Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu

Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu ngô lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại và nạn hạn hán của Nga đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nhiều so với những gì người ta tính toán. Nguy cơ xảy ra khủng hoảng lương thực toàn cầu năm 2011 đang hiện hữu.

Ngân hàng Uralsib (Nga) cho biết khoảng 50% lượng khoai tây của nước này đã bị mất mùa và khủng hoảng lúa mì sẽ kéo dài tới năm sau. Giá lúa mì đã tăng khoảng 70% từ tháng 6-2010, lên 7,30 USD/giạ (đơn vị đo lường thể tích khoảng 36 lít) do hạn hán nghiêm trọng nhất trong 50 năm qua đang diễn ra ở khu vực biển Đen - nơi cung cấp 25% sản lượng xuất khẩu lúa mì thế giới.

“Chúng tôi đã hi vọng mọi việc sẽ bình ổn vào tháng 9 nhưng nay chưa thấy dấu hiệu đó mà còn có nhiều loại hàng hóa khác cũng đang rơi vào tình trạng khủng hoảng” - Abdolreza Abbassanian, một quan chức tại Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc, cho biết.

Liên Hiệp Quốc lo ngại việc giá lương thực vọt lên như từng diễn ra năm 2008 khiến thế giới xảy ra vụ bạo động liên quan tới lương thực.

Giá lúa mì hiện vẫn thấp hơn nhiều so với giá đỉnh điểm 13 USD/giạ khi đó, và nguồn dự trữ toàn cầu vẫn ở mức an toàn. Tuy nhiên, tình hình tương lai không mấy sáng sủa.

“Chưa phải là khủng hoảng nhưng mọi thứ đang bấp bênh. Nếu có thêm một mùa thất thu nữa ở Nga và Ukraine, lương thực toàn cầu sẽ bị sốc, và rồi tin xấu sẽ tới” - ông Abdolreza Abbassanian nói.

Chris Weafer, nhà kinh tế chính của Ngân hàng Uralsib, cho biết mùa lúa mì của Nga sẽ chỉ đạt gần 60 triệu tấn năm nay, thấp hơn so với mức tiêu thụ hằng năm là 75 triệu tấn ở nước này.

“Chúng tôi nghĩ Nga sẽ phải nhập khẩu vào năm tới”. Chính quyền Nga đã cấm xuất khẩu lúa mì cho tới cuối năm 2011, nhưng dù vậy khả năng nước này phải nhập lúa mì là rất cao. Ngô cũng đang thiếu trên toàn cầu vì nguồn dự trữ lương thực đang ở mức thấp nhất trong 37 năm qua.

“Mọi thứ đang ngày càng khó khăn hơn” - ông Luke Chandler (Ngân hàng Rabobank) lo ngại, và đặt câu hỏi về việc liệu Mỹ có nên sử dụng 36% vụ mùa ngô để sản xuất nhiên liệu ethanol hay không trong tình hình thiếu ngô như hiện nay. Giá ngô đã tăng 40% từ tháng 6, tới 5 USD/giạ. Lý do ban đầu được đưa ra là vì mùa màng của Mỹ thất bát do thời tiết.

Trong khi đó, Trung Quốc lại cho biết nước này vừa nhập 432.000 tấn ngô vào tháng 8 vừa qua, mức kỷ lục từ trước tới nay.

Chuyên gia Sudakshina Unnikrishnan từ Công ty Barclays Capital cho rằng Trung Quốc sẽ sớm trở thành nhà nhập khẩu ngô về cơ bản. Năm 1994, khi nước này nhập, lý do là vì mùa màng thất bát.

Lần này, nguyên nhân được cho là vì người dân đã chuyển sang ăn thịt trong các bữa ăn nên cần có ngô để nuôi gia súc. Hơn 70% ngô ở Trung Quốc là dùng để cho gia súc ăn, và tính toán cho biết phải mất 7kg thóc mới sản xuất được 1kg thịt bò.

(Báo Tuổi Trẻ)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Chuyên gia IMF: Thị trường hoài nghi tính hiệu quả của cơ chế cấp vốn EU
  • Lối ra cho người thất nghiệp
  • Sẽ không có suy thoái kép với các nước phát triển
  • Báo động về nguồn nước toàn cầu
  • Đâu chỉ biển Hoa Đông nổi sóng
  • Có nên sớm kết thúc chương trình kích thích kinh tế?
  • Toàn cầu đứng trước thách thức lớn về nước sạch
  • Hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn