn trên 300 triệu USD thu hút đầu tư vào các dự án về nước ở châu Á. Năm 2009, các công ty của Singapore và nước ngoài đã ký nhiều thỏa thuận với tổng vốn đầu tư lên trên 1 tỷ USD đầu tư phát triển nguồn nước.

Không chỉ  quan tâm tời việc giải quyết việc cung cấp nước sạch,nằm trong khuôn khổ các hoạt động lớn tại Singapore, Hội nghị về giao thông đô thị diễn ra trong ngày 30//7 vừa qua cũng đề cập nhiều vấn đề nóng đang diễn ra tại nhiều thành phố lớn ở châu  Á và trên thế giới.

Trong bài phát biểu khai mạc Hội  nghị, ông Raymon Lim, Bộ  trưởng Giao thông Singapore nhận định rằng, cùng với sự bùng nổ dân số đô thị, mạng lưới giao thông đô thị cũng phát triển rất nhanh. Hiện tại, hoạt động giao thông tiêu tốn khoảng 19% năng lượng toàn cầu, thải ra một lượng khí thải độc tương đương khoảng 23% lượng CO2 toàn cầu. Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), lượng khí thải từ hoạt động giao thông sẽ chiếm tới 50% lượng khí thải CO2 toàn cầu vào năm 2030 và trên 80% vào năm 2050. Nhằm hạn chế tối đa những hệ lụy xấu do sự gia tăng quá nhanh mật độ giao thông, tại Hội nghị, các đại biểu  đến từ Hàn Quốc, Ấn Độ, Pháp, Mỹ, Trung Quốc… đã tập trung thảo luận và trao đổi kinh nghiệm quy hoạch mạng luới đô thị tại các thành phố lớn. Giải pháp chung nhất mà Hội nghị nhất trí đưa ra là cần có quy hoạch tổng thể một cách khoa học, tăng cường kiểm soát chất lượng phương tiện giao thông, khí thải, đẩy mạnh áp dụng công nghệ xanh vào ngành công nghiêp sản xuất ô tô.

Singapore hy vọng, với việc tổ chức Tuần lễ quốc tế  về nước và một loạt hội nghị về  phát triển bền vững các thành phố lớn, nước này sẽ cùng châu Á và các nước khác trên thế giới “cùng chia sẻ kinh nghiệm, kiến tạo một hành tinh xanh trong thế kỷ 21, hướng tới phát triển bền vững” như lời ông Edmin Seah, Chủ tịch WCS 2010 đã nói khi trả lời phỏng vấn các nhà báo nước ngoài tại Hội nghị này.

(Theo Minh Tr // Báo đầu tư)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Giá sinh hoạt ở đâu “cắt cổ” nhất thế giới?
  • "Kinh tế thế giới không suy thoái kép"
  • Bá chủ: Đích tới của hải quân Trung Quốc
  • Đầu tư cho Iraq: Mỹ bỏ ngỏ, Trung Quốc nhảy vào
  • Lĩnh vực sản xuất toàn cầu đi xuống trong tháng 6/2010
  • Mô hình kinh tế Châu Á: Chủ nghĩa tư bản của thế kỷ mới ?
  • Mỹ - Châu Âu: Ai nên “chỉ bảo” ai?
  • Cần hiểu rõ mâu thuẫn giữa Mỹ và châu Âu