Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lĩnh vực sản xuất toàn cầu đi xuống trong tháng 6/2010

Lĩnh vực sản xuất toàn cầu, từ Trung Quốc tới khu vực châu Âu, đều đi xuống trong tháng 6 năm nay, cho thấy hoạt động xuất khẩu - dẫn đầu sự hồi phục kinh tế đang mất đi thế mạnh.

Tại Trung Quốc, tăng trưởng của lĩnh vực sản xuất đã chậm hơn nhiều so với mức dự báo của các nhà kinh tế. Còn sản lượng của các nhà máy tại khu vực 16 nước thành viên EU đã giảm tháng thứ 2 liên tiếp trong tháng 6. Chỉ số sản xuất tại Mỹ cũng có thể giảm theo như dự báo của 79 nhà kinh tế theo khảo sát của Bloomberg.

Chứng khoán châu Á và châu Âu đều giảm trong ngày hôm qua bởi nỗi lo kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng chậm lại kết hợp với việc mạnh tay cắt giảm ngân sách hơn nữa tại Tây Ban Nha và Anh có thể cản trở đà hồi phục của kinh tế toàn cầu.

Chỉ số MSCI của TTCK châu Á – Thái Bình Dương hạ 1,3% xuống 111,29 điểm tính đến 3h20 phút chiều tại thị trường Tokyo. Quý 2/2010, chỉ số này hạ tới 10% và có quý giảm mạnh nhất trong hơn 1 năm. Chỉ số đã giảm 14% so với mức đỉnh cao của năm thiết lập ngày 15/04/2010 bởi lo lắng về khủng hoảng nợ châu Âu và những biện pháp mà Trung Quốc có thể tiến hành để làm dịu đà tăng của giá nhà đất sẽ ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng toàn cầu.

Tuần trước, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo kinh tế của 30 nước thành viên OECD sẽ tăng trưởng 2,7% trong năm nay, thay vì dự báo tăng trưởng 1,9% đưa ra trước đó. Kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng hơn 11%, Mỹ sẽ tăng 3,2% và kinh tế Nhật có thể đạt 3%. Kinh tế khu vực Eurozone sẽ tăng trưởng 1,2%.

Tập đoàn thép lớn thứ 2 Trung Quốc là Baosteel Group Corp. vừa giảm kế hoạch tăng trưởng của hãng này trong đó giảm mục tiêu công suất vào năm 2012 tới 38% và dự báo sự hồi phục của kinh tế toàn cầu là “bất ổn và kéo dài”.

Chủ tịch Morgan Stanley khu vực châ Á, ông Stephen Roach nhận định kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng chậm lại trong nửa cuối năm nay. “Mức tăng trưởng 8 – 9% là khả quan hơn so với mức tăng trưởng quá nóng của quý 1”, ông nói.

Chỉ số sản xuất

Tại châu Âu, sự hồi phục của lĩnh vực sản xuất vẫn yếu. Lòng tin tiêu dùng của nhà đầu tư Đức giảm trong tháng 6 còn tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực này đã lên tới 10,1% trong tháng 4 - mức cao nhất trong vòng 12 năm qua. Tại Pháp, lòng tin tiêu dùng tháng 6 đã giảm tháng thứ 5 liên tiếp.

Tại Anh, chỉ số sản xuất cũng giảm trong tháng qua, xuống còn 57,5, từ mức cao 58 của tháng 5.

Bởi các hộ gia đình giảm chi tiêu và chính phủ các nước cắt giảm ngân sách, các công ty của châu Âu đang dựa vào xuất khẩu để tăng trưởng. Đồng Euro đã giảm 14% so với USD trong năm nay, khiến hàng hoá của châu Âu trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới.

Chỉ số dịch vụ của khu vực châu Âu, sẽ công bố vào ngày 05/7, có thể giảm về 55,4 từ mức 56,2 của tháng 5. Chỉ số tổng hợp sản xuất và tiêu dùng của khu vực có thể giảm xuống 56 từ 56,4 của tháng 5.

Tại Mỹ, chỉ số ISM của lĩnh vực sản xuất tháng 6 tăng lên mức 59,1, đúng theo dự báo của các chuyên gia. Mức trên 50 cho thấy có sự tăng trưởng ở nền kinh tế số 1 thế giới.

Tại Trung Quốc, lĩnh vực sản xuất đã đi xuống tháng thứ 2 liên tiếp trong tháng 6, cho thấy nền kinh tế thứ 3 thế giới đang tăng trưởng chậm lại.

Chỉ số quản lý sức mua PMI đã giảm còn 52,1 từ mức 53,9 của tháng 5. Con số này thấp hơn so với khảo sát của Bloomberg khi cho rằng sẽ ở mức 53,2.

Chỉ số sản lượng của Trung Quốc giảm xuống 55,8 từ mức 58,2 trong tháng 5. Chỉ số các đơn đặt hàng mới giảm từ 54,8% xuống 52,1. Chỉ số đặt hàng xuất khẩu giảm xuống 51,7 từ mức 53,8. Chỉ số giá đầu vào giảm xuống 51,3 từ 58,9 - mức giảm lớn nhất trong số 11 chỉ số sản xuất.

Vinanet

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Mô hình kinh tế Châu Á: Chủ nghĩa tư bản của thế kỷ mới ?
  • Mỹ - Châu Âu: Ai nên “chỉ bảo” ai?
  • Cần hiểu rõ mâu thuẫn giữa Mỹ và châu Âu
  • GE chỉ trích môi trường cạnh tranh thương mại của Trung Quốc
  • Ðại dịch cúm heo đã đi về đâu?
  • Thắng lợi mong manh
  • G20 có thể thay thế được G8?
  • Trung Quốc - Mỹ tiếp tục tranh cãi