Đã đến lúc châu Á viết lại chủ nghĩa tư bản
Tác giả: CHANDRAN NAIR
Thành công của chủ nghĩa tư bản dựa trên sự tàn phá trong thế kỷ XX đã gây ra cuộc khủng hoảng của thế kỷ XXI: thảm họa biến đổi khí hậu, hủy hoại môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Châu Á đang ở trung tâm cuộc khủng hoảng này.
Mô hình kinh tế của phương Tây, theo đó định nghĩa thành công là tăng trưởng dựa trên sự tàn phá thiên nhiên, cần phải bị phản đối. Châu Á là nơi hứa hẹn nhiều nhất cho sự tiếp nối mô hình này vì dân số đông, nhưng ngược lại, cũng chính là khu vực phù hợp nhất để thể hiện sự phản đối đó.
Những người bảo vệ mô hình của phương Tây có xu hướng nói giảm các tác động thảm họa đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Họ không thừa nhận rằng lời khuyên của họ đang đi ngược lại với sự đồng thuận trong giới khoa học về các giới hạn và sự cần thiết phải áp dụng các quy định nghiêm ngặt trong quản lý nguồn tài nguyên.
Thay vào đó, họ cho rằng sự khéo léo của con người, cùng với sự cải tiến trong các thị trường, sẽ giúp tìm ra giải pháp. Điều này càng khắc sâu thêm một niềm tin phi lý rằng chúng ta có thể có mọi thứ: ngày càng nhiều của cải vật chất và một môi trường thiên nhiên khỏe mạnh.
Hãy tưởng tượng một thế giới vào năm 2050, 4 trong số 5 tỷ dân châu Á tiêu dùng như người Mỹ. Kết quả sẽ thật thảm hại, nhưng đây lại là điều châu Á đang nói là họ mong muốn. Khi khu vực này đang nổi lên, 2 tỷ người hiện đang bị gạt ra ngoài lề nền kinh tế tiêu dùng sẽ thay đổi cơ bản cán cân cung - cầu toàn cầu, không chỉ đối với các mặt hàng không thể tái chế như dầu và than đá, mà cả những mặt hàng có thể tái sản xuất như lương thực. Điều này không có gì đi ngược lại học thuyết nhân khẩu học của Thomas Malthus.
![]() |
Đã đến lúc các lãnh đạo chính trị ở châu Á chứng tỏ khả năng lãnh đạo của mình. Vai trò lớn của phương Tây đối với thị trường, công nghệ và tài chính không thể tiếp tục. Các lãnh đạo châu Á có cho phép tự do kinh tế kiểu phương Tây được nảy nở ở châu lục mình và chứng kiến sự hủy diệt thế giới, hay sẽ đề nghị các chính phủ hành động mạnh tay hơn nhằm đảm bảo một tương lai bền vững và công bằng?
Nhiều chuyên gia đưa ra những câu trả lời không nhìn thẳng vào thực tế tình trạng cạn kiệt nguồn tài nguyên. Họ nói tới các giải pháp thị trường, cộng với các công cụ tài chính và công nghệ như các sơ đồ buôn bán khí thải. Nhưng các chính trị gia phải nhận ra rằng công nghệ không phải là câu trả lời thích đáng. Cần những quy luật mới để thay đổi cách khai thác tài nguyên và cảnh báo hồi kết cho một số công ty khiến họ phải đấu tranh để tránh điều này. Đây chính là lý do tại sao các chính phủ cần phải can thiệp. Các giới hạn phải được thay bằng các hình thức khai thác đa dạng, với các chính sách nhằm củng cố chúng. Nhiệm vụ chính của họ là viết lại các quy luật của chủ nghĩa tư bản, đặt tình trạng cạn kiệt tài nguyên vào trung tâm công tác hoạch định chính sách. Các chính phủ phải từ bỏ hai cơ chế chủ chốt. Đầu tiên là các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng xấu tới môi trường, hiện không được tính vào giá các loại hàng hóa và dịch vụ, phải được tính vào giá thông qua việc áp đặt các loại thuế và dỡ bỏ các hình thức trợ cấp. Thứ hai, trọng tâm phải đặt vào cách khai thác những nguồn tài nguyên đang bị khai thác thái quá, thậm chí nếu cần phải cấm. Với các công cụ này, có thể kiểm soát và giảm bớt tình trạng tàn phá thiên nhiên. Các nhà hoạch định chính sách cần chống lại suy nghĩ cho rằng chủ nghĩa tư bản dựa trên tàn phá thiên nhiên là con đường duy nhất, và bất cứ sự thay thế nào đều dẫn tới nghèo đói và thất nghiệp. Để làm vậy, họ cần nhận thức rõ rằng điều này không có nghĩa là người dân không còn được mơ đến thịnh vượng. Ngược lại điều đó có nghĩa là mọi mong muốn phải được gắn với các ràng buộc mà xã hội nào cũng phải theo. Các chính phủ châu Á phải chịu trách nhiệm với các thế hệ hiện nay và tương lai. Họ phải chứng tỏ rằng điều họ đang làm không chỉ cần thiết mà là rất hợp lý và từ đó là hợp pháp. Nói đến một tương lai trong đó chính sách kinh tế được hoạch định dựa trên các giới hạn, ràng buộc và hạn chế tức là để đưa nó ra thảo luận, nhưng các chính phủ châu Á phải bắt đầu đi theo con đường này. Họ không có lựa chọn nào khác. Họ sẽ phải trách nhiệm không chỉ trước người dân châu lục này mà toàn thế giới. Quốc Thái dịch theo FT // TuanVietNam
------------------------------------------------------------------------------------------
Châu Á: Những bài học từ phục hồi sau khủng hoảng
Tác giả: FINANCIAL POST
Những nhà đầu tư nào đang lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ công đang ngày càng nghiêm trọng ở châu Âu và con đường đầy chông gai phía trước nhằm phục hồi kinh tế, thì nên nhìn tấm gương của Indonesia để tự an ủi.
Nhờ các nỗ lực lớn nhằm tái cấu trúc nền kinh tế trong thập kỷ vừa qua, từ một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước, Indonesia giờ đã trở thành một trong những nền kinh tế “nóng” nhất hành tinh. Chỉ số tổng hợp của Jakarta tăng 160% kể từ thời điểm tồi tệ nhất của cuộc Đại suy thoái.
Thành công của Indonesia và các nền kinh tế đang cất cánh của châu Á cho thấy rõ một điều là "lục địa già" sẽ cần phải trải qua một thời kỳ khắc khổ để phục hồi kinh tế. Ông Pierre Lapoint, một chiến lược gia kinh tế vĩ mô tại Brockhouse Cooper, nhận định: "Tái cấu trúc đã là một bước đi không thể thiếu ở châu Á và châu Âu sẽ cần điều tương tự. Cuộc khủng hoảng hiện nay là một lời cảnh tỉnh cho châu lục này".
Cuộc khủng hoảng châu Á cuối những năm 1990 đã xảy ra khi đồng bạt của Thái Lan rơi tự do từ mùa hè năm 1997. Giống như một vụ hỏa hoạn, cuộc "đại di cư" của dòng vốn nước ngoài khỏi các thị trường Thái Lan đã lan rộng ra nhiều nơi khác trong khu vực, nhất là ở Indonesia và Hàn Quốc, cả ở Hong Kong, Malaysia, Lào, Philippines và Việt Nam. Ngay cả Nhật Bản, nền kinh tế mạnh nhất châu Á Thái Bình Dương thời đó, cũng phải chứng kiến cảnh đồng yên của mình sụt giảm và các thị trường chứng khoán trong nước cùng giá các bất động sản khác cũng "lao dốc".
Khi đồng tiền của một số nước châu Á đang quay cuồng, cuộc khủng hoảng đã làm trầm trọng hơn gánh nặng nợ ngày càng lớn của khu vực. Tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP ở nhiều nước đã lên tới 180% trong khủng hoảng, và việc các đồng nội tệ mất giá càng tạo ra nhiều khó khăn hơn cho các doanh nghiệp trong việc trả nợ.
Cuối cùng, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã vào cuộc. Sự dịch chuyển kinh tế đã tạo ra những thiệt hại lớn cho các nước này và cũng gây ra những cú sốc trên các thị trường vốn toàn cầu. Tại Indonesia, sản lượng sụt giảm 10%, thị trường chứng khoán giảm một nửa và đồng rupiah sụp đổ. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 ở New York cũng giảm 10% vào tháng 10/1997 và TSX giảm 12% - những cú sốc khủng khiếp thời đó.
Giới đầu tư khủng hoảng vài năm sau đó, nhưng giai đoạn nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng Đông Á tương đối ngắn. Đến năm 2000, các thị trường ở nhiều nước đã phục hồi.
Yung Chul Park và Jong-Wha Lee, các chuyên gia kinh tế tại Phòng Nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ, cho biết cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á đặc biệt không chỉ bởi mức độ nghiêm trọng của nó mà còn bởi thời gian chóng vánh mà các nước bị ảnh hưởng đã nảy bật trở lại.
Hai chuyên gia này cho rằng cuộc khủng hoảng xuất phát từ việc có quá nhiều dòng vốn ngắn hạn đổ vào các hệ thống tài chính yếu kém và bị kiểm soát. Một khi tiền mặt trở lại thị trường, các nước bị khủng hoảng đã phục hồi nhanh, cộng với chính sách tài chính và tiền tệ nới rộng và sự cải thiện về môi trường kinh tế toàn cầu.
Hơn thế, theo họ, các nước này vẫn sở hữu các nền tảng mạnh nhờ mức tăng trưởng hai con số trước khủng hoảng, bao gồm tỷ lệ lãi suất tiết kiệm cao, nguồn nhân lực dồi dào, sự mở cửa thương mại và các thể chế lành mạnh.
Giống như Thái Lan 12 năm trước đây là lời cảnh báo nguy hiểm lớn, các nhà đầu tư dự đoán vấn đề nợ công khiến Hy Lạp đứng bên bờ vực sụp đổ sẽ không phải là trường hợp biệt lập. Người ta lo ngại các quốc gia láng giềng như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Italy cũng có thể đổ sập trên một núi nợ, khiến các thị trường chứng khoán toàn cầu mất 10% điểm trong tháng này và tỷ giá đồng euro so với USD tụt xuống mức thấp nhất trong bốn năm qua.
Rối loạn trên các thị trường vẫn xảy ra bất chấp Liên minh châu Âu và IMF đã phải ra tay từ đầu tháng Năm với gói hỗ trợ lên tới gần 1.000 tỷ USD. Các nhà đầu tư vẫn hoài nghi về khả năng các nước PIIGS (Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Italy) áp dụng nghiêm túc các biện pháp hà khắc, vốn là điều kiện để họ được nhận hỗ trợ.
David Rosenberg, phụ trách kinh tế và chiến lược của công ty Gluskin Sheff & Associates Inc, quan sát: "Tại Hy Lạp, nhiều người phản đối tái cấu trúc bằng những vụ bạo lực trên đường phố. Sự chống cự như vậy xảy ra nhiều hơn nhiều so với trường hợp châu Á".
Trên thực tế, phản đối cũng xảy ra khi IMF can thiệp vào cuộc khủng hoảng ở châu Á, nhưng các chính phủ và người dân nơi đây lại áp dụng khá nhanh các biện pháp đưa ra cho họ.
Ông Rosenberg đặt câu hỏi về quyết tâm của một số nước châu Âu trong việc cắt giảm chi tiêu công, trong đó có giảm mạnh lương công nhân và các ưu đãi hưu trí. Kết quả là ông thấy một sự phục hồi chậm chạp hơn sau cuộc khủng hoảng Hy Lạp, kiểu như tình trạng trì trệ kinh tế ở Nhật Bản 20 năm qua.
George Hoguet, một chiến lược gia đầu tư toàn cầu của State Street Global Advisors, cho biết một điều có thể nhận thấy rõ cuối những năm 1990 là châu Á có thể làm điều cần phải làm để không bao giờ phải nhờ đến IMF nữa. Tuy nhiên, cũng cần mất một thời gian sau đó, kế hoạch hiệu chỉnh tín dụng mới tạo tiếng vang trên các thị trường.
Hàn Quốc và nhiều nước khác đã nỗ lực thành công trong việc tái cơ cấu nhằm giảm nợ tư nhân. Cùng lúc đó, các chính quyền địa phương tạo dựng các quỹ ngoại hối của mình. Theo ông Hoguet, mục đích là thúc đẩy uy tín của các thị trường vốn trong nước, và sau cùng, việc tái cấu trúc cũng giúp tạo ra đà phục hồi của xuất khẩu.
Ông cho biết, khi tỷ giá hối đoái giảm mạnh, có thể giúp hạ giá nhân công, làm tăng tính cạnh tranh của các nền kinh tế này. Theo ông, bên cạnh tái cấu trúc nợ, Hy Lạp và các nước Nam Âu khác cần tạo cho các nền kinh tế của mình sự mềm dẻo hơn, tính cạnh tranh cao hơn so với Đức và Pháp.
Trong trường hợp Hy Lạp, cần phải giảm 25% lương công nhân, nhưng vì tham gia quỹ tiền tệ châu Âu, nên Hy Lạp không thể làm điều đó đơn giản bằng việc hạ giá đồng tiền của mình. Ông nhận xét: "Đây là một vấn đề hóc búa".
Và trong khi chờ đợi, các nhà đầu tư có quyền lo ngại về điều sẽ xảy ra. Tuy nhiên, rất có thể khủng hoảng sẽ tạo các cơ hội đầu tư vững chắc. Rosenberg cho rằng quan trọng là phải có tiền mặt trong tay để tận dụng lợi thế của các cơ hội này.
Quốc Thái dịch theo Financial Post // TuanVietNam
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com