Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mỹ: Đức mới là “nguồn gốc” của khủng hoảng nợ châu Âu

Theo tờ “Washington Post” của Mỹ, điểm zero (điểm gốc) của khủng hoảng nợ - tiền tệ - ngân hàng không nằm ở Hy Lạp, cũng không nằm ở Bồ Đào Nha hay Ireland, thậm chí cũng không ở Tây Ban Nha, mà chính là ở nước Đức.

Đức là một nước có động cơ xuất khẩu công nghiệp hóa lớn mạnh và đạt hiệu quả cao, một quốc gia có thặng dư thương mại to lớn với các quốc gia khác trên thế giới (bao gồm cả một số nước lớn khác trong khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone).

Số tài sản do xuất khẩu mang lại đã giúp Đức nâng cao mức sống, những người Đức với bản tính tiết kiệm chỉ mong muốn đầu tư bằng cách dự trữ, nên đã cất giữ ở những ngân hàng Đức có mức độ tư bản hóa rất thấp. Sự thật đã chứng minh, các ngân hàng này sẽ dùng số tài sản này để đầu tư vào chứng khoán có rủi ro cao – số chứng khoán này là do các đối tác thương mại cần vốn để gánh các khoản thâm hụt thương mại với Đức phát hành. Để ngăn chặn các ngân hàng này sụp đổ, những người nộp thuế buộc phải dùng số tiền thừa còn lại để cứu vãn các ngân hàng không may mắn, hoặc cứu giúp những đối tác thương mại tiêu xài tùy tiện hoang phí.

Thông thường, ở một nước như vậy, kết quả do thặng dư thương mại khổng lồ mang lại là lương tăng và giá trị tiền tệ tăng, để thể hiện tài sản và sức sản xuất mới của nước này. Kết quả như vậy là sức cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu suy giảm, đồng thời khuyến khích công nhân dùng thu nhập gia tăng vào việc mua hàng hóa nhập khẩu giá rẻ. Như vậy mới có thể khiến xuất khẩu cân bằng hơn.

Tuy nhiên, việc khôi phục sự cân bằng lại không xảy ra ở Đức. Nguyên nhân gây ra tất cả điều này đó là, thặng dư thương mại của Đức chủ yếu là do thương mại với các nước khác của khu vực Eurozone mang lại, do sử dụng tiền tệ chung, cho nên không thể điều tiết. Một nguyên nhân khác đó là, bản tính người Đức ưa tiết kiệm, không muốn dùng số tài sản kiếm được dùng vào việc nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Chính sách thắt chặt tiền tệ mà Ngân hàng trung ương châu Âu ECB tuân theo cũng đã làm giảm tốc độ tăng trưởng, cản trở tiêu dùng nội địa và đầu tư. Sở dĩ ECB tuân thủ chính sách như vậy chủ yếu là do chịu ảnh hưởng bởi tính tiết kiệm của người Đức và những lo ngại lạm phát.

Nhưng đa số người Đức không nhìn nhận nguyên nhân trên về cuộc khủng hoảng này. Họ chỉ trích nước láng giềng Địa Trung Hải tiêu xài vô độ, lợi dụng đồng EUR để nợ tiền công và tiền tư và hiện không còn khả năng trả nợ. Họ còn chỉ trích các quỹ phòng hộ và các nhà đầu cơ khác khiến tình hình đã tồi tệ ngày càng tồi tệ hơn, đồng thời còn kiếm lời trên nỗi khổ của người khác. Họ cảm thấy tức giận, bởi vì các nhà lãnh đạo của họ đã thông báo với họ rằng, họ không có sự lựa chọn nào khác, chỉ có thể “cứu rỗi chúng sinh”.

Người Đức đã hiểu nhầm căn nguyên của cuộc khủng hoảng lần này, điều này khiến họ và một người châu Âu khác tung ra phương án giải quyết sai lầm.

Mặc dù chính phủ các nước châu Âu có vấn đề ngân sách mang tính cơ cấu dài hạn, nhưng những thách thức tài chính đã khiến thu nhập từ thuế sụt giảm và chi tiêu công gia tăng, đây là do tốc độ tăng trưởng chậm và tỷ lệ thất nghiệp cao gây ra. Do đó, chính sách chính xác không phải là để toàn bộ đại lục châu Âu khoác “chiếc áo bó sát” thắt chặt tài chính, hiện điều mà ECB cấp thiết phải làm đó là, dùng hình thức giảm lãi suất và trực tiếp thu mua trái phiếu chính phủ để tung ra các biện pháp kích thích tiền tệ. Trên thực tế, nếu tỷ lệ lạm phát của Đức tăng cao đến 3% - 4%, Hy Lạp và Tây Ban Nha sẽ có thể tránh rơi vào giảm phát.

 (Vitinfo)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • "Nền kinh tế Mỹ phải đối mặt với nguy cơ giảm phát"
  • Tàu cao tốc, chuyện bên “Tây”
  • Thế giới tuần từ 17-22/5: Bức tranh sáng tối
  • Trực thăng hiện đại nhất châu Âu mạnh tới mức nào?
  • Tham nhũng và tham vọng đồng tiền chung
  • Âm mưu đánh bom ở New York: Vai trò của Taliban Pakistan
  • Tàu hải quân Hàn đắm do ngư lôi của Triều Tiên?
  • Bình luận: Bước ngoặt trên chính trường